Vì sao lại nói 'đôi mắt là cửa sổ tâm hồn'?

Người đời ví đôi mắt là cửa sổ tâm hồn là vì dù có thầm kín, che giấu thế nào thì mọi hạnh phúc, an lạc hay phiền não, khổ đau đều vô tình mà hé lộ.

Chi Nguyễn
08:09 02/02/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ xưa, người đời đã ví rằng 'đôi mắt là cửa sổ tâm hồn', bởi đôi mắt giúp ta thấy được thế giới bên ngoài nhưng cũng chính là nơi ẩn chứa những tâm tư, thầm kín bên trong.

giai-nghia-doi-mat-la-cua-so-tam-hon
Người xưa thường ví rằng, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.

Đôi mắt theo khía cạnh khoa học

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh câu nói 'đôi mắt là cửa sổ tâm hồn' là có cơ sở. Chẳng hạn như nghiên cứu trên tạp chí Psychological Science của giáo sư ngành Phát triển con người Adam Anderson (Đại học Cornell, Mỹ) đã phát hiện ra rằng con người có thể nhận biết cảm xúc người khác thông qua phân tích biểu hiện trong mắt đối phương.

Đôi mắt được coi là bộ phận ưu thế trong giao tiếp tình cảm. Nhóm nghiên cứu đã yêu cầu các tình nguyện viên khi yêu cầu họ sử dụng đôi mắt để diễn tả 6 cảm xúc cơ bản (buồn bã, vui sướng, sợ hãi, ghê tởm, bất ngờ, giận giữ) và 1 trong 50 từ mô tả trạng thái tinh thần như tò mò, chán nản,... Kết quả cho thấy, biểu hiện từ đôi mắt với 6 cảm xúc cơ bản luôn có sự nhất quán và liên quan chặt chẽ.

giai-nghia-doi-mat-la-cua-so-tam-hon
Con người có thể nhận biết cảm xúc người khác thông qua phân tích biểu hiện trong mắt đối phương.

Giáo sư Anderson cho biết: "Đôi mắtcửa sổ tâm hồn do chúng là bộ phận tiếp nhận ánh sáng đầu tiên của hệ thống thị giác. Những thay đổi cảm xúc nhỏ xung quanh mắt ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn thấy, và điều này truyền đạt cho người khác về những gì chúng ta đang nghĩ và cảm nhận".

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng độ mở của mắt khiến con người có thể đọc trạng thái tinh thần của người khác dễ dàng hơn. Đôi mắt thu hẹp thường được cho là liên quan đến cảm xúc phán xét như nghi ngờ, ghê sợ,... Còn đôi mắt mở to lại liên kết tới cảm xúc nhạy cảm như tò mò, sợ hãi,... Nhờ quan sát đôi mắt, con người cũng có thể biết được đối phương có tinh thần tích cực hay tiêu cực.

Đôi mắt trong quan điểm đạo Phật

Theo đạo Phật, trong sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), bên cạnh ý thì con người thường sử dụng mắt là nhiều nhất, cũng vì vậy mà gây ra nhiều tội nhất. Đôi mắt chúng sinh từ thời xa xưa và bây giờ đã có nhiều khác biệt, nhất là khi ngày nay đôi mắt con người bị bám dính nhiều thứ nhiễm ô nên rất khó tu tập. 

Vì thế mới có câu 'đôi mắt là cửa sổ tâm hồn', tức là những gì ta thấy, ta cảm nhận sẽ được biểu hiện phần nào qua đôi mắt. Đôi mắt thể hiện niềm vui, nỗi buồn, phiền não, khổ đau, vì nhìn thấy điều này, việc kia mà tâm động, sinh khởi ý niệm, không còn thanh tĩnh.

Sắc là những hình ảnh, sự vật, phàm những gì có hình tướng đều gọi chung là sắc. Mắt người thấy hình sắc, tự cho rằng đó là đẹp mà mê muội, ham muốn cho bằng được. Mắt thấy sác đẹp mà khởi tâm ưa thích, muốn chiếm giữ nó cho riêng mình, đó trong nhà Phật gọi là dính mắc, là nhiễm ô. Mắt dính nhiễm với mọi hình ảnh, sự việc mà dễ ảnh hưởng, phá hoại công đức lành, vì thế ta phải thận trọng khi ngắm nhìn, quan sát. 

Thế giới này đầy những ham muốn cám dỗ, dù là hư là thực cũng đều có sức quyến rũ mê hồn, khiến tâm ta dễ mất phương hướng, chìm trong ảo giác, đắm say mê muội. Người Phật tử tu mà thấy nào là người đẹp, hoa đẹp, cảnh đẹp, khởi tâm khen ngợi, chú ý, rồi bám víu, mê muội nó, chính là tự khiến đôi mắt mình bị vẩn đục, khiến tâm không thanh tịnh.

giai-nghia-doi-mat-la-cua-so-tam-hon
Người Phật tử tu mà thấy sắc đẹp, khởi tâm khen ngợ rồi bám víu, mê muội nó, chính là tự khiến đôi mắt mình bị vẩn đục, khiến tâm không thanh tịnh.

Trong kinh Phật có dạy rằng: "Này các tỳ kheo và các thiện nam, tín nữ, có nhiều người thích đi xem các đồ cổ xưa, các danh lam thắng tích, miếu ông, miếu bà, thích xem ngọc ngà châu báu và các loài vật quý hiếm, thường hay đến tham kiến thầy tà, bạn ác. Đây không phải là những chỗ để ta đến tham quan và chiêm ngưỡng, vì sự thấy này mang tính cách hạ liệt, phàm phu, làm cho cái thấy của ta bị dính nhiễm vào trần cảnh, không có lợi ích gì cho việc học hỏi, tu tập, để đạt đến an lạc, giải thoát. 

Chỉ khi nào quý vị đến tham kiến Như Lai Thế Tôn, các vị Thánh Tăng, những vị có đầy đủ giới đức xứng đáng cho ta nương tựa, học hỏi, tu tập, để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc. Đó là nhu cầu cần thiết, là cái thấy vô thượng, giúp cho mọi người từ địa vị phàm phu tiến lên bậc hiền Thánh mà vượt qua cạm bẫy cuộc đời. Chúng ta hãy cố gắng học tập và duy trì cái thấy vô thượng này".

Đức Phật có tâm từ bi rộng lớn, Ngài đã chỉ cho ta thấy cách làm chủ bản thân, thông qua biểu hiện hiện hữu ở mắt. Thân thể ta có hai căn mắt và tai luôn liên hệ mật thiết với nhau, người Phật tử chân chính muốn giữ tâm thanh tịnh, Niết bàn phải làm chủ thân - miệng - ý. Khi thấy sắc phải giữ tâm không động, còn cứ để mắt thấy sắc mà cảm nhận đẹp xấu, khởi tâm ưa thích, ghét bỏ, ấy là cái thấy của kẻ phàm phu tục tử, nào phải cái thấy của các bậc Thánh hiền.

Đức Phật luôn khuyên nhủ chúng sinh phải biết khôn ngoan, sáng suốt mà chọn lựa, suy nghĩ, tự biết giữ mình mà tránh xa những thứ nhiễm ô, ràng buộc, nếu không khó mà tu tập, giải thoát.

giai-nghia-doi-mat-la-cua-so-tam-hon
Hãy biết khôn ngoan, sáng suốt mà chọn lựa, biết giữ mình mà tránh xa những thứ nhiễm ô, ràng buộc, nếu không khó mà tu tập, giải thoát.

Đừng ham du lịch đó đây ngắm cảnh, xem hoa, không chỉ khiến ta lãng phí tiền bạc, tiêu tốn thời gian mà còn khiến con mắt ta trói buộc, u mê sắc tướng, sắc dục mà khởi tâm ưa thích, ghét bỏ. Không tham kiến thầy tà, bạn ác, không cầu xin, ban phước, không đâm đầu vào con đường mê tín, dị đoan hư hư thực thực chẳng có ích gì. 

Thay vào đó, hành dành thời gian tu hành, tu tâm dưỡng tính, diệt trừ phiền não, khổ đau. Hãy đem thời gian, tiền bạc tới giúp đỡ những kẻ bất hạnh, khổ đau, thương yêu trẻ mô côi, chăm lo người già, người tàn tật,... Đó mới là những chúng sinh đang khao khát tình thương, cần có bàn tay sẻ chia, an ủi...

Trong kinh Lăng Nghiêm có đoạn rằng: "Phật ở trong đại chúng, đưa tay lên, nắm lại, xòe ra, rồi mới hỏi ngài A Nan: 'Nay ông thấy cái gì?'. A Nan trả lời: 'Con thấy bàn tay trăm báu của Như Lai xòe nắm'.

Phật bảo A Nan: 'Ông thấy cái tay của ta xòe nắm, là tay ta có xòe nắm, hay là cái thấy của ta có xòe, có nắm?'. A Nan thưa rằng: 'Tay Thế Tôn xòe nắm. Con thấy tay Như Lai tự xòe nắm, chẳng phải tính thấy của con có xòe nắm'.

Phật hỏi tiếp: 'Vậy cái nào động, cái nào tịnh?'. Ngài thưa: 'Tay Phật động, tính thấy của con còn không có tịnh, huống hồ là động'.

Phật thấy vậy, khen rằng: 'Lành thay A Nan, ông nói đúng đó'."

giai-nghia-doi-mat-la-cua-so-tam-hon-6
Sắc động nhưng cái thấy của ta tĩnh, thấy chỉ là thấy, không nhầm lẫn, ấy mới là cách tu xứng bậc thoát trần thượng sĩ, khiến thân tâm sáng suốt, thanh tịnh.

Phật dạy chúng tỳ kheo khi xưa rằng, ta phải biết làm chủ bản thân qua tánh thấy được đang nương đôi mắt. Mọi sự vật, hiện tượng bên ngoài là ngoại cảnh, chúng không tự ý thức được, đó là do đôi mắt và ý thức của ta tác động, vì thế mà phân biệt đẹp - xấu. Sắc tương động nhưng cái thấy của ta tĩnh, thấy chỉ là thấy, không nhầm lẫn, ấy mới là cách tu xứng bậc thoát trần thượng sĩ, khiến thân tâm sáng suốt, thanh tịnh.

Người với vật có đi lại dao động, náo nhiệt thế nào mà mắt thấy không chuyển, tâm không động, chỉ thấy như thế nào thì như thế đó, ấy là tâm không còn bị sắc trần dao động, cứ thế an nhiên, tự tại. Người nào làm được như vậy tức là đã làm chủ trọn vẹn căn mắt, thấy chỉ là thấy, không sinh tâm phân biệt. Một căn đã dung thông thì cả sáu căn cũng như vậy, không còn bị tác động, ảnh hưởng, cứ thế an yên, tĩnh lặng mà thôi.

Ý nghĩa hình tượng hoa sen trong đạo Phật

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận