Tam bộ nhất bái là gì?

Tam bộ nhất bái hay đi ba bước lạy một lễ là phương thức mà người Phật tử tỏ lòng tin vào Tam Bảo, tôi luyện tâm nhẫn, chịu đựng khổ đau, quyết tâm theo đuổi hạnh nguyện.

Chi Nguyễn
10:01 15/02/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người sáng lập ra Tam bộ nhất bái là ai?

Tương truyền rằng, cuộc hành hương Tam bộ nhất bái nổi tiếng nhất trong lịch sử đạo Phật là của Đại Lão Hòa thượng Hư vân (Trung Quốc). Hòa thượng sinh tại Hồ Nam, mất năm 1959, thọ 120 tuổi, là vị Tổ thứ 44 dòng Thiền Quy Nhưỡng.

tam-bo-nhat-bai-la-gi
Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân hành hương Tam bộ nhất bái.

Năm ngài 43 tuổi, vì hạnh nguyện muốn báo đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của bố mẹ, ngài đã tam bộ nhất bái từ núi Phổ Đà Sơn (đảo nhỏ thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) tới Ngũ Đài Sơn (thuộc tỉnh Sơn Tây). Suốt đường đi dài ba ngàn dặm, với bối cảnh chiến tranh loạn lạc, đường xá khó đi, thú dữ bủa vậy,... có một vị tăng cứ đơn độc, lặng lẽ ba bước lại quỳ xuống thành tâm lạy một lạy trong 6 năm trường, quả thật không ai theo nổi.

Tam bộ nhất bái là gì?

Tam bộ nhất bái, tức là đi ba bước thì lạy một lễ là cách thức để người Phật tử, đa phần là tu sĩ xuất gia tỏ lòng tin vào Tam Bảo, tôi luyện tâm nhẫn, chịu đựng khổ đau và quyết tâm theo đuổi một hạnh nguyện.

tam-bo-nhat-bai-la-gi
Tam bộ nhất bái, tức là đi ba bước thì lạy một lễ là cách thức để người Phật tử, đa phần là tu sĩ xuất gia tỏ lòng tin vào Tam Bảo, tôi luyện tâm nhẫn, chịu đựng khổ đau và quyết tâm theo đuổi một hạnh nguyện.

Trong kinh Phật có chép, khi xưa các vị Tăng và Phật tử có nguyện vọng xuôi về đất Phật chiêm lễ thánh tích tha thiết, vì thế các vị thánh Tăng đã phát tâm tới miền thánh tích Tây Thiên để chiêm lễ.

Trong sách Đại Phật tử của Trịnh Chấn Phong, khi ghi về không khí triều sơn lễ thánh có nói rằng: "Người dân quảy túi màu vàng đi triều sơn, người ốm yếu, già cả, phụ nữ, đến những thiếu nữ yểu điệu, những bác nông dân chất phát, ai nấy đều kiền thành mỗi bước mỗi cúi đầu, thậm chí có người mỗi bước một lạy, cứ như thế lạy đến đỉnh núi..."

Ở Việt Nam, từ xưa cũng đã có nhiều vị thánh Tăng xuôi về Thiên Trúc mà hành lễ thánh tích. Trong sách Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện của Nghĩa Tịnh, có đoạn chép rằng: "... Ở Giao Châu (Việt Nam khi xưa) cũng có các vị Pháp sư qua Tây Vực, như ngài Vận Kỳ Pháp sư, Ngài Mộc Xoa Đề Bà Pháp Sư, Ngài Khuy Xung Pháp Sư, Ngài Huệ Diễm Pháp sư... là những vị sư người Giao Châu đi đến Tây Vực cầu Pháp"... Một số ngài Danh Tăng ở Việt Nam như Đại Hòa thượng Thích Minh Châu, Hòa Thượng Thích Thiện Châu,... cũng đã đi cầu Pháp và lễ bái thánh tích nổi tiếng... 

Tam bộ nhất bái chính là hạnh tu

Tam bộ có nghĩa là sau 3 bước chân chính niệm thì ta đỉnh lễ một lần 5 vóc sát đất. Đấy là phương cách để người Phật tử, chủ yếu là các vị xuất gia bày tỏ lòng tin vào Tam Bảo, quyết tâm theo đuổi hạnh nguyện của mình. Đó cũng là cách để người Phật tử rèn luyện lòng khiêm cung, nhẫn nại qua hành trì vô cùng vất vả, khó khăn, giúp tiêu trừ nghiệp chướng, phát triển thiện căn, mang tới sự an lạc về cả thể chất lẫn tinh thần.

tam-bo-nhat-bai-la-gi
Tam bộ - Ngũ thể của người Tây Tạng.

Ở Tây Tạng, Tam bộ nhất bái là một hạnh nguyện, do đó nhiều người Tây Tạng vẫn mong muốn được hành hương tới thủ đô Lhasa. Nhiều người đã lựa chọn Tam bộ nhất bái để thể hiện lòng thành kính với những vị Phật sống. Không ít người đã bỏ thân dọc đường vì quá khắc nghiệt, nhưng với họ đó là một sự ra đi thanh thản, trọn vẹn, đầy ý nghĩa.

