Cách hóa chân nhang chuẩn bị Tết Nhâm Dần 2022 không phạm
Hóa chân nhang, bao sái là cách gọi theo nhà Phật về việc vệ sinh bát hương, thường được làm vào dịp Tết nguyên đán sau khi cúng ông Công ông Táo.
Hóa chân nhang hay còn được được gọi là bao sái là cách nói theo nhà Phật về việc vệ sinh bát hương, dọn dẹp bàn thờ. Đặc biệt, tỉa chân nhang/tỉa chân hương khi dọn dẹp ban thờ là một việc rất quan trọng, giống như dọn dẹp là "chỗ ngồi" sạch sẽ cho ông Công ông Táo sau một năm dài.
Khi nào nên hóa chân nhang?
Không có quy định cụ thể về việc tỉa chân nhang trước hay sau lễ cúng ông Công ông Táo về trời. Nhưng hầu hết gia đình Việt Nam đều tiến hành hóa chân nhang sau khi làm lễ cúng tiễn, với ý niệm dọn ban thờ gọn gàng, sạch sẽ cho gia tiên hoặc các vị thần.
Người rút chân hương phải là người có tính cẩn thận, tỉ mỉ, thận trọng. Có gia đình cẩn thận hơn sẽ mời các thầy hoặc pháp sư về bái thỉnh tỉa chân hương,... Tuy nhiên, việc tỉa chân hương, dọn dẹp ban thờ chỉ cần gia chủ tự làm là đủ, miễn là người đó có tính cách như trên và ngỏ lời xin phép tổ tiên, thần linh trước khi thực hiện.
Cách hóa chân nhang chuẩn bị Tết Nhâm Dần 2022 không phạm
Chuẩn bị
- Rượu gừng sạch: Mua rượu mới và dùng củ gừng mới, rửa sạch giã nát, hòa vào rượu.
- Nước hoa (không bắt buộc).
- 1 tờ báo/tấm vải sạch.
- 2 khăn sạch.
- Chậu nước sạch.
- Gia chủ nên chú ý, mọi đồ dùng để tỉa chân nhang nên là đồ mới và sạch, nếu không có điều kiện chuẩn bị thì phải là vật dụng cũ - chuyên dụng để phục vụ việc lau dọn bàn thờ.
Cách hóa nhân nhang không phạm
- Đầu tiên, gia chủ cần thắp hương, khấn xin tỉa chân nhang, chờ hương cháy hết mới được bắt đầu. Khi vừa tiễn ông Công ông Táo xong, nếu hương vẫn còn thì gia chủ không cần thắp thêm mà khấn xin hóa chân hang là được.
- Để tờ báo hoặc tấm vải sạch ở gần bát hương để đựng chân nhang. Một tay giữ bát hương, tay kia rút từng chân hương, khóm chân hương để lên tờ báo, vải đã chuẩn bị sãn. Tỉa chân nhang cho đến khi chỉ còn lại số lẻ, thường là 3-5-7-9 trong bát hương. Chân nhang tỉa xong hãy để ra chỗ sạch để xử lý sau.
- Dùng khăn thấm rượu gừng, tay kia giữ bát nhang rồi bắt đàu lau dọn sạch sẽ.
- Sau khi tỉa chân nhang, gia chủ có thể xin phép rửa lại chén nước, chén rượu, bình hoa,...
- Đem chân nhang đi hóa thành tro, sau khi hóa thả tro ở nơi nước sông, suối sạch sẽ, không có rác hay bị ô uế. Tuyệt đối không bỏ tro vào thùng rác, để chung với những vật ô uế, không thanh tịnh.
Những đại kỵ khi dọn bàn thờ, hóa chân nhang
Đặt bát hương chông chênh
Trong quá trình lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang, gia chủ cần hạn chê di chuyển mạnh bát hương. Người xưa quan niệm, việc đặt bát hương chông chênh hàm ý mọi thứ không đợc ổn định.
Dùng nước lạnh để rửa bài vị
Khi rửa bàn thờ, gia chủ nên dùng nước ẩm, không được dùng nước lạnh. Nếu có bài vị thần thì phải lau trước, sau đó đổ nước đi, thay nước ấm rồi mới lau bài vị tổ tiên. Tuyệt đối không lau bài vị tổ tiên trước thần Phật, bởi đây là điều bất kính, mạo phạm.
Thả hương ở nơi dơ bẩn
Khi rút chân hương, gia chủ nhớ để lại chân hương cũ trong bát hương (nhớ để theo số lẻ). Chân hương còn lại cần đem đốt thành tro rồi thả dưới sông, ao hồ hoặc pha nước tưới cây, không vứt vào thùng rác.
Rơi vỡ đồ
Người Việt từ xưa đã kiêng kỵ làm rơi vỡ đồ vật, bởi đó là điềm báo có việc xui xẻo sắp đến. Với đồ thờ cúng, càng kiêng kỵ làm đổ vỡ bởi nếu có thì đó là dấu hiệu tổ tiên không hài lòng điều gì đó hoặc điềm xấu sẽ tới.
Bỏ cát vào trong bát hương
Bát hương chỉ nên cho tro sạch, đốt từ rơm nếp hay tẻ sạch và đảm bảo được lọc kỹ càng để loại bỏ tạp chất. Gia chủ không nên bỏ cát vào trong bát hương bởi người xưa cho rằng việc làm này khiến gia đình lục đục, mâu thuẫn.
Xem thêm: Những điều kiêng kỵ trong ngày cúng ông Công ông Táo 2022?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận