Phải có trí tuệ, dù nhỏ bé cũng được, nhưng phải là trí tuệ của mình

"Phải có trí tuệ, dù nhỏ bé cũng được, nhưng phải là trí tuệ của mình" là câu nói của nhà văn người Nga Maksim Gorky, hàm ý ta nên tự vận dụng trí tuệ riêng mình để sáng tạo mà không được sao chép của người khác.

Phải có trí tuệ, dù nhỏ bé cũng được, nhưng phải là trí tuệ của mình

"Phải có trí tuệ, dù nhỏ bé cũng được, nhưng phải là trí tuệ của mình" là câu nói của nhà văn người Nga Maksim Gorky, hàm ý ta nên tự vận dụng trí tuệ riêng mình để sáng tạo mà không được sao chép của người khác.

"Phải có trí tuệ, dù nhỏ bé cũng được, nhưng phải là trí tuệ của mình" là câu nói nổi tiếng của nhà văn người Nga Maksim Gorky. Câu nói này hàm ý rằng dù trí tuệ của bạn có nhỏ bé, có hạn hẹp thì bạn vẫn nên sử dụng nó để sáng tạo, hành động chứ không nên sao chép, ăn cắp của người khác.

Phải có trí tuệ, dù nhỏ bé cũng được, nhưng phải là trí tuệ của mình.

"Trí tuệ" có thể hiểu là tri thức, là lối suy nghĩ, tầm hiểu biết của con người về một hoặc nhiều lĩnh vực. Người có trí tuệ, tri thức hay còn gọi là người trí thức là một người tự sử dụng tư tưởng, trí thông minh của mình để phân tích, phản biện một vấn đề gì đó với tư cách cá nhân.

Ngày nay, trí tuệ của con người thường được "đo đạc" bằng các bài kiểm tra trí tuệ, chẳng hạn như chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quotient). Hiển nhiên, những người có chỉ số IQ càng cao thì lại càng thông minh, nhanh nhạy hơn. 

Trí tuệ của con người thường được "đo đạc" bằng các bài kiểm tra trí tuệ, như test IQ, EQ,...

Dù vậy, đôi khi con người ta lại quá tập trung vào một khía cạnh mà bỏ qua các khía cạnh khác, chẳng hạn như bên cạnh chỉ số IQ còn có vô số các chỉ số khác. Đó là chỉ số thông minh cảm xúc EQ (Emotional Quotient), chỉ số thông minh sáng tạo CQ (Creative Intelligence), chỉ số say mê PC (Passion Quotient),...

Có thể hiểu rằng, mỗi người lại có một điểm mạnh khác nhau, tùy thuộc vào đó mà phát triển tri thức, trí tuệ tương ứng. Do đó, ta không cần phải mãi mãi nghe theo lời người khác, rập khuôn, sáo rỗng mà có thể tự phát triển, trau dồi tri thức phù hợp với ta. Tri thức của một người phải được hình thành qua quá trình tự học hỏi, phấn đầu, rèn luyện, chứ không phải là sao chép, rập khuông theo người khác.

Điều này được biểu hiện qua các hình thức như học vẹt, học tủ mà không hiểu bản chất, vì thế nên chỉ cần kiểm tra xong là lập tức quên. Đó cũng là việc sử dụng các tiểu xảo để "qua mặt" người khác như gian lận, mua điểm, chạy điểm,... Điều này vô tình đẩy những người có trí tuệ thực sự bị mất đi cơ hội, không được tiếp tục phát triển, trau dồi kiến thức,...

"Phải có trí tuệ, dù nhỏ bé cũng được, nhưng phải là trí tuệ của mình" còn có nghĩa rằng hãy tự tin vào khả năng của mình, dù nó còn hạn chế, bởi nó chính là của riêng mình. Hạn chế vẫn còn có thể khắc phục được, miễn ta nỗ lực, cố gắng chứ không lười biếng. Một người chỉ muốn rong chơi, đợi nhận thành quả, hay chỉ chờ trực ăn cắp những thành tựu của người khác sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được.

Hơn nữa, nếu mọi chuyện vỡ lở, hình tượng của người đó trong mắt xã hội sẽ chỉ còn là một kẻ ăn cắp xấu xa, tước đoạt thành tựu, tâm huyết của người khác. Nhân quả là có thật, dù là sớm hay muộn thì ta vẫn phải trả giá, hơn nữa cái giá phải trả sẽ gấp 10 lần như vậy, khiến ta một khi đã sa lầy thì khó mà thanh tẩy, trong sạch được nữa. 

Thay vào đó, hãy tự mình trau dồi kiến thức, học hỏi, chăm chỉ rèn luyện, đấy là cách để phát triển trí tuệ của riêng mình. Như vậy, cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn, xã hội sẽ tốt đẹp hơn, văn minh hơn bởi ngày càng nhiều con người biết học "thật", làm "thật", biết vận dụng kiến thức vào thực tế.

Đại văn hào Maksim Gorky.

Maksim Gorky (Максим Горький) tên thật là Aleksey Maksimovich Peshkov (Алексей Максимович Пешков) là một nhà văn nổi tiếng người Nga, người đã đặt nền móng cho trường phái hiện thực xã hội trong văn học và cũng là một nhà hoạt động chính trị người nga. Ông được xem là một trong những nhà văn kiệt xuất nhất của văn học Nga thế kỷ 20, là bạn của đại văn hào Nga Lev Nikolayevich Tolstoy và lãnh tụ Liên Xô Vladimir Ilyich Lenin.

Trong suốt 40 năm hoạt động, Maksim Gorky đã để lại một gia tài đồ sộ với vô số tác phẩm kịch và văn học, khiến ông trở thành một cây "đại thụ" trong nền văn học thế giới. Nhà thơ Bằng Việt đã từng nói rằng, Gorky như một nhà văn của tầng lớp "dưới đáy", thường mô tả những người ở tầng lớp bần cùng, tuy diện mạo "khó coi, gớm ghiếc", cuộc sống đau khổ, khó khăn nhưng ẩn bên trong là những khát khao sáng ngời, nhân cách cao đẹp. Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, người đã tốt nghiệp trường Viết văn Maksim Gorky, thì cách viết của Gorky đã ảnh hưởng lớn tới bút pháp của ông. 

Tác phẩm tiêu biểu của ông "Thời thơ ấu".

Maksim Gorky được coi là một thiên tài văn học, sở hữu bút pháp giản dị nhưng không kém phần phong phú, sâu lắng, đày tính nhân văn. Ông đã viết nên 20 vở kịch, nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết đặc sắc như Thời thơ ấu, Người mẹ, Hai sáu người đàn ông và một cô gái,... 

Gorky cũng có nhiều câu danh ngôn khác về tri thức và trí tuệ như: 

“When everything is easy one quickly gets stupid.”

“Keep reading books, but remember that a book’s only a book, and you should learn to think for yourself.”

“The good qualities in our soul are most successfully and forcefully awakened by the power of art. Just as science is the intellect of the world, art is its soul.”

"However low he may fall, a man can never deny himself the delight of feeling cleverer, more powerful or even better fed than his companions.”

- Maxim Gorky.