Một người Tây Tạng trong đời ít nhất phải bái lạy 100.000 lần, đây là nghi thức bái lạy rất đặc trưng của họ, bao gồm: tam bộ - ngũ thể - nhập địa. Tam bộ (đi ba bước) để ngũ thể (chân, tay, trán, ngực,...) chạm xuống đất một lần (nhập địa) lạy một lạy, là nghi thức vái lạy của riêng người Tây Tạng từ xa xưa. Nghi thức này vẫn được duy trì đến hiện nay, bất chấp những đổi thay của thời gian, không gian.

Tương truyền rằng, có một người cha ở Tây Tạng đã bán hết đàn gia súc, hành hương lên đường tam bộ nhất bái về thánh địa Lhasa. Không may, ông đã kiệt sức mà qua đời, không còn thấy xác trên con đường núi cô quạnh.

Chờ mãi không thấy cha về, người con sau này đã quyết tâm thực hiện ước nguyện của cha. Anh ta đã tam bộ nhất bái qua đỉnh núi cao, qua bao thung lũng của rặng Himalaya hùng vĩ, tới được chùa Jokhang, dâng lên bàn thờ Phật lời khấn cầu, hoàn thành sứ mệnh đức tin thay người cha đã khuất.

Những chuyến tam bộ nhất bái ở Việt Nam

Ở Việt Nam, bên cạnh những vị tăng đã hành hương tam bộ nhất bái, còn có nhiều chuyến tam bộ được nhiều người biết đến khác như:

Chuyến tam bộ nhất bái triều sơn lễ Tổ Trúc Lâm Yên Tử của Đại đức Thích Tâm Mẫn

Hạnh nguyện của Đại Đức Thích Tâm Mẫn là "Thượng báo tứ trọng ân, Hạ tế Tam đồ khổ" đã thể hiện ý chí kiên cường, cái tâm kham nhẫn của người tu sĩ đạo Phật. Đại đức đã trải qua một hành trình yên lặng, kéo dài từ năm 2009 tới năm 2021, né tránh tiếp xúc đại chúng và kể cả giới Phật tử.

tam-bo-nhat-bai-la-gi
Đại Đức Thích Tâm Mẫn.

Đại đức đã lạy được khoảng 3 triệu lạy, niệm được 6 triệu câu hồng danh A Di Đà Phật. Tuy thầy khong tiết lộ lý do phát nguyện chuyến hành hương, nhưng thầy cho biết mình vừa tam bộ nhất bái vừa cầu ngueyenj cho quốc thái dân an. Lại nói: "Lễ lạy triều sơn, tiêu hết một phần tập khí, thì giảm hết một phần phiền não, được một phần quang minh, đồng thời cũng chứng được vi diệu bồ đề". 

Hành trình 5 năm tam bộ nhất bái từ Cà Mau tới Nghệ An

Rạng sáng ngày 6/5/2014, nhị vị Đại đức Thích Trúc Thái Ngọc và Thích Trúc Thái Thanh ở thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt, Lâm Đồng) đã phát tâm Tam bộ nhất bái, hồi hướng cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình. Hai vị đã bắt đầu hành trình xuyên Việt theo quốc lộ 1A, đi từ Cà Mau tới Yên Tử (Quảng Ninh).

tam-bo-nhat-bai-la-gi
Hành trình 5 năm tam bộ nhất bái.

Hành trình của hai vị đã thu hút sự chú ý của dân chúng, cũng như được đông đảo Phật tử ở các địa phương tháp tùng, giúp đỡ, cũng như được chính quyền địa phương tạo điều kiện. Tới mỗi tỉnh, thành, quý thầy đều tới vấn an, xin chư tôn đức ở các địa phương hoan hỷ, chứng minh phát nguyện của mình.

Sau hơn 5 năm khởi hành, tới ngày 4/11/2019, Đại Đức Thích Trúc Thái Ngọc và Thích Trúc Thái Thanh đã “tam bộ nhất bái” tới Chùa Đồng Yên Tử (Quảng Ninh). 

Hai vị sư trẻ Tam bộ nhất bái tới non thiêng Yên Tử

Giữa đại dịch COVID-19, nhị vị sư thầy là thầy Thích Giác Ninh và thầy Thích Nhuận Quy đã phát tâm thực hành hạnh nguyện Tam Bộ Nhất Bái từ Ngã Ba Vũng Tàu về non thiêng Yên Tử.

tam-bo-nhat-bai-la-gi-8
Hai vị sư trẻ Tam bộ nhất bái tới Yên Tử.

Tâm nguyện của hai vị là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đạo pháp hưng thịnh,... ấy là một nhân duyên thiện lành của một hạnh nguyện. Hành trình Tam bộ nhất bái của hai vị còn rất xa, còn nhiều gian nan, thử thách, cầu trên Tam Bảo gia hộ cho nhị vị sư thầy bình an, sớm viên tròn hành nguyện.

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận