6 quan niệm đặc biệt sai lầm về tiền bạc: Bảo thủ không chịu sửa, chẳng trách nghèo khó cả đời

Nhiều người luôn tự hỏi vì sao bản thân nghèo, mà không biết do họ bảo thủ giữ 6 quan niệm sai lầm về tiền bạc này.

Chi Nguyễn
15:00 24/11/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo các chuyên gia  của công ty dịch vụ tài chính và đầu tư Bankrate (Mỹ) có 6 quan điểm tiền bạc sai lầm khiến chúng ta có thể kẹt trong cảnh nghèo khó. Đó là:

Tiết kiệm là tự làm khổ mình

Do ảnh hưởng của "FOMO", hầu hêt chúng ta nghĩ rằng đã làm ra tiền thì nên hưởng thụ. Đó là lý do mà chúng ta làm ra bao nhiêu tiền thì đều tiêu pha hết vào mỹ phẩm, quần áo, đồ ăn thức uống,... Nhiều người nghĩ đó là biểu hiện của cuộc sống tốt đẹp, nhưng vỡ mộng khi cuối tháng rỗng túi.

Tiết kiệm một khoản nhỏ là vô ích

6-quan-niem-dac-biet-sai-lam-ve-tien-bac-khien-ban-ngheo-kho

Hiện tại, không ít người trẻ đu trend "nằm thẳng", đề cao sự thoải mái hiện tại. Đây là tâm lý phổ biến của rất nhiều người, đa phần cho rằng mỗi tháng chỉ tiết kiệm một số tiền ít ỏi, không biết bao giờ mới mua nổi tài sản lớn dẫn đến tâm lý lười tiết kiệm.

Hãy nhớ rằng, tích tiểu thành đại, khoản tiền lớn đều bắt đầu từ số tiền nhỏ. Chỉ bằng cách tiết kiệm từng xu lẻ, bạn mới có thể tích cóp thành cả gia tài cho tương lai. Cũng nhờ tiết kiệm, bạn sẽ có tài chính để đầu tư và giúp tiền đẻ ra tiền.

Lạm phát lối sống

Khi bạn kiếm được 10 triệu, bạn tiêu 7 triệu, tiết kiệm 3 triệu. Khi bạn kiếm được 20 triệu, bạn tiêu 18 triệu, bạn chỉ tiết kiệm được 2 triệu, tức là thu nhập tăng, chi tiêu tăng và số tiền tiết kiệm của bạn giảm. Cuối cùng, số tiền tiết kiệm được không hề tăng lên chút nào nhưng bạn cảm thấy gánh nặng cuộc sống của mình lại càng lớn hơn.

Theo các chuyên gia tài chính, để tránh điều này, bạn cần phải có kế hoạch ngân sách cụ thể. Khi lập kế hoạch ngân sách, hãy đảm bảo tính đến mong muốn, nhu cầu và tiền tiết kiệm. Theo quy tắc 50/30/20 , một chiến thuật lập ngân sách phổ biến, 50% thu nhập của bạn nên dành cho nhu cầu, 30% dành cho mong muốn và 20% dành cho tiết kiệm.

Tiêu tiền tùy hứng

Chúng ta hay có tâm lý là: Tiền bạc tiêu là khoản nhỏ thì không cần lập ngân sách, cứ dùng đến khi còn thừa thì tiết kiệm. Cũng vì thế, chúng ta không có thói quen tích cóp một khoản cố định mỗi tháng.

Cách tiết kiệm tiền đúng đắn là khấu trừ số tiền bạn muốn tiết kiệm trước, sau đó mới tiêu phần còn lại. Đặt mục tiêu và tự động khấu trừ tiền tiết kiệm có thể giúp cải thiện cảm giác rò rỉ tiền và giảm mức tiêu dùng không kiểm soát.

Tìm cớ để tiêu tiền

6-quan-niem-dac-biet-sai-lam-ve-tien-bac-khien-ban-ngheo-kho

Thói quen này đến từ việc thích đua đòi theo lối sống của bạn bè hoặc người giàu. Chúng ta liên tục so sánh bản thân với người khác và cố gắng bắt chước lối sống của họ. Vì thế, ta có thể sẽ chi tiêu quá mức và đưa ra những quyết định tài chính không mang lại lợi ích tốt nhất cho mình. Đừng cố gắng gây ấn tượng tới người khác, hay duy trì lối sống quá đắt đỏ với bạn. Hãy tập trung vào việc chi tiêu theo khả năng và đưa ra những quyết định tiền bạc thông thái.

Tin rằng "tiêu được mới kiếm được"

Với quan điểm tiêu được mới kiếm được, tiêu tiền để thay đổi chính mình, nhiều người sẵn sàng lao vào việc chi tiêu không tính toán. Ví dụ, khi bạn thấy một người thành đạt đeo chiếc túi đắt tiền, bạn nghĩ mình nên mua túi đó, với suy nghĩ rằng rồi mình cũng sẽ giàu có, thành đạt.

Đây hoàn toàn là một lối tư duy sai lầm. Lối suy nghĩ này sẽ khiến bạn nghèo hơn, tiền bạn có ngày càng hao hụt. Sự hiểu biết hạn chế về tài chính cá nhân có thể cản trở khả năng đưa ra quyết định sáng suốt của bạn, khiến bạn mắc kẹt trong vòng quay khó khăn về tài chính.

Sự tự do tài chính của mỗi người bị ảnh hưởng nặng nề bởi thói quen của chính họ. Do đó, việc nhận ra những thói quen này là bước đầu tiên để định hình lại tình hình tài chính của bạn và xoay chuyển nó cho phù hợp.

Theo VnExpress

Xem thêm: 6 thói quen của cha mẹ khiến đứa trẻ có quan niệm lệch lạc về tiền bạc: Sớm sửa để con cái sau này giàu có

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận