5 câu hỏi "tế nhị nhưng cần thiết" về tài chính cặp đôi nào cũng nên biết trước khi kết hôn
Để tránh xung đột tài chính sau khi cưới, các cặp đôi nên thẳng thắn hỏi nhau về cách chi tiêu, tiết kiệm.
Theo một cuộc khảo sát với những người đã kết hôn tại Singapore, có tới 90% cặp vợ chồng xảy ra bất đồng, xung đột tài chính trong một nửa thời gian chung sống. Các chuyên gia nhận định, nếu hai bên không có chung quan điểm về tài chính, việc đưa ra những quyết định liên quan đến tiền bạc có thể dễ xảy ra căng thẳng, bất đồng.
Theo Asia One, dù các cặp đôi đang cân nhắc chuyện sống chung với người yêu hay kết hôn thì họ cũng nên trao đổi thẳng thắn với nhau về chuyện tài chính của cá nhân và của cả hai. Dưới đây là 5 câu hỏi "tế nhị nhưng cần thiết" về tài chính cặp đôi nào cũng nên biết trước khi kết hôn
Đối phương có đang vay nợ không?
Nhiều người cảm thấy việc chia sẻ thông tin về khoản nợ nần là chuyện nhạy cảm, khó nói. Dù vậy, đây là yếu tố quan trọng nếu cặp đôi muốn sống chung với nhau, việc rõ ràng về các khoản nợ sẽ giúp ta đặt mục tiêu tương lai dễ hơn. Nếu ta biết về khoản vay nợ mà người kia đang gánh, ta sẽ cân nhắc rõ hơn về thời gian và phương pháp chi trả sau này, tránh căng thẳng.
Theo nguyên tắc chung, các khoản nợ "tốt" như nợ giáo dục, vay mua nhà không phải là dấu hiệu đáng lo, trừ khi chúng có dấu hiện không thể chi trả. Ngược lại, nợ "xấu" như nợ cá nhân, nợ thẻ tín dụng có thể là gánh nặng trong mối quan hệ đặc biệt là về lâu dài.
Đối phương tiết kiệm được bao nhiêu mỗi tháng
Nếu nửa kia của ta tiết kiệm được khoảng 20% thu nhập hàng tháng thì họ là người biết quản lý tài chính và có tình trạng tài chính tốt về lâu dài. Nếu họ không có khoản tiết kiệm, trước khi phản ứng dữ dội hãy tìm hiểu lý do. Nếu họ dùng tiền để đầu tư hoặc kinh doanh thứ gì đó thì vẫn là chi tiêu hợp lý.
Các cặp đôi hoặc vợ chồng sắp cưới có thể cân nhắc gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao hơn. Bên cạnh đó, họ cũng có thể gửi tiền vào quỹ kế hoạch tiết kiệm thường xuyên, thay mặt ta đầu tư vào thị trường.
Ai trả tiền cho hóa đơn?
Khi ta còn ở riêng, tất nhiên ta sẽ là người tự chi trả các khoản hóa đơn này. Thế nhưng, khi sống chung, ta nên biết rằng đối phương tự chi trả các hóa đơn hàng tháng, chia sẻ một phần với phụ huynh hay để cha mẹ thanh toán toàn bộ.
Các cặp đôi cần thảo luận rõ về mức độ chi tiêu và thống nhất việc chi trả, như vậy sẽ tránh được các mâu thuẫn sau này. Nhiều cặp vợ chồng đã lập tài khoản ngân hàng chung, mục đích duy nhất là chi trả các hóa đơn cần thiết như tiền điện, nước, thuê nhà,... Dù muốn lập tài khoản chung hay riêng, hãy chắc chắn rằng ta đã thảo luận kĩ lưỡng với bạn đời hay người yêu.
Sở thích của người kia là gì?
Hiểu thêm về sở thích của một người sẽ giúp ta nắm được phần nào cách thức họ tiêu tiền và biết điều gì với họ là quan trọng nhất. Chẳng hạn, nếu đối phương thích hoạt động ngoài trời, họ sẽ có xu hướng chi nhiều tiền đi du lịch hay các thiết bị liên quan. Người đam mê công nghệ sẽ tiêu tiều để mua sắm máy móc, nâng cấp máy tính,...
Hãy lưu ý tới những sở thích nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới vấn đề tài chính. Chẳng hạn, đam mê cơ bạc hay cá độ có thể khiến tài chính gia đình khánh kiệt, chật vật sau này.
Nửa kia của bạn thấy họ đang ở đâu trong 5 năm tới?
Biết được kế hoạch của nhau trước khi về sống chung sẽ giúp các cặp đôi xác định được tài chính của mình. Chẳng hạn, nếu bạn đời tương lai đang tiết kiệm tiền mua nhà, hãy xem liệu kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm của ta có phù hợp với họ không.
Hãy hỏi đối phương rằng họ muốn làm gì trong thời gian 5 năm tới, từ đó cùng tìm hiểu về kế hoạch tiết kiệm và những dự định sau này của cả hai.
Nếu muốn giàu thì đừng tiết kiệm, hãy biết dùng "tiền đẻ ra tiền"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận