Tâm sự của người mẹ: Thay vì áp lực thành tích, tôi dạy con kỹ năng sống từ 3 tuổi
Người mẹ này tâm sự, thay vì áp lực thành tích lên con cái, chị lại dạy con kỹ năng sống từ khi bé mới 3 tuổi.

Dạy con sao cho đúng là trăn trở của nhiều bậc cha mẹ. Có người kỳ vọng con học giỏi, đầu tư cho đi học thêm học nếm. Lại có người mong con tự lập, dạy trẻ kỹ năng sống từ sớm. Như chị L. dưới đây là một ví dụ:
"Tôi rất đồng cảm với câu chuyện 'Ép con học theo tiêu chuẩn của cha mẹ'. Bản thân tôi cũng là một người mẹ có con nhỏ, nhưng chưa bao giờ tôi đặt áp lực cho con phải đạt thành tích top đầu ở lớp. Thay vào đó, tôi ưu tiên rèn rũa cho con kỹ lưỡng những kỹ năng sống và cách cư xử đúng mực.
Khi con ba tuổi, tôi cho con tập cầm kéo, dao để gọt hoa quả. Trước đó, đương nhiên tôi đã hướng dẫn trực tiếp và dặn con làm thật cẩn thận.

Khi con sáu tuổi, tôi cho con bắt đầu rửa bát. Tôi nói luôn với con rằng: 'Phải rửa sạch thì ăn uống mới đảm bảo vệ sinh, sức khỏe được đảm bảo, ta có cơ hội sống khỏe mạnh hơn. Còn nếu con rửa bẩn thì kết quả sẽ ngược lại'.
Có hôm, con xin tôi tiền đi tham gia hội chợ ở lớp và hứa sau khi về sẽ kể cho mẹ xem con tiêu những gì? Sau bữa đó, tôi lắng nghe và chỉ rõ cho con biết những khoản chi tiêu không hợp lý, đồng thời nhấn mạnh 'lần sau sẽ không cho tiền tiếp tục tiêu xài như vậy'. Nhờ thế, con tôi dần biết được cách chi tiêu hợp lý.
Khi con bảy tuổi, tôi dạy con biết lau nhà, tự nấu mỳ ăn sáng, cắm cơm và rán trứng. Lần đầu, con luộc rau còn để nguyên trong nồi nước đầy, không vớt ra, khiến rau vàng ươm. Tôi hỏi 'con thấy rau có ngon không?'. Con đáp "không". Rồi tôi nhắc nhở con hãy tập quan sát khi người khác làm.
Khi con chín tuổi, đi học bằng xe buýt, tôi hướng dẫn và dặn dò con cách đi xe. Tôi có đi cùng con ba buổi đầu nhưng hai mẹ con không đứng gần nhau, mà tôi đứng xa một góc khác để quan sát cách con phản ứng.

Khi lên 10 tuổi, con tôi đã có thể tự túc được hầu hết các công việc cá nhân và việc trong nhà, có thể nấu nướng và chăm mẹ khi tôi ốm.
Về chuyện học hành, tôi luôn nói với con rằng: 'Con có thể không học giỏi ở trường lớp, nhưng như thế sau này sẽ chỉ có một lựa chọn công việc hoặc nghề nghiệp, đó là làm chân tay. Vậy thay vì đẩy bản thân vào một lựa chọn duy nhất trong tương lai, hãy chọn con đường dễ đi hơn cho mình. Muốn có được cái gì, con cũng cần phải biết cố gắng và nỗ lực mỗi ngày. Hãy học ở sách vở và học trải nghiệm ở cuộc sống. Sách vở cho con kiến thức, còn cuộc sống cho con kinh nghiệm'".
Còn bạn, bạn nghĩ sao về cách dạy con của người mẹ này?
Theo VnExpress
Xem thêm: 3 thời điểm quan trọng đứa trẻ cần cha mẹ ủng hộ: Nếu bỏ lỡ, con có thể tự ti suốt đời!
Đọc thêm
Thay vì trách mắng, người mẹ chỉ nói câu này mà cậu con trai từng bị điểm kém trong kỳ thi đã thay đổi bất ngờ.
Mỗi lần nó đu đeo theo ngoại, ôm lấy cái lưng còng của ngoại, hôn hít lên má ngoại rồi cứ thủ thỉ "Mẹ ơi, mẹ à".
Những đứa trẻ được tin tưởng, tôn trọng bởi người mẹ chắc chắn sẽ có sự tự giác và kỷ luật khi trưởng thành.
Tin liên quan
Mới đây, một cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh đã vui vẻ khoe rằng họ vừa có em bé sinh 3, 2 trai 1 gái - đủ cả nếp lẫn tẻ.
Ngày ông Công ông Táo là ngày mở đầu cho Tết Nguyên đán. Trong ngày này, nếu mẹ bầu sinh con thì có tốt không?
Việc nắm bắt được lịch chuẩn sẽ giúp cho các gia chủ sắp xếp được công việc để sắm sửa vật phẩm tiễn ông Táo về chầu trời. Vậy, ông Công ông Táo 2024 rơi vào thứ mấy, ngày bao nhiêu dương lịch?