2 mẹo đơn giản giúp bạn né ngay khỏi hội chứng kiệt sức ở văn phòng
Kiệt sức là một trong những vấn đề lớn nhất mà người lao động đang phải vật lộn trong suốt hai năm qua. Tin tốt là vẫn có cách để bạn giúp ngăn những người xung quanh tại nơi làm việc gặp phải nó.
Becky Frankiewicz, giám đốc thương mại của cơ quan việc làm ManpowerGroup, cho biết từ sau khi sau đại dịch, mọi người đang ngày càng tìm đến cấp trên để được giúp đỡ trong việc chống lại tình trạng kiệt sức (burnout) và căng thẳng tại nơi làm việc. Một cuộc khảo sát của JobSage được công bố vào tháng 4 cho thấy 28% nhân viên cho biết đã rơi vào trạng thái kiệt sức trong năm ngoái. Hơn một nửa số nhân viên cũng cho biết đã trải qua căng thẳng liên quan đến công việc và hơn 1/3 đã từng bị trầm cảm, thiếu động lực hoặc lo lắng vì công việc.
Frankiewicz nói rằng các nhà lãnh đạo công ty, cho dù là CEO, quản lý hay những người lãnh đạo cấp cao khác, giờ đây có nhiều trách nhiệm hơn trong việc cung cấp cho nhân viên sự linh hoạt để cân bằng giữa công việc và hạnh phúc của họ. Trên thực tế, theo nghiên cứu được công bố vào tháng 6 do ManpowerGroup và công ty công nghệ Thrive thực hiện, 93% người lao động coi sự linh hoạt đó là cần thiết ở nơi làm việc.
Nữ doanh nhân nhận định: "Với tư cách là những nhà lãnh đạo, chúng tôi không có điều này trong danh sách phúc lợi trước đại dịch, và bây giờ chúng tôi rất coi trọng nó. Chăm sóc bản thân và những người xung quanh chúng tôi tại nơi làm việc là một phần công việc của chúng tôi".
May mắn thay, Frankiewicz nói rằng có một số điều dễ dàng bạn có thể làm tại nơi làm việc để mang lại sự linh hoạt hơn cho các đồng nghiệp. Dưới đây là hai chiến lược đơn giản hàng ngày mà cho dù bạn là chủ hay nhân viên đều sẽ giúp những người xung quanh bạn tránh bị kiệt sức trong công việc.
Chia sẻ câu chuyện về cuộc sống cá nhân
Nghe có vẻ tầm thường nhưng theo Becky Frankiewicz, nói về cuộc sống của bạn ngoài bên cạnh những chuyện về công việc thực sự có thể tạo nên sự khác biệt. Nếu bạn chia sẻ những một vài câu chuyện về cuộc sống cá nhân của mình, điều này có thể tạo ra một môi trường mà mọi người cảm thấy thoải mái để chia sẻ về cuộc sống của chính họ.
Nữ doanh nhân giải thích: "Khi bạn tham gia vào một cuộc nói chuyện nhỏ trong văn phòng, hãy thử chia sẻ những câu chuyện nhỏ về những gì bạn dự định làm sau khi hết giờ làm hoặc tại sao bạn cần phải đi làm sớm. Ví dụ: bạn có thể nói về việc bạn cần đăng ký sớm hơn vào ngày hôm đó để đón con đi học".
Nữ doanh nhân cho rằng những câu chuyện nhỏ đó tạo nên thói quen cho văn hóa xin phép để nắm lấy các ưu tiên cá nhân của họ trong công việc. Điều đó mang lại cho họ sự linh hoạt hơn để có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, điều mà rất quan trọng để ngăn việc kiệt sức. Cô nói thêm: "Hãy bắt đầu từ các nhà lãnh đạo và cấp trên trước. Họ có thể trở thành hình mẫu để cân bằng giữa gia đình và công việc".
Thực hiện những thói quen nhỏ mang lại hạnh phúc
Frankiewicz khuyến khích chúng ta nên cho việc thực hiện những thói quen nhỏ hàng ngày vào thời gian biểu để thúc đẩy hạnh phúc của chính mình. Nó được gọi là thực hiện “bước đi nhỏ”. Điều đó bao gồm những việc như nghỉ trưa đầy đủ, rời khỏi bàn làm việc một thời gian ngắn để tận hưởng không khí trong lành hoặc biến một cuộc họp ngồi trong phòng thành một cuộc đi dạo với đồng nghiệp - tất cả đều giúp mọi người linh hoạt hơn để quản lý cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ.
Theo Frankiewicz, nếu bạn cho những người xung quanh thấy rằng bạn đang thực hiện những bước đó, điều đó có thể thúc đẩy họ làm theo. Bạn thậm chí có thể cố gắng sắp xếp những thói quen hàng ngày đó trên lịch làm việc của mình để cho người khác thấy rằng chúng cũng quan trọng như các cuộc họp.
Cô cũng chỉ ra "lợi ích được khoa học hỗ trợ" cho bất kỳ ai áp dụng những thói quen hàng ngày đó. Ví dụ, một phần của nghiên cứu năm 2016 từ Tạp chí Scandinavian về Công việc và Tâm lý Tổ chức đã kiểm tra xem giờ nghỉ trưa có ảnh hưởng đến mức năng lượng của nhân viên Phần Lan trong khoảng thời gian 12 tháng hay không. Nghiên cứu cho thấy rằng những nhân viên đã nghỉ những thời gian đó báo cáo mức độ kiệt sức thấp hơn và mức năng lượng cao hơn trong công việc trong thời gian dài.
Một nghiên cứu năm 2019 từ tạp chí Scientific Reports cũng cho thấy mọi người có nhiều khả năng báo cáo sức khỏe tốt hoặc hạnh phúc cao hơn nếu họ dành 120 phút trong tuần để ra ngoài tận hưởng thiên nhiên và không khí trong lành.
Cuối cùng, Frankiewicz nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta nên “sống hết mình” và trở thành hình mẫu cho các đồng nghiệp trong công việc để giúp ngăn chặn tình trạng kiệt sức. Thực hiện một số tính linh hoạt để quản lý sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của bạn có thể tạo ra một văn hóa nơi những người khác cảm thấy như họ cũng có thể làm được như vậy.
Nữ giám đốc cho hay nói: "Về cơ bản, người ta nói rằng: Nếu tôi thực hành điều này với tư cách là một nhà lãnh đạo, thì bạn chắc chắn cũng có thể làm được".
Theo CNBC
Xem thêm: Tâm niệm người Do Thái: Đừng để bản thân kiệt sức ở thành phố, về quê xây nhà dựng cửa cho trù phú
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận