Trăn trở của một vị phụ huynh: Con tôi ưu tú, giỏi giang từ bé, vì sao bây giờ lại thất nghiệp?

Một vị phụ huynh đã thắc mắc với tôi rằng, vì sao con của họ từ bé đã giải giang ưu tú, nhưng giờ lại thất nghiệp?

Chi Nguyễn
15:00 12/01/2024 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi biết một cậu sinh viên mới tốt nghiệp đại học, được đánh giá là chuẩn "con nhà người ta", giỏi từ bé, có nhiều giải thưởng nhiều cấp, trong đó có cả các cấp quốc gia, học trường chuyên cấp 3, đại học trường top đầu, kết quả học tập đại học dạng xuất sắc.

Nhưng vậy mà cậu ấy lại vất vả trong việc tìm kiếm một công việc kể cả vị trí thực tập ở các công ty không tên tuổi trong ngành. Với nhận xét của phụ huynh là: Con mình là người ưu tú trong thị trường lao động vậy tại sao lại không kiếm được một công việc phù hợp?

Vị phụ huynh đã nhờ sự tư vấn từ một chuyên viên tuyển dụng nhiều năm trong ngành. Vị chuyên viên liền chia sẻ rằng, bản thân có chồng cũng là xuất thân "con nhà người ta", sinh viên lớp tài năng của một đại học nổi tiếng, nhưng khi vào học thì anh ta nhận thấy trường có đủ mọi loại sinh viên ưu tú với rất nhiều giải thưởng và theo kinh nghiệm của anh ta "con nhà người ta" được chia làm hai loại:

phu-huynh-tran-tro-con-uu-tu-gioi-giang-tu-be-ma-gio-lai-that-nghiep

Thứ nhất, từ bỏ quá khứ huy hoàng để bắt đầu lại từ đầu, luôn học hỏi và sẵn sàng tiến bước. Với dụ bản thân là đã thành công và trở thành nhân viên tại các tập đoàn quốc tế có tên tuổi.

Thứ hai, ngủ quên trên chiến thắng: Với cách học mới lạ, khác hoàn toàn, không được kèm cặp trực tiếp, học thêm như ở cấp III thì kết quả lại thê thảm, và không được như kỳ vọng, bị trượt dài.

Vị chồng của chuyên gia tuyển dụng có lời khuyên cho cậu sinh viên mới tốt nghiệp loại xuất sắc kia là hãy bắt đầu lại từ đầu với con số không, xem bản thân bắt đầu từ người chưa biết gì để xin việc sẽ thấy bản thân có nhiều cơ hội. Còn khi xem bản thân mình là một cá nhân có thành tích học tập ấn tượng thì khó có thể xin việc, rất khó có chỗ đứng trong thị trường lao động.

Vậy cậu sinh viên ấy phải làm sao và lời khuyên của chồng vị chuyên gia tuyển dụng có thực sự đúng đắn?

Dưới góc nhìn về cạnh tranh của nhân lực lao động trong thị trường lao động, tôi nhận thấy bản chất thực sự của việc này vẫn do quy luật "cung cầu". Quy luật thị trường sẽ quyết định bạn có phù hợp hay không phù hợp với thị trường lao động.

Tại sao có những thời điểm các sinh viên "con nhà người ta" được săn đón hết mực, ngược lại có những thời điểm "sinh viên con nhà người ta" bị thị trường từ chối? Vẫn là do quy luật cung cầu.

Khi một ngành nghề mới chập chững hình thành với tốc độ phát triển lớn thì việc khát nhân lực sẽ làm cho cung luôn lớn hơn cầu. Những bạn "sinh viên con nhà người ta" sẽ luôn được săn đón với giá cao.

Tiêu biểu nhất là nhân lực ngành Công nghệ thông tin (CNTT) trước đây tầm 10, 20 năm. Ngược lại khi ngành nghề đó đi vào thoái trào thì cung sẽ vượt cầu lúc này thì cho dù các bạn có là sinh viên "con nhà người ta" vẫn sẽ thất bại và bị từ chối.

Hiện nay ngành CNTT đang ở trong giai đoạn thoái trào này, cung vượt cầu. Có thể thấy bạn sinh viên tốt nghiệp dạng "con nhà người ta" ở trên đang nằm trong hoàn cảnh thoái trào của nền kinh tế, thoái trào của ngành nên bị từ chối rất nhiều.

phu-huynh-tran-tro-con-uu-tu-gioi-giang-tu-be-ma-gio-lai-that-nghiep

Lời khuyên của vị chồng chuyên gia tuyển dụng nói cho hoa mĩ, thực ra là khuyên cậu ta từ bỏ "nghề nghiệp" được đào tạo của mình để bắt đầu với những công việc tái ngành và đi lên từ từ, thay vì cố đấm ăn xôi xin vào vị trí mà đã thoái trào.

Thực ra chuyện này không phải lạ mà ngay tại các nước như Nhật, Hàn, Trung Quốc... thì những thế hệ xin việc trong thời kì suy thoái sẽ thất bại rất nhiều và bị bỏ rơi như những người theo đuổi lối sống hikikomori, phong trào nằm thẳng, hay bà già, ông già nhặt bìa carton...

Đó là những người không xin được việc trong thời kỳ suy thoái và không có khả năng tự đào tạo lại một kỹ năng nghề nghiệp mới để thích nghi.

Những vị trí công việc có trình độ càng cao thì tốc độ cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn vì tư liệu sản xuất rất ít, lại cần hội tụ nhiều điều kiện mới có thể được tiếp cận.

Cậu sinh viên trên trong thời kỳ thoái trào của ngành nên tuy giỏi cỡ "con nhà người ta" nhưng không thể tiếp cận thị trường việc làm. Do đó, lời khuyển của vị chồng chuyên gia tuyển dụng là thay vì cố đấm ăn xôi thì bắt đầu lại từ đầu để có thể thích nghi với cuộc sống hiện tại.

Theo VnExpress

Xem thêm: Thất nghiệp nửa năm, băn khoăn có nên "đầu tư" 10 triệu mở gánh xôi "chữa cháy"?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận