Vì sao trẻ Tây học dốt hơn trẻ Việt nhưng ra trường lại giỏi giang, giàu có hơn?

12 năm học phổ thông, trẻ Tây dốt hơn trẻ Việt. Nhưng ở các cấp học sau đó, chúng bứt phát kiểu gì mà đỉnh vô cùng. Xui nhất là gặp phải mấy đứa người Do Thái hoặc hội hàn lâm gốc Đông Âu.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhiều bậc phụ huynh người Việt (thậm chí cả những người đã chuyển sang trời Âu sinh sống) đều cho rằng, điểm số ở trường thực sự quan trọng. Họ thường trách phạt khi con học kém, điểm thấp... Nhưng với người phương Tây, điểm số chưa phải là thang đo chính xác nhất về trình độ của một con người.

Nghe có vẻ hơi sai sai nhưng thực tế đã chứng minh, ở cấp học phổ thông, trẻ Việt giỏi hơn trẻ Tây rất nhiều. Nói toạc ra là bọn trẻ con Tây học dốt. Vậy mà, các cấp bậc sau đại học có khi không đủ sức đua với "chúng nó", nhất là xui mà gặp giống Do Thái hay hội hàn lâm gốc Đông Âu.

Rồi đến lúc đi làm, thì trăm phần trăm là phục sát đất mấy ông sếp Tây. Công lực thâm hậu mà liên minh chính trực cũng vững vàng. Chưa xét tới quan điểm sống. Cũng chỉ nói về thành phần số đông thôi, bỏ bớt thành phần cá biệt, thiểu số, và các loại thần đồng.

Vi-sao-tre-Tay-hoc-dot-hon-tre-Viet-nhung-ra-truong-lai-gioi-hon-0

Vậy điều gì đã xảy ra trong một thời gian ngắn, từ sau 18 tuổi, khiến cho thành phần 12 năm học dốt mình hay nói tới, thành nhân và thành công hơn hội học sinh khá và giỏi của chúng ta?

Thật ra, không phải người ta vào đại học rồi mới cuống cuồng đi học để bù lại kiến thức. Họ dành 12 năm học phổ thông và nhiều năm sau đó học chuyên môn, chỉ để làm điều họ thích. Vì vậy, mình sẽ thấy họ lựa chọn nghề nghiệp đa dạng. Nếu họ không thích nữa, họ có thể xé nháp, làm lại cuộc đời. Tính thích ứng và tự thân vận động của họ cũng rất cao.

Người Việt học nhiều, học dày từ mẫu giáo, lên cấp 1 đã biết làm hết các phép toán cơ bản, viết thư, làm văn, thi vở sạch chữ đẹp. Sang đến lớp 9 đa xhocj xong hết khóa học cơ bản của giáo trình 12 năm bên này. Dành 3 năm cấp 3 để ôn luyện đề thi dành cho các giải thi Olympics quốc tế.

Khi vào bậc đại học, trước siêng bao nhiêu thì giờ lười bấy nhiêu. Phần lớn vẫn trông cậy vào bài đọc của giảng viên, các môn học khi thi toàn viết theo khuôn mẫu, chữ nghĩa tr5ar thầy cô. Không viết được thì chép, không chép được thì thuê người viết hộ. Cứ thế, đến khi đi làm thì ngừng học luôn. Phần lớn chọn an phận thủ thường, khi các bạn mới 24 - 25 tuổi.

Nếu vẽ biểu đồ, thì người Việt mình học theo giáo trình của hình tháp. Khi nhỏ thì gánh khối kiến thức nặng nhất, càng lớn lại càng ít dần, đến tuổi vào đời thì gần như ngừng học.

Vi-sao-tre-Tay-hoc-dot-hon-tre-Viet-nhung-ra-truong-lai-gioi-hon-8

Học sinh Tây thì người lại, chúng được cho học theo hình tháp ngược. Khoảng thời gian đầu chỉ toàn chơi. Các bậc phụ huynh người Việt tha hồ sốt ruộ. Học đã không xếp thứ hạng mà đứa nào cũng được lên lớp. Gặp đưa chịu học không sao, mấy đứa lười vẫn được tạo điều kiện để... vừa lười vừa học mà vẫn không bị hổng kiến thức.  

Họ xây dựng giáo trình như những viên gạch xây nhà, trẻ vẫn học kiến thức cũ nhưng cách áp dụng mới. Một concept toán cơ bản, loanh quanh suốt 9 năm chỉ có cộng trừ nhân chia. Vậy mà khi làm bài kiểm tra, có ngồi trước Google và máy tính cũng không nhờ máy giải hộ được, vì toán của họ là toán tư duy, không phải loại giải hay tính nhẩm ào ào như mưa rào.

Trẻ nước ngoài khuyến khích theo hình tháp ngược, học ít chơi nhiều. Giờ hoạt động thể chất của tụi nó, bao gồm tắm nắng và chạy nhảy ngoài trời ít nhất 1h mỗi ngày. Trẻ quên không làm bài tập về nhà thì tự dành thời gian nghỉ giữa các tiết học để kịp vào bài mới. Trong tuần có ít nhất vài tiết học bỏ trống, để mấy ông lười làm nốt các bài tập, còn các bạn đã làm xong bài dùng thời gian đó để làm cái mình thích.

Vi-sao-tre-Tay-hoc-dot-hon-tre-Viet-nhung-ra-truong-lai-gioi-hon-6

Khi giải bài, học sinh Tây thường giải trong nhóm, bàn cãi chán chê, không  có câu trả lời nào là sai cả. Nếu chúng nó cần thêm thời gian để cãi nhau, cô giáo cũng đào đâu ra thời gian để đợi, có khi cả tuần tụi nhỏ mới giải xong. Vấn đề là ở chỗ, người Việt mình sẽ rất nóng vội. Người lớn sẽ lao vào giải cứu. Sẽ dùng hết sinh lực để giải càng nhanh, càng khó, càng nhiều càng tốt. Còn bên này, không một bài toán nào của cô có lời giải.

Trước và sau, toàn bọn học trò tự giải thích và chỉ nhau thôi. Khi nộp bài, cô cũng không vội chấm điểm. Mỗi đứa tự dò lại bài theo tiêu chí chấm điểm công khai. Xong rồi giao bài cho đứa khác trong lớp nó chấm và sửa cho. Sau đó, tuỳ đứa trẻ ấy có muốn sửa lại theo hướng dẫn của bạn không, rồi nộp cho cô bản final.

Ở đó, điểm số không có tính định kiến hay may rủi, nó hoàn toàn là kết quả của việc tự học, học ở bạn và học theo kỳ vọng cá nhân đã được đặt ra. Từ nhỏ đến lớn, học theo hình xoáy ốc, càng lớn thì năng lực tự học và học ở người khác ngày càng dồi dào. Họ học trong một thế giới mở. Ai cũng có quyền có sai lầm, và được tạo điều kiện để được góp ý, chỉnh sửa trước khi hoàn thiện.

12 năm phổ thông để rèn luyện phẩm chất đó, chứ không phải chinh phục bộ đề toán cao cấp nhanh nhất có thể. Các vị phụ huynh người Việt ở đây sẽ có hai lựa chọn, tiếp tục sốt ruột và nóng vội gửi con đi học các lớp kèm thêm, hay ... để cho lũ trẻ cãi nhau vì một bài toán nhỏ suốt cả tuần, thời gian còn lại ngoài lớp học chỉ thấy chúng nó say sưa cào cát ở ven sông.

Xem thêm: Cