Phương pháp SQ3R: Chìa khóa giúp ta tối ưu hóa khả năng học hỏi và ghi nhớ để thành công

Với nhiều người, việc tìm cho mình một phương pháp học tập hiệu quả không phải là dễ. Nếu bạn thuộc trường hợp này, hãy thử phương pháp SQ3R.

Chi Nguyễn
08:30 06/12/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Các triệu phú, tỷ phú tự thân thường tin rằng, học hỏi là chìa khóa dẫn lối thành công. Thế nhưng, phương pháp nào là phù hợp để ta học hỏi thì không phải ai cũng biết. Khi ấy, hãy thử áp dụng phương pháp SQ3R này.

Phương pháp SQ3R là gì?

Phương pháp SQ3R được nhà tâm lý học giáo dục Francis P. Robinson đưa ra lần đầu tiên vào năm 1946, trong cuốn sách Học tập hiệu quả (Effective Study). Phương pháp này giúp người học làm việc hiệu quả hơn thông qua việc đọc hiểu văn bản, tài liệu. Bạn có thể áp dụng phương thức này cho bất kỳ loại văn bản nào.

phuong-phap-sq3r-giup-ta-toi-uu-hoa-kha-nang-hoc-hoi
Phương pháp SQ3R

Đây là phương pháp giúp bạn tối ưu thời gian đọc sách, chủ động đọc nội dung nào đó và nắm bắt được ý chính dễ dàng. Hơn nữa, đây là cách giúp bạn tập trung hơn, ghi nhớ tốt hơn. Nhận thức rõ hơn về những gì bạn đang đọc cho phép bạn nắm được liệu nó có đáng đọc hay cần tập trung vào nội dung nào trong một văn bản hay không - Điều này có nghĩa là bạn sẽ đọc nhanh hơn và hiệu quả hơn. 

Đây là công cụ hữu hiệu để bạn chuyển tài liệu mới vào bộ nhớ dài hạn của mình. Hiện tại, ta chủ yếu lưu trữ thông tin vào bộ nhớ ngắn hạn, và chúng thường tồn tại trong thời gian ngắn. Chưa kể, ta còn thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải thông tin, và không thể chọn lọc được thông tin hữu ích. Phương pháp này khuyến khích bạn ghi nhớ được thông tin trong một khoảng thời gian dài. 

Làm sao để thực hiện phương pháp này?

SQ3R là cách viết tắt của năm bước mà bạn sẽ thực hiện: Survey, Question, Read, Recite và Review. 

Survey - Khảo sát

phuong-phap-sq3r-giup-ta-toi-uu-hoa-kha-nang-hoc-hoi
Survey - Khảo sát

Bước đầu tiên của SQ3R là khảo sát, có nghĩa là ta nên dành thời gian để "quét" văn bản trước khi thực sự đi vào nghiên cứu nó. Đừng đọc lấy bất kỳ thông tin cụ thể nào, mà hãy nắm được bố cục, chương phần, từ in đậm, in nghiêng, số liệu cũng như hình ảnh hay đồ thị có trong tài liệu. Bước này sẽ cung cấp cho bạn nền tảng khi bạn bắt đầu đọc và cố gắng hiểu văn bản. 

Question - Đặt câu hỏi

phuong-phap-sq3r-giup-ta-toi-uu-hoa-kha-nang-hoc-hoi
Question - Đặt câu hỏi

Sau khi đã đọc qua tài liệu, hãy tự hỏi xem bạn có thắc mắc gì không? Thử chuyển tiêu đề các chương thành các câu hỏi, sau đó viết câu hỏi ra và tự hỏi bản thân trước khi đọc sách. Đây là bước để ta tìm hiểu ý định mà tác giả muốn truyền tải.

Điều quan trọng là bạn phải tự hỏi mục tiêu của bạn khi đọc cuốn sách đó là gì, và so sánh nó với câu trả lời của bạn. Nếu bạn đang đọc một cuốn sách cho một mục đích cụ thể, bạn sẽ muốn một cuốn sách có thể trả lời những câu hỏi đó. Bạn cũng sẽ có ý tưởng về những chương nào bạn cần tập trung để tìm hiểu kỹ hơn. 

Read - Đọc

phuong-phap-sq3r-giup-ta-toi-uu-hoa-kha-nang-hoc-hoi
Read - Đọc

Sau khi đã "soạn bài" xong, hãy bắt đầu đọc văn bản, tài liệu ấy. Giờ bạn sẽ dễ ghi nhớ hơn bởi bạn đã có nền tảng và các câu hỏi liên quan tới cuốn sách trước khi đọc. 

Trong khi đọc, hãy chú ý đến các chương, câu được in đậm và giải thích dưới đồ thị và hình ảnh. Hãy chủ động đọc như viết ra các câu hỏi bổ sung khi bạn đang đọc và tích cực tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi trước đó. Có thể bạn sẽ đọc chậm hơn bình thường, nhưng đừng ngạy bởi điều này sẽ giúp bạn tập trung vào nội dung cuốn sách hơn.

Recite - Thuật lại

Sau khi đọc, tóm tắt hay thuật lại nội dung cuốn sách là bước tiếp theo. Lúc này, bạn sẽ  lấy tất cả thông tin bạn đã đọc và biên soạn thành lời của riêng bạn. Hãy tận dụng thời gian này để đặt lại các câu hỏi trước đó, tự trả lời chúng theo những gì bạn đã đạt được. Hãy thử tưởng tượng bạn đang giải thích hay giới thiệu cuốn sách này cho một ai đó khác.

Review - Xem lại

phuong-phap-sq3r-giup-ta-toi-uu-hoa-kha-nang-hoc-hoi
Review - Xem lại

Bước cuối cùng của SQ3R là xem lại, xem xét. Đôi khi, bạn nghĩ rằng học thuộc lòng là đủ rồi, nhưng thực ra điều đó mới chỉ là đi được 2/3 quãng đường thôi. Đọc lại là bước bổ sung để củng cố mọi thứ, để thông tin được lưu giữ tốt hơn, nó phải được xem xét và lặp lại nhiều lần - bất kể đó là dạng văn bản nào.

Lời khuyên ở đây là nên review lại 1 ngày sau khi thực hiện những bước trước đó. Khi ấy, ta sẽ có thể nghĩ ra một số ý tưởng mới, đúc kết được những điều hay ho từ văn bản và có thể làm chủ thông tin tốt hơn. 

Xem thêm: Lời khuyên cho người trẻ đang chật vật với cuộc sống: Hãy cứ sai đi vì đời cho phép

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận