Tháng cô hồn nên đi chùa nào?

Nhiều người dân không khỏi băn khoăn, tháng cô hồn nên đi chùa nào để cầu vận may, bình an, hạnh phúc?

Chi Nguyễn
14:00 07/08/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tháng cô hồn năm 2023 bắt đầu từ ngày nào?

Theo quan niệm dân gian, tháng cô hồn xuất phát từ tháng xá tội vong linh. Nguồn gốc của tháng này bắt đầu từ câu chuyện của A Nan Đà với con quỷ miệng lửa (Diệm Khẩu).

Người xưa cũng cho rằng, vào tháng cô hồn, Diêm Vương sẽ cho mở cửa Quỷ môn quan. Khi đó, các vong hồn được về nhân gian, trong đó có không ít quỷ đói có thể phá phách, quấy nhiễu gia chủ. Việc chuẩn bị các mâm cúng chúng sinh để tưởng niệm người thân đã khuất, cứu giúp vong linh bị lưu lạc, giúp họ thoát khỏi cảnh đói khổ, không còn quấy phá.

Tháng cô hồn năm 2023 bắt đầu từ ngày 16/8 (tức ngày 1/7 âm lịch) đến ngày 14/9 (tức ngày 30/7 âm lịch).

Tháng cô hồn nên đi chùa nào?

Vốn dĩ, người Việt từ xưa đến nay đã có thói quen đi lễ chùa vào đầu tháng và rằm để cầu xin, lễ cúng,... Vào tháng cô hồn, do tâm niệm đây là tháng mà "ma quỷ được tự do trở về dương thế", việc đi chùa càng được chú trọng.

thang-co-hon-nen-di-chua-nao

Nhiều người cho rằng, vào tháng này, họ dễ gặp phải những điều xui xẻo, không may mắn. Những việc trọng đại như cưới hỏi, mua sắm, xây dựng, đi xa vì thế đều tránh trong tháng cô hồn. Để tránh tất cả những vận rủi này, họ tin rằng mình nên đi chùa chiền, thắp nhang cầu xin sức khỏe, cầu siêu… mong một tháng bình yên, may mắn.

Vậy tháng cô hồn nên đi chùa nào?

Dưới đây là một số ngôi chùa mà gia chủ có thể đi lễ vào tháng cô hồn để cầu may, cầu bình an:

Chùa Quán Sứ (Hà Nội)

Chùa Quán Sứ là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 15, là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất ở Hà Nội. Chùa Quán Sứ ẩn mình giữa thủ đô ở phố Quán Sứ, Hoàn Kiếm.

Nơi đây thờ tụng là 3 vị Tam Thế Phật từ bi cùng các vị quan tướng, thần thánh với những pho tượng cổ và cảnh quan thanh tịnh. Do đó, đây là một chốn tôn nghiêm bậc nhất mà bạn có thể tìm đến vào tháng cô hồn để cầu siêu, cầu bình an, sức khoẻ. Đến đây bạn sẽ thấy tâm an vô cùng khác xa với sự ồn ào tấp nập của dòng người thủ đô.

Chùa Trấn Quốc (Hà Nội)

thang-co-hon-nen-di-chua-nao

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ), có lịch sử gần 1500 năm và được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Dưới thời nhà Lý và nhà Trần, chùa Trần Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long.

Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, được nhiều tín đồ Phật tử ghé thăm.

Chùa Tây Thiên (Vĩnh Phúc)

Chùa Tây Thiên (Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên) ngự ở Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc, là một trong những ngôi chùa rất linh thiêng. Chùa nằm trên một vùng đất tâm linh có cảnh sắc mây trời và cỏ cây hài hòa, bình yên. 

Chùa Yên Tử (Quảng Ninh)

thang-co-hon-nen-di-chua-nao

Chùa Yên Tử ngự trên núi Yên Tử, thuộc quần thể di tích danh thắng Yên Tử, tại xã Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh. Nơi đây được mệnh danh là đất tổ phật giáo Việt Nam, nơi đây gắn liền với sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm.

Chùa Yên Tử được nhiều người tin tưởng rằng là ngôi chùa linh thiêng, rất nhiều Phật tử về đây khấn bái. Vào tháng cô hồn, nơi đây sẽ là lựa chọn lý tưởng để bạn tới cầu an.

Việt Nam Quốc Tự (Sài Gòn)

Chùa ngự tại đường Ba tháng hai, Quận 10 và được xây dựng vào những năm 1964. Là một chốn tâm linh được rất nhiều người dân Sài thành và khắp nơi đổ về để dâng hương. Bởi vì nơi đây được các vị thần linh an ngự bởi cảnh sắc bình yên đến lạ. Khi đến với Việt Nam Quốc Tự con người bỗng dưng trở nên nhẹ nhõm và thư thái hơn. 

Vào dịp tháng 7 cô hồn nhất là vào ngày rằm ghé chân tới đây để dâng lễ cầu siêu, cầu sức khoẻ, cầu bình an thì sẽ thấy trong tâm được trút bớt phiền muộn đi phần nào.

Tổng hợp

Xem thêm: Mùng 1 tháng 7 âm 2023 có nên đi chùa không?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận