10 đoạn trích ý nghĩa nhất trong cuốn "Tuổi thơ dữ dội"

Xin gửi đến quý độc giả 10 đoạn trích ý nghĩa nhất trong cuốn "Tuổi thơ dữ dội" theo cảm nhận chủ quan của người viết. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tuổi thơ dữ dội là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn, nhà thơ Phùng Quán được chắp bút sáng tháng từ năm 1968. Nhà văn Phùng Quán đã phải mất 20 năm mới hoàn thiện được tác phẩm, và mất thêm 2 năm nữa tác phẩm mới được xuất bản ra mắt độc giả.

“Tuổi thơ dữ dội” là câu chuyện kể về quá trình chiến đấu và hi sinh của các em thiếu niên trinh sát thuộc trung đoàn Trần Cao Vân. Các nhân vật trung tâm của truyện đều chỉ ở vào khoảng 13, 14 tuổi; các em xuất hiện với những cái tên hết sức đáng yêu, đáng nhớ: Lượm sứt, Bồng da rắn, Vịnh sưa, Quỳnh sơn ca, Tư dát, Kim điệu, Vệ to đầu, Hiền, Mừng,... Mỗi đứa một hoàn cảnh mà đến với đơn vị, thế nhưng chúng lại đều có những cái chung. Chúng có cái ngây ngô, cái trẻ con của những đứa trẻ cùng tuổi; chúng cũng có cái gan dạ, trưởng thành, suy tư của một người lính; và trên hết, chúng có cái lòng yêu nước, cái tinh thần sẵn sàng hi sinh và cái sự căm thù giặc của một người dân Việt Nam.

Dưới đây là 10 đoạn trích được ý nghĩa trong cuốn sách này:

1. Nếu như cách mạng là một dòng sông, và cuộc đời của mỗi chiến sĩ là một con suối đổ vào dòng sông đó, thì các em lại là những tia nước nhỏ bé, bất ngờ vọt ra từ một kẽ đá, một vết nứt trên thân cây, hoặc trút xuống từ một đài hoa gió thổi nghiêng... Nhưng cái điều kỳ thú là những tia nước mỏng manh nhỏ bé ấy đã len lỏi hòa vào dòng sông Cách mạng hùng vĩ, lúc nào không ai hay.

2. Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu

Dấn thân vơ là phải chịu tù đày

Là gươm kề tận cổ súng kề tai...

3. Những hành động anh hùng, những tình cảm cao cả, những sự tích phi thường, là món ăn tinh thần tốt nhất, để nuôi dưỡng tuổi thơ.

4. Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi

Nào có mong chi đâu ngày trở về

Ra đi ra đi bảo tồn sông núi

Ra đi ra đi thà chết không lui...

5. Hồi ở Mặt trận An Khê, có một anh nhà báo nhận tớ làm em nuôi, dạy tớ làm thơ. Anh ấy bị đạn đại bác Tây, chết mất rồi. Thơ anh ấy hay ghê lắm. Mỗi lần nghe anh ấy ngâm thơ là nước mắt tớ cứ chảy ra.

- Như lúc ăn ớt cay ấy à?

- Không phải

- Như lúc về phép thăm mạ mà không được gặp mạ ấy.

10-doan-trich-y-nghia-nhat-trong-cuon-tuoi-tho-du-doi-8

6. Đánh đuổi hết tụi Tây cướp nước, giành được độc lập rồi thì ai ai cũng được sung sướng. Những người cực khổ như mạ em dù có mắc bệnh chi nặng mấy cũng được Chính phủ chữa cho lành… Em muốn theo các anh đánh Tây cho nước nhà được độc lập, để sau ni lỡ mạ em có mắc bệnh chi còn nặng hơn cả bệnh hen suyễn, cũng được Chính phủ chữa cho lành…

7. Những ngày sắp tới đối với người chiến sĩ trinh sát chúng ta sẽ là những ngày tuyệt đẹp, nhưng đồng thời cũng đầy gian khổ hiểm nghèo. Trong chiến đấu các em có thể bị thương, bị giặc bắt, thậm chí có thể hy sinh. Nhưng chưa lúc nào như lúc này, anh thấy tin tưởng một cách sâu sắc rằng, những ngày sắp đến dù vấp phải gian khổ hiểm nghèo đến đâu, nhất định các em cũng sẽ làm đúng được như lời các em vừa hát: “Ra đi, ra đi thà chết không lui…

8. Nhưng em ngây thơ quá, trong sạch quá. Em không hiểu và cũng không tin, trong cuộc sống mà em đang sống vẫn tồn tại cái ác, cái xấu xa phản trắc, những âm mưu lừa lọc…

9. - Còn lâu em mới thất kinh! Cha em trước làm Cộng sản, vượt tù đến năm lần tê anh ạ – Vượt đến lần thứ năm thì tụi hắn bắn chết.

- Nếu gặp dịp hay, em còn dám chơi tụi hắn một vố nữa không?

- Sợ chi mà không chơi anh!

10. Riêng em Mừng, trung đoàn trưởng cho đưa thi hài em chôn bên cạnh mẹ em dưới bóng cây vả rừng cổ thụ. Cây vả rừng mà Quỳnh sơn ca thường hái những ngọn lá ngả màu vàng chanh làm giấy chép nhạc, viết vở nhạc kịch mộng tưởng của đời mình, kể chuyện bạn Mừng đã trèo tuốt tất cả những đỉnh cây cao của thành phố quê hương để tìm thuốc về chữa bệnh cho mẹ. Ngọn núi có cây vả rừng cổ thụ từ trước đến nay không có tên. Trong bản đồ tham mưu được ghi là đỉnh Chín Sáu. Sau đêm hôm đó, ngọn núi đã được có tên: Núi-Mẹ-Con-Em-Mừng.

Xem thêm: Trắc nghiệm yêu văn học: Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được viết trong mấy năm?

Đọc thêm

"Hành trình về phương Đông" từng được bình chọn là cuốn sách hay nhất mọi thời đai. Trong đó có nhiều quan điểm, đúc kết khiến chúng ta phải suy ngẫm. 

20 trích dẫn hay trong cuốn 'Hành trình về phương Đông'
0 Bình luận

Một lít nước mắt là tác phẩm văn học Nhật bản truyền cảm hứng cho rất nhiều độc giả trên thế giới không chỉ ở Việt Nam. Hãy cùng xem lại 10 trích dẫn hay nhất trong sách.

10 trích dẫn hay nhất từ cuốn sách 'Một lít nước mắt'
0 Bình luận

Trong cuốn hồi ký "Lòng tôi nhẹ khi mẹ rời xa" của Jennette McCurdy có nhiều trích dẫn hay, nhưng ấn tượng nhất có lẽ là 7 đoạn trích dưới đây.

7 trích dẫn hay về tình cảm mẹ con từ cuốn sách 'Lòng tôi nhẹ khi mẹ rời xa'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất