Hồng Đức chi trị - thời kỳ thịnh trị của Đại Việt khiến cả Đông Nam Á khiếp sợ

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có thời kỳ đại Hồng Đức. Đó là giai đoạn thịnh trị, trăm họ sống ấm no hạnh phúc, đất nước bình yên không giặc giã xâm phạm...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hồng Đức Thịnh trị (hay Hồng Đức Thịnh thế hoặc Hồng Đức chi trị) là thuật ngữ lịch sử để nói về thời đại phát triển rực rỡ của chế độ  quân chủ ở Đại Việt trong giai đoạn vua Lê Thánh Tông cầm quyền dưới niên hiệu Hồng Đức từ năm 1470 - 1497 (tổng 27 năm thịnh trị). 

Thời đại Hồng Đức được sử sách hết lời ca tán, các hậu triều đời sau đều xem thời kỳ này là khuôn vàng thước ngọc của một vương triều thịnh thế. Và trước khi nói về những quyết sách quan trọng để gây dựng nên triều đại này, xin lược thuật đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển của nhà Lê.

Nhà Lê trải mấy đời mới ổn định được triều cương?

Sử cũ có chép, nhà Lê bắt đầu từ thời vua Lê Thái Tổ. Sau khi ông băng hà, Lê Thái Tông lên cầm quyền. Vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng sử sách chính là căn nguyên khiến Thái Tông qua đời. 

Sau đó, Thái tử Bang Cơ lên ngôi vua, lấy hiệu là Nhân Tông. Vì vua còn nhỏ tuổi nên Thái hậu Nguyễn Thị Anh buông rèm nhiếp chính.

Năm 1459, con trưởng của vua Thái Tông là Lê Nghi Dân dẫn quân vào cung cấp mưu sát cả vua và Thái hậu. Nghi Dân sau đó lên ngôi, đổi hiệu là Thiên Hưng.

Thế nhưng vua không sáng suốt, chỉ tin lời bọn nịnh thần, thay đổi nhiều pháp chế khiến người người oán thán. Đến năm 1460, các đại thần gồm Nguyễn Xí, Đinh Liệt dấy binh, giết chết Lê Nghi Dân.

27-nam-thinh-tri-nhat-lich-su-phong-kien-Viet-Nam-la-o-doi-vua-nao
Vua Lê Thánh Tông

Trong thời gian này, quan lại triều đình tìm hiểu và thấy con bà phi Ngô Thị Ngọc Dao là Lê Tư Thành đang sống trong dân gian. Đáng chú ý, người này có tài lại đức độ nên đã rước về cung làm vua. Ông lên ngôi lấy hiệu là Lê Thánh Tông, niên hiệu Quang Thuận.

Sử sách chép rằng, qua quá nhiều binh biến nội tộc, cuối cùng nhà Lê cũng đến thời ổn định, phát triển. Đến năm  1470, vua đổi niên hiệu thành Hồng Đức. Đây là giai đoạn rực rỡ nhất của Đại Việt.

Những quyết sách quan trọng ở mọi mặt của vua Lê Thánh Tông

Bổ sung, hoàn thiện luật Hồng Đức

Về quản lý triều chính, vua Lê Thánh Tông bỏ luật cha truyền con nối đối với các công thần, ai có công thì người ấy mới được thưởng, chỉ trọng dụng người tài đức. 

Nhà vua bổ sung hoàn thiện bộ luật Hồng Đức, đặc biệt chú ý đến việc chống tham nhũng. Việc này được tiến hành từ các quan đầu triều đến các quan lại địa phương.

Trong 772 điều của bộ luật Hồng Đức thì có đến 40 điều thuộc về chống tham nhũng. Ví dụ như điều 138 có nói rõ: "Quan lại mà tham nhũng, nhận hối lộ, làm sai phép nước thì bị phạt: tham ô từ 1 đến 9 quan tiền, bị cách chức. Từ 10 đến 19 quan bị đánh trượng, đi đày. Từ 20 quan trở lên, bị chém. Các ngươi ăn lễ từ 1 đến 9 quan, phải phạt 50 quan. Từ 10 đến 19 quan, phạt từ 60 đến 100 quan. Từ 20 quan trở lên, phạt tội làm phu. Của hối lộ bỏ vào kho một phần, một phần trả lại chủ”. Việc xử phạt này không phân biệt giàu nghèo hay chức vụ đảm trách.

27-nam-thinh-tri-nhat-lich-su-phong-kien-Viet-Nam-la-o-doi-vua-nao-9
Bản đồ Hồng Đức

Luật Hồng Đức chính là thước đo cho thấy sự uy nghiêm của pháp luật ngày xưa, chỉ tham ô quan tiền là mất chức, 20 quan tiền là bị tử hình.

Ở giai đoạn này, nhà Lê cũng đặc biệt quan tâm đến chuyện tuyển dụng hiền tài khiến các quan vốn tiến thân bằng đường tiền bạc, nịnh bợ không có  đất dụng võ. Và cũng vì thế mà nạn tham nhũng bị đẩy lùi, dẹp bỏ.

Các quan thanh liêm được triều đình trọng dụng, nhân dân ưu ái....

Phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng vào kỳ rực rỡ

Vua Lê Thánh Tông chú trọng phát triển nông nghiệp, ra sắc chỉ khuyến khích phát triển nông nghiệp: "Từ nay về sau, trong việc làm ruộng, phải khuyến khích quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai, để đủ ăn mặc, không được bỏ gốc theo ngọn, hoặc kiếm chuyện buôn bán, làm trò du thủ du thực. Người nào có ruộng mà không chăm cày cấy thì quan cai trị bắt trình trị tội" (Đại Việt sử ký toàn thư).

Bên cạnh đó, vua Lê Thánh Tông còn ban hành quyền tư hữu ruộng đất, nghiêm trị kẻ chiếm đoạt hoặc lấn chiếm ruộng đất của người khác. Ông cũng sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền, ra luật quân điền chia đất cho người dân.

Vua lập các quan chức khuyến nông để chăm lo việc nông trang. Lệnh cho các quan địa phương phải báo về nơi nào có đất hoang để khai phát. Nhờ đó mà nông nghiệp phát triển mạnh, nhân dân dư thừa lương thực, kho lương của triều đình lúc nào cũng đầy dù thời kỳ này cũng hứng chịu một số hậu quả của thiên tai.

Ở thời kỳ Hồng Đức, công nghiệp và xây dựng phát triển rực rỡ. Đồ gốm cung phát triển rực rỡ với hoa văn tinh xảo. Nghề in và làm giấy đạt đến trình độ cao, lượng sách được in trong thời kỳ này rất lớn.

27-nam-thinh-tri-nhat-lich-su-phong-kien-Viet-Nam-la-o-doi-vua-nao-8

Hàng hóa phát triển mạnh khiến không còn phụ thuộc vào hàng ngoại, nhất là hàng từ Trung Hoa. Việt sử Tiêu án của Ngô Thì Sĩ có ghi chép rằng: “Người nước ta ưa chuộng gấm vóc, đồ dùng của người Tàu; mỗi năm có tàu buôn đến, thì hao tổn tiền không biết đâu mà kể; có biết đâu rằng trong đời Hồng Đức những đồ mâm, bát, bình, chén dùng ở trong cung vua, đều là của nước ta chế tạo, không thấy nói lấy đồ của Tàu làm quí. Đồ dùng của nước ta tinh xảo chả kém gì Trung Hoa, cứ cho mẫu mà bảo thợ chế tạo, thì sao lại chả tinh xảo được? Đó là một cách bỏ thói xa xỉ, làm cho nước giàu. Xa nữa thì nên bắt chước vua Lý Thái Tôn, gần thì lấy đời Hồng Đức làm mẫu mực”.

Nghề thủ công phát triển ở Đế đôk Đông Kinh với nhiều phường nghề: Phường Yên Thái làm giấy, Phường Nghi Tàm dệt vải lụa, Phường Hà Tân nung vôi, Phường Hàng Đào nhuộm điều, Phường Ngũ Xá đúc đồng, Phường gạch và gốm sứ Bát Tràng.

Đông Kinh trở thành nơi buôn bán sầm uất nhất lúc bấy giờ, từ đó các con đường bộ hay đường sông cũng được mở ra nhằm trao đổi hàng hóa đến từng địa phương.

Để thuận tiện cho việc buôn bán, vua Lê Thánh Tông cũng ra khuyến dụ rằng: “Trong dân gian hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hóa, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng hay trước ngày họp chợ cũ để tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau.”

Rèn luyện thủy binh, bộ binh, phát triển quân sự

Vua Lê Thánh Tông không phải người đánh nam dẹp bắc dựng triều, cũng không phải người chống giặc ngoại xâm giữ đất nhưng ông đã xây dựng nên một quân đội hùng mạnh đến mức lân bang không dám nảy sinh ý định xâm phạm.

Các nước Chiêm Thành, Bồn Man, Lan Xang (Lào ngày nay), cướp phá vùng biên giới của Đại Việt, vua không chỉ đánh bại mà còn tiến qua biên giới đánh cho phải quy thuận. 

Cách tổ chức quân được Phan Huy Chú ghi chép trong “Lịch triều hiến chương loại chí” như sau: “Binh chế đời Hồng Đức, ngoài cấm binh ra thì binh các đạo chia làm 5 phủ, chức Đô đốc đứng đầu nắm đại cương, các đô ty đốc suất các bộ thuộc, mà các vệ, các sở thì ở đạo nào chia thuộc vào đạo ấy. Đó là đại lược về sự đặt quân. Bấy giờ binh ở vệ sở đã thống thuộc vào các ty, mà các binh về quân hạng thì cứ để ở hộ tịch, 3 năm một lần duyệt, hễ có việc tức thì gọi ra. Cho đến khi đánh Chiêm Thành và Bồn Man, quân thủy quân bộ có tới 26 vạn hoặc 30 vạn. Gọi ra một lúc mà số quân được nhiều thế, là vì ngạch quân đặt đã sẵn rồi".

Vua Lê Thánh Tông còn cho rèn luyện thủy bộ binh theo các trận đồ. Bộ binh luyện theo trận đồ: Trương cơ, Tương kích, Cơ binh; thủy binh luyện theo trận đồ Trung hư, Thường sơn xà, Mãn thiên tinh, Nhạn hàng, Liên châu, Ngư đội, Tam tài, Thất môn, Yển nguyệt

Cứ 3 năm một lần nhà Vua lại cho tổ chức thi võ cho các binh tướng với các mức thưởng khác nhau, ai không đạt yêu cầu thì bị phạt, cũng từ đó mà xây dựng đội cấm quân thiện chiến. Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi chép lại rằng: “Mỗi người thi bắn cung tên 5 phát, ném thủ tiễn 4 chiếc, đấu mộc 1 tao. Trúng được từ 8 đến 10 là thượng cấp; từ 6 đến 7 là trung cấp, từ 4 đến 5 là hạ cấp; đều được thưởng theo thứ bậc khác nhau. Nếu trúng từ 2 đến 3 thì không được thưởng cũng không bị phạt; trúng từ 1 đến không trúng thì phải phạt tiền cũng theo thứ bậc khác nhau".

Giáo dục là nền tảng để phát triển

Vua Lê Thánh Tông vô cùng coi trọng giáo dục. Theo ông, giáo dục chính là nền tảng để phát triển. Vua chú trọng bồi dưỡng nhân tài, trọng dụng Nho gia, các kỳ thi khoa bảng được tổ chức 3 năm một lần nhằm tìm kiếm nhân tài phụng sự đất nước. Các cơ quan giáo dục quan trọng là Hàn lâm viện, Đông các viện, Quốc sử viện, Quốc Tử Giám, nhà Thái học hoạt động mạnh.

Nhận thấy học sinh trường Quốc Tử Giám thường xuyên học kinh thư, kinh thi, mà ít học lễ, vua liền bổ sung chức "ngũ kinh bác sĩ" nhằm giảng dạy đủ ngũ kinh.

Vua còn chủ trương các bậc hiền tài trong nước đều phải trải qua thi cử, chỉ thi đậu mới được làm quan, không có tiền lệ "con ông cháu cha". Cũng nhờ có vậy mà thời kỳ Hồng Đức từ quan địa phương đến trung ương đều là các bậc hiền tài. Phan Huy Chú trong “ Lịch triều hiến chương loại chí ” mô tả rằng: “Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau không thể theo kịp”.

27-nam-thinh-tri-nhat-lich-su-phong-kien-Viet-Nam-la-o-doi-vua-nao-7

Ở thời kỳ Hồng Đức, các bậc hiền tài có thể kể đến là: Lương Thế Vinh, Vũ Kiệt, Vũ Tuấn Chiêu, Phạm Đôn Lễ, Trần Sùng Dĩnh, Vũ Duệ, Quách Đình Bảo, Quách Hữu Nghiêm, Nhân Thân Trung…

Để khuyến khích hiền tài, Lễ bộ Thượng thư Quách Đình Bảo tâu với Vua nên dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, Vua chuẩn tấu.

Thân Nhân Trung được giao soạn bài văn bia cho khoa thi đầu tiên năm 1442. Ông đã viết rằng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”.

Sức mạnh của Đại Việt khiến cả Đông Nam Á khiếp  sợ

Vào năm 1479, giặc cướp từ biên giới nhà Minh hay lấn qua cướp phá của người Việt. Vua Lê Thánh Tông cho 800 quân đánh đuổi giặc cướp rồi đuổi theo sát tận huyện Mông Tự (Vân Nam ngày nay) dựng doanh trại ở đó. Các quan địa phương nhà Minh phải đến thương thảo, quân Việt mới rút về.

Đến năm 1480, tình hình biên giới lại căng thẳng, rất nhiều quân cướp từ nhà Minh chạy sang tàn phá xóm làng. Tổng binh tri Bắc Bình của Đại Việt là Trần Ao sai Đào Phu Hoán đem 600 quân đánh vào Cảm Quả, chiếm được ải Thông Quang (thuộc Quang Lang, Ôn Châu, Trung Quốc) rồi tiến vào Ban Động dựng rào chắn, rồi tâu rõ sự việc cho triều đình. Sau khi hai bên thương thảo với nhau, quân Việt mới rút quân trở về. Từ đó quân nhà Minh không còn dám xâm phạm bờ cõi của Đại Việt.

Chiêm Thành cũng không phải dạng vừa, dám làm nhục sứ thần, xâm phạm biên giới nước ta. Đại Việt mạnh mẽ tiến quân, đánh đuổi đến tận kinh kỳ, bắt sống vua Chiêm.

Bồn Man, Lan Xang (Lào ngày nay) cướp phá biên giới của Đại Việt, vua Lê Thánh Tông cho quân đánh bại Bồn Man rồi sáp nhập vào Đại Việt. Vua chia quân tiến đánh sang Lan Xang, tiến đến tận kinh đô, bắt được Thế tử, Vua cùng hoàng thân Lan Xang phải chạy trốn khỏi kinh thành.

Vua Lan Xang chạy trốn đến vương quốc Lan Na (thuộc Thái Lan ngày nay). Quân Đại Việt truy đuổi đến tận nơi, đánh chiếm luôn cả Lan Na (vốn đưa quân đến giup Lan Xang) và Ayutthaya (thuộc Thái Lan ngày nay).

Sức Mạnh của Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông khiến cả Đông Nam Á phải khiếp sợ.

Xem thêm: Vợ vua Lê Lợi - vị phi tần hiếm có khó tìm trong sử Việt: Vì giang sơn xã tắc nguyện dùng thân "tế thần"

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông quả thực là một quốc gia cường thịnh về kinh tế, mạnh về quân sự. Đại Việt từng đem quân tiến đánh Bồn Man, Lan Xang, truy đuổi quân địch sang cả các nước láng giềng, khiến Đông Nam Á thần phục.

Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông từng 'cân' cả Đông Nam Á như thế nào?
0 Bình luận

Bí ẩn lớn nhất cuộc đời vua Lê Thánh Tông có lẽ là cái chết của ông. Đến nay, hậu thế vẫn loay hoay giải mã nhưng chưa tìm ra được đáp án cuối cùng.

Vì sao cái chết của vua Lê Thánh Tông là bí ẩn ngàn năm khó giải?
0 Bình luận

Theo ghi chép của sử cũ, cha con Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tôn đều là con cầu tự. Và đến khi khuất núi cũng có nét tương đồng nhau dù công nghiệp, thời gian trị vì dài ngắn dị biệt.

Huyền tích ly kỳ xung quanh chuyện sinh - tử của cha con vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 7 giờ trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

PC Right 1 GIF
Đề xuất