Cách tuyển dụng lạ đời của Jeff Bezos: Người đã thất bại nhưng không gục ngã "đáng giá" hơn người quá quen với thành công

Với tỷ phú Jeff Bezos, những người từng thất bại nhưng không gục ngã trước khó khăn mới là nhân viên phù hợp, chứ không phải là kẻ ngủ quên trên chiến thắng.

Chi Nguyễn
16:19 14/05/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Để xây dựng doanh nghiệp thành công, một trong những yếu tố quan trọng là có nhân viên cốt cán tài năng. Vì thế, không ít giám đốc, lãnh đạo công ty chỉ muốn tuyển dụng nhưng nhân tài hay người thành công.

Tuy nhiên, khác với suy nghĩ của số đông, tỷ phú Jeff Bezos lại có tiêu chí tuyển dụng khá khác người. Khi đó, CEO Amazon quyết định cho ra mắt dịch vụ giao hàng thực phẩm tươi sống AmazonFresh. Thay vì chọn những người giỏi, ông lại quyết định tuyển dụng những người từng thất bại ở chính dự án khởi nghiệp hay công việc trước đó.

tieu-chi-tuyen-dung-khac-nguoi-cua-ty-phu-jeff-bezos
Khi Amazon phát triển, Jeff Bezos cho rằng việc thuê những người từng thất bại sẽ hiệu quả hơn

Thực ra, khi mới thành lập Amazon, Bezos chỉ muốn thuê những người thành công trong mọi mặt. Thế nhưng, khi Amazon đã bắt đầu phát triển, ông lại cho rằng việc thuê những người từng thất bại sẽ hiệu quả hơn.

Một ví dụ điển hình cho việc khởi nghiệp nặng nề là Webvan - công ty tiên phong trong lĩnh vực giao hàng trực tuyến. Webvan từng được khi nhận là startup có thương vụ IPO lớn nhất đầu thế kỷ 21. Thế nhưng, chỉ sau 2 năm phát hành cổ phiếu, công ty này đã tuyên bố phá sản.

Trước đó, Webvan đã huy động được gần 400 triệu USD tài trợ, mở rộng tới 26 thành phố, ký hợp đồng trị giá 1 tỷ USD để xây dựng kho công nghệ cao. Thế nhưng, họ đã thất bại hoàn toàn. Trong khi đó, những công ty như FreshDirect, Uber và Postmates đã thành công, bằng cách tìm ra mô hình trái ngược.

Sau cùng, Bezos đã quyết định thuê cựu giám đốc điều hành Webvan về làm tại AmazonFresh. Sau đó, những người đứng đầu ở AmazonFresh đã thực hiện kế hoạch từ từ, ra mắt công ty tại Seattle đùa tiên trước khi mở rộng. Thay vì xây dựng kho hàng riêng, họ đã tận dụng kho hàng sẵn có của Amazon. Công nghệ kho hàng này của Amazon được Kiva cung cấp - vốn do một cựu giám đốc điều hành Webvan thành lập.

Không chỉ Jeff Bezos, Google cũng có tư duy tương tự trong việc tuyển dụng. Trong một thời gian dài, bạn gần như không thể có cơ hội làm việc ở Google nếu không tốt nghiệp tại đại học Stanford hay MIT. Nhà tuyển dụng không chỉ hỏi về điểm GPA đại học mà còn hỏi bạn đã làm gì trong kỳ thi kiểm tra SAT thời trung học. GPA là điểm trung bình, còn SAT - Scholastic Aptitude Test là một trong những kỳ thi chuẩn hóa việc đăng ký vào một số đại học ở Mỹ.

tieu-chi-tuyen-dung-khac-nguoi-cua-ty-phu-jeff-bezos
Chỉ riêng bằng cấp và điểm số không chứng minh được sự thành công ở Google và chúng không còn được sử dụng làm tiêu chí tuyển dụng quan trọng nữa

Tuy nhiên, sau khi phân tích dữ liệu về yếu tố khiến nhân viên thành công, Google phát hiện ra rằng thành công chẳng liên quan gì dến GPA hay SAT. Preasad Setty, Phó chủ tịch phụ trách phân tích về con người cho biết: "Chỉ riêng bằng cấp và điểm số không chứng minh được sự thành công ở Google và chúng không còn được sử dụng làm tiêu chí tuyển dụng quan trọng nữa".

Dựa trên số liệu điều tra, Google nhận thấy những nhân viên sáng tạo nhất thường là những người có ý thức tốt về công việc. Họ có trách nhiệm khi làm việc, đồng thời có nhiều quyền tự chủ cá nhân. 

Sau cùng, vì sao tỷ phú Jeff Bezos và Google lại thay đổi tư tưởng của mình? Những người thành công thường đã quen với sự an toàn, và họ sẽ ngại đổi mới, bởi đổi mới đi kèm rất nhiều rủi ro. Trong khi đó, những người đã từng thất bại sẽ đưa ra các quyết định táo bạo, đưa ra những kết quả bất ngờ. 

Thất bại trở thành một phần và sẽ luôn đi cùng với sự sáng tạo. Càng vấp ngã nhiều, bạn càng có nhiều kinh nghiệm, khiến bạn cẩn trọng hơn trong những lần quyết định sau đó. Jeff Bezos từng nói: "If you want to be inventive, you have to be willing to fall" - Nếu bạn muốn sáng tạo, bạn phải sẵn sàng vấp ngã.

tieu-chi-tuyen-dung-khac-nguoi-cua-ty-phu-jeff-bezos
Nếu bạn muốn sáng tạo, bạn phải sẵn sàng vấp ngã

Những người từng vấp ngã nhưng dám làm lại cuộc đời chính là những kẻ kiên cường, mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm. Họ dám thử, dám vượt qua thất bại xưa kia mà làm lại từ đầu. Đó là lý do vì sao những người từng thất bại nhưng không gục ngã có năng lực và được đánh giá cao hơn những người quá quen với thành công.

Trước khi đưa ra quyết định quan trọng, hãy lắng nghe lời khuyên của tỷ phú Jeff Bezos: "Đừng làm theo lý trí"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận