Khắc cốt ghi tâm 5 tội lớn nhất trong Phật đạo: Nhất định không được mắc trong đời

Theo quan điểm của Phật đạo, có 5 tội lỗi lớn nhất trong đời tuyệt đối không được mắc, còn được gọi là "ngũ nghịch tội".

Chi Nguyễn
16:12 15/05/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

5 tội lớn nhất trong Phật đạo là gì?

Theo lời Phật răn dạy, có 5 tội lỗi lớn nhất mà chúng sinh vạn nhất không được mắc phải. 5 tội lỗi này còn gọi là ngũ nghịch tội, là những tội mà nếu phạm phải sẽ bị đọa vào Vô gián địa ngục.

Vô gián địa ngục (無間地獄) là một khái niệm trong Phật giáo, thuộc 1 trong 8 địa ngục nóng (Bát nhiệt địa ngục). Chúng sinh phạm phải 5 tội lỗi lớn sẽ bị hành hình liên tục đời đời, không gián đoạn, tội nhân không thể chết, phải bỏ thân này thụ thân khác trả quả báo, mãi mãi không được siêu sinh đầu thai.

5-toi-lon-nhat-trong-phat-dao-la-gi

Theo đó, 5 tội lớn nhất này gồm có:

- Giết cha.

- Giết mẹ.

- Giết A La Hán.

- Làm thân Phật chảy máu.

- Phá hòa hợp Tăng chúng.

Ngoài ra, một số kinh sách cũng cho rằng, thay vì ngũ nghịch tội thì có lục nghịch tội. Tội lỗi lớn thứ 6 là ấy trộm đồ vật của Tăng, làm tổn hại tới con đường tu tập và giác ngộ của họ.

Trước khi bị giải tới Bát nhiệt địa ngục để nhận lãnh quả báo, linh hồn tội nhân bị giải tới trước Nghiệp Kính đài soi rõ những tội lỗi đã làm nơi dương gian, để không chối cãi vào đâu được. Đài Gương soi Ác Nghiệp, do khí thiêng Trời Đất kết tụ thành. Linh hồn phạm nhân tới đây, bản chất thực của họ bị chiếu rọi ra hết. Con người có linh tính, nên những việc mình làm, tự mình biết rõ. Tâm linh của mình như một cái máy chụp hình, có thể ghi lại hết những hành vi ở cõi thế vào trong ống kính, được gọi là "Tâm kính". Đài Gương soi Ác Nghiệp chỉ là "chiếu lại" cho linh hồn chúng sinh nhớ lại mà thôi.

Phân tích cụ thể ngũ nghịch tội

Ngũ nghịch thứ nhất: Sát phụ

5-toi-lon-nhat-trong-phat-dao-la-gi

Có cha mới có ta, để ta khôn lớn là có công cha, nghĩa mẹ, chịu bao gian khó, cực khổ mới nuôi dạy được. Tình cha đối với con cái được ví như núi cao chẳng thể đong đếm. Thế nên sát phụ là một trong ngũ nghịch tội, nếu ai phạm phải sẽ mang tội phản nghịch bị sa đọa.

Ngũ nghịch thứ hai: Sát mẫu

Người mẹ không chỉ mang nặng, đẻ đau để ta được sinh ra, mà còn nguyện hy sinh tuổi xuân để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người. Khi ta còn nhỏ mẹ luôn khổ cực la toan, săn sóc bú mớm nuôi dưỡng cho đến ngày trưởng thành, mẹ làm lụng vất vả cũng vì đàn con, do quá lao lực nên đã già trước tuổi, thân gầy còm ốm yếu, tóc xanh thủa nào nay đã điểm màu sương gió. Vì thế, kẻ nào vô ơn dám sát mẫu, hay coi thường thứ tình cảm ấy, sẽ bị đày tới vô gián địa ngục.

Ngũ nghịch thứ ba: Sát A La Hán

Bậc A La Hán là bậc Thánh đã chứng đắc quả vị giải thoát, mọi phiền não hoặc nghiệp đều xa lìa, có đủ lòng từ bi và trí huệ lớn, dẫn dắt chúng sanh tu hành thoát luân hồi khổ. Đây là bậc đại ân nhân của muôn loài nếu kẻ nào ngu si giết hại bậc Thánh này thì sẽ bị đọa vào ác đạo.

Ngũ nghịch thứ tư: Xuất Phật thân huyết

Tội lỗi lớn thứ tư là làm thân Phật chảy máu, hay tổn hại tới thân thể Phật. Ngày nay Phật không còn tại thế, nếu ai có ác tâm phá hủy Chùa chiền đập phá Thánh tượng của Phật và chư Bồ Tát thì đồng với tội làm thân Phật ra máu.

Ngũ nghịch thứ năm: Phá hòa hợp tăng tức

5-toi-lon-nhat-trong-phat-dao-la-gi

ăng có hòa hợp tu hành nghiêm trì giới cấm, thì Đạo Phật mới hưng thịnh, chánh pháp của Như Lai mới được lưu truyền qua nhiều thế hệ, khiến ngọn đèn Đạo pháp sáng tỏ mãi qua bao thế kỷ. Chúng sanh nhờ ơn đức đó nương theo chánh pháp hành trì để giải thoát. Nếu ai ác tâm dùng mọi thủ đoạn, thống khổ Tăng chúng, gây chia ly oán thù với nhau khiến đạo pháp suy đồi thì chắc chắn sẽ bị trừng phạt.

Còn những tội nào cũng bị đày vào địa ngục?

Ngoài 5 tội trên, Phật cũng dạy chúng ta không được phạm những tội lỗi nặng khác để tránh quả báo bị đọa vào địa ngục.

– Tội sát sinh.

– Tội trộm cướp.

– Tội uống rượu, sử dụng chất gây nghiện.

– Tội tà dâm.

– Tội nói láo.

5-toi-lon-nhat-trong-phat-dao-la-gi

Những tội lỗi kể trên, chúng ta nhất định không được mắc phải. Chúng ta cũng phải cảnh báo, khuyên răn những người xung quanh. Đối với những người đã có lỡ lầm. Chúng ta phải biết yêu thương họ, giúp họ sám hối làm lại cuộc đời để tránh lún sâu vào tội lỗi. Nên nhớ, sự sám hối thành tâm chỉ để không phải lún sâu thêm vào tội lỗi chứ không thể tiêu trừ tội lỗi hết được. Những gì gây ra phải chịu quả báo. Vì vậy đừng ai có suy nghĩ dại dột cứ thử phạm tội rồi sau này sám hối.

Tổng hợp

Xem thêm: Âm binh có thật không?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận