Vua Gia Long chết vì bệnh gì mà đông y bó tay, tây y cũng bất lực?

Sử chép, thái y viện triều Nguyễn thừa nhận bất lực trước bệnh tình của vua Gia Long. Sinh thời, vua giấu kín bệnh, bí mật mời các bác sĩ tây y trị bệnh nhưng cũng không qua khỏi. Rút cuộc, vua Gia Long mắc bệnh nan y gì?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong quá trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của vua Gia Long, các sử gia hậu thế nhận xét rằng: Vua Gia Long (Nguyễn Ánh) là vị hoàng đến gian khổ nhất triều Nguyễn. 25 năm bôn ba viễn xứ, ăn mật nằm gia, bao phen đói lạnh, lắm lúc cận kề cái chết.

18 năm làm vua thì phải lo khắc phục hậu quả gần 300 năm nội chiến. Bên cạnh đó còn phải cật lực tái dựng vương triều, thống nhất một đất nước rộng lớn với hàng loạt cuộc nổi dậy.

Có thể thấy rằng, gánh nặng giang sơn xã tắc đã bào mòn sức lực của một vị vua xuất thân võ tướng cường tráng. Châu bản triều Nguyễn có ghi lại việc chăm sóc vua của Thái y viện. Trong đó chỉ rõ, bệnh tình của vua trầm trọng từ tháng 10 năm Kỷ Mão (năm Gia Long thứ 18 - tháng 11/1819). 

Thái y viện lo lắng, các hoàng tử cùng các đại thần cũng đứng ngồi không yên. Nhưng vua dụ rằng: "Nay việc lớn của thiên hạ đã định rồi. Ta cũng sắp chết, không nói gì, chỉ có một việc là ngày sau phải cẩn thận, chớ nên gây hấn ngoài biên". Ngày Đinh Mùi (19 tháng chạp Kỷ Mão, nhằm 3-2-1820), vua băng hà, thọ 58 tuổi.

Vua Gia Long chết vì bệnh gì?

Theo báo Tuổi trẻ, việc chăm sóc sức khỏe cho vua Gia Long khi ấy do Thái y viện và các quan ngự y thực hiện. Việc chăm sóc sức khỏe của vua được thực hiện cẩn trọng, chu đáo. Và mọi hoạt động đều được ghi chép rõ ràng trong châu bản triều Nguyễn là "Ngự dược nhật ký".

Hiện nay tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 ở Hà Nội có lưu giữ 94 tờ châu bản ghi lại việc chăm sóc nhà vua, từ ngày 15 tháng giêng đến ngày 15 tháng chạp Kỷ Mão, năm Gia Long 18, năm cuối cùng nhà vua tại thế. 

vua-gia-long-chet-vi-benh-gi-ma-dong-y-bo-tay-tay-y-cung-bat-luc
Một trang châu bản triều Nguyễn ghi lại nội dung Thái y viện thăm khám sức khỏe cho vua Gia Long những ngày cuối đời (Nguồn: Trung tâm lưu trữ quốc gia 1)

Hội Đông y Thừa Thiên Huế do hai vị lương y Lê Quý Ngưu và Thích Tuệ Lâm đã dịch các tờ châu bản này sang chữ quốc ngữ và in thành sách, lấy tên "Ngự dược nhật ký trong châu bản triều Nguyễn".

Những người dịch sách và các nhà sử học sau này cho biết, tài liệu bị mất mát khá nhiều và ghi chép không đầy đủ, nên đến nay vẫn chưa thể xác định vua Gia Long qua đời vì bệnh gì.

Lương y Phan Tấn Tô (Hội Đông y Thừa Thiên Huế cho biết: Châu bản ngự dược nhật ký cho thấy các quan ngự y chỉ chữa bệnh cho vua theo triệu chứng chứ không trị tận gốc bệnh tình. 

Mặc dù trong châu bản không nhắc vua Gia Long bị bệnh gì nhưng qua mô tả ngự mạch và ngự phương, các ngự y đã điều trị chứng "tì - thận dương hư" là bệnh ở gan, thận và lá lách, có liên quan đến tì vị.

Lương y Lê Quý Ngưu thì cho rằng, có thể vua Gia Long bị tiêu chảy dài ngày, mất nước trong người dẫn đến suy kiệt rồi băng hà. Triệu chứng tiêu chảy, nhưng do nguyên nhân gì dẫn đến, chẳng hạn do lao ruột hoặc nhiễm ký sinh trùng, tức là gốc bệnh, thì thời đó không biết được nên bệnh dễ cũng thành khó trị.

Đông y bó tay, tây y bất lực

Trong Ngự dược nhật ký cũng có nhắc đến việc nhà vua ngoài dùng thuốc của Thái y viện thì còn dùng thuốc của thầy lang ở bên ngoài cung. Đó là lang y Nguyễn Văn THành (người xã Quan Chiêm, phủ Hà Trung,  Thanh Hóa). Người này dâng bài thuốc "Hồng thăng đơn" cho vua. Lang y Nguyễn Ngọc Thiền dâng bài thuốc bôi lên chỗ ngứa ngoài da.

Bên cạnh đó còn có, danh y ở miền Bắc là Nguyễn Quang Lương (biệt danh Trần Quang Chiếu) được quan Tổng trấn Bắc là Lê Chất tiến cử vào kinh chữa bệnh cho vua Gia Long vào tháng 11 năm Kỷ Mão. 

Trong quá trình giải mã bệnh tình trước khi lâm chung của vua Gia Long, Tiến sĩ Nguyễn Thị Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) đã phát hiện một tài liệu quý liên quan đến việc chẩn trị bệnh cho vua Gia Long. Đó là hai tờ phiến của danh y Nguyễn Quang Lượng. Sau khi thăm khám, ông đã phân tích kỹ nguyên nhân và đưa ra đường hương trị liệu:

Trong tờ phiên thứ nhất, ông Lượng tâu: "Chứng bệnh đi lỏng khi mới phát tác, dùng phương bình thường là đỡ; bệnh đã lâu ngày thì đa phần do tì thận hỏa hư hàn gây nên... Nay thần phỏng đoán, trị chứng tiết tả lâu ngày không ngoài việc trị tì thận cho khá lên rồi mới bắt đầu dùng phép bồi bổ tì... 

Mối quan hệ giữa tì và thận như vậy càng nên xin (nhà vua) tiết chế ẩm thực, chú ý chuyện nghỉ ngơi thì việc điều trị chứng đi ngoài không phải lo lắng gì nữa". Trong ngự dược nhật ký cũng chép rằng vua có triệu chứng tiêu chảy.

Đem đối chiếu với Ngự dược nhật ký, Tiến sĩ Nguyễn Thị Dương cho biết, đơn thuốc của danh y Lượng dâng lên trong tháng 11 đã không được Thái y viện thực hiện ngay. Mãi đến gần những ngày cuối đời của vua mới thấy ghi hai phương thuốc mà ông Lượng đề cập đến.

Trong tờ phiến thứ hai, danh y Nguyễn Quang Lượng dự đoán đến tiết lập xuân (ngày 21 tháng chạp) bệnh vua sẽ phát nặng. Quả nhiên đến ngày 19 tháng chạp thì vua băng hà. 

vua-gia-long-chet-vi-benh-gi-ma-dong-y-bo-tay-tay-y-cung-bat-luc-0
Tranh vẽ mô phỏng Nguyễn Vương (Nguyễn Phúc Ánh) với dung mạo của một võ tướng

Sau khi vua qua đời, các quan ngự y gồm chính ngự y Nguyễn Tiến Hậu, phó ngự y Đoàn Đức Hoảng và ngay cả cai bạ doanh Quảng Đức là Trần Vân Đại vào hầu thuốc, đều bị bắt giam vào ngục. Nhưng danh y Nguyễn Quang Lượng được miễn tội.

Không chỉ sử dụng các phương thuốc đông y, trong một số tài liệu phương Tây còn tìm thấy các dữ liệu cho thấy, vua Gia Long cố tình giấu bệnh tình của mình. Sử gia Wynn Gadkar Wilcox (Đại học Western Connecticut State, Mỹ) trong cuốn "Việt Nam và phương Tây - Cách tiếp cận mới" (NXB Đại học Cornell, 2010), tiết lộ rằng vua Gia Long đã bí mật triệu bác sĩ Treillard của tàu buôn Henri (Pháp) vào cung để điều trị bệnh cho mình.

Lúc ấy, Treillard đang mang theo một kỹ thuật y học mới của phương Tây về tiêm phòng bệnh đậu mùa. Người này cũng đang chữa bệnh cho con gái vua là Ngọc Nguyệt. Treillard cùng với bác sĩ J. M. Despiau, một người Pháp thân cận vua Gia Long, đã bí mật điều trị cho nhà vua trong khoảng bốn tháng. 

Vì là bí mật nên trong các sách sử triều đình như Đại Nam thực lục dù có chép diễn biến sức khỏe của vua Gia Long nhưng vẫn không ghi câu chuyện này. Sau 4 tháng bí mật điều trị, bác sĩ Treillard đã lên tàu Henri rời Huế vào đầu tháng 11-1819 về lại Pháp. Sức khỏe nhà vua yếu dần đi và hai tháng sau thì qua đời.

Như vậy, cả đông y và tây y đều "bó tay" trước bệnh tình của vua Gia Long. Kết quả, nhà vua băng hà ở tuổi 58 và cho đến nay, vua mắc bệnh gì mà qua đời vẫn là một bí mật chưa có lời giải.

Xem thêm: Hổ tướng nhà Tây Sơn nào khiến viên tướng khét tiếng của Nguyễn Ánh đại bại?

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Sử sách còn chép rằng, khi Nguyễn Văn Thành chết, vua Gia Long đã dụ rằng: Văn Thành từ lúc nhỏ theo trẫm có công lao to. Nay nhất đán đến nỗi chết, trẫm không bảo hộ được ấy là trẫm kém đức".

Khó có chuyện vua Gia Long lợi dụng 1 bài thơ để trừ khử trung thần Nguyễn Văn Thành
0 Bình luận

Tương truyền, lúc đặt địa bàn xuống để nhắm phương hướng thì mặt gương bỗng bị vỡ. Vua Gia Long liền lớn tiếng bảo thần núi: "Quý gì mảnh đất này mà người lại cố giữa không cho trẫm chôn mẫu hậu?".

Vùng đất linh dị có 'huyệt đạo đế vương' được vua Gia Long xin từ 'quỷ thần': Giai thoại và sự thật!
0 Bình luận

Để từ chối tình cảm của vua Gia Long, mỹ nhân Nguyễn Thị Ngọc Mai đã giả điên, lấy bùn đất, lọ than bôi lên mặt, xõa tóc rũ rượu, làm những điều quái dị.

Giai thoại ít biết về mỹ nhân giả điên để không phải sánh duyên cùng vua Gia Long
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cô gái gãy chân được đưa đến bệnh viện kịp thời nhờ hành động đẹp của cảnh sát

Ngay khi được tài xế taxi nhờ giúp đỡ, cảnh sát giao thông Hà Nội liền sử dụng xe mô tô chuyên dụng mở đường để xe chở nạn nhân đi cấp cứu kịp thời.

Hải An
Hải An 4 giờ trước
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nhận huân chương cao quý của Lào

Lễ trao tặng Huân chương Tự do (Huân chương Itxala) – phần thưởng cao quý của Nhà nước Lào – dành cho nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã được tổ chức vào chiều nay tại Hà Nội.

Hải An
Hải An 20 giờ trước
Ấm lòng tiệm mì 1K giữa Sài Gòn đắt đỏ: Tình người vẫn luôn hiện hữu

Cứ chập tối, tấm biển với dòng chữ “Tiệm mì 1K” trên đường Phạm Văn Đồng (TP. Thủ Đức, TP.HCM) lại sáng đèn, thu hút sự chú ý của dòng người đi đường.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Tình mẫu tử thiêng liêng: Mẹ hiến thận cứu con gái khỏi bờ vực tử thần

Thấy con gái 27 tuổi suy thận giai đoạn cuối, sức khỏe ngày một suy yếu, có thể mất mạng bất cứ lúc nào, người mẹ 50 tuổi đã không ngại ngần hiến thận cứu con.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Bất chấp hiểm nguy, cha nhảy xuống giếng sâu 35 cứu con gái 9 tuổi

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m, biết tin người cha không ngần ngại lao mình xuống giếng sâu 35m để cứu con.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 16/05
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 15/05
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 15/05
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 14/05
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 14/05
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 13/05
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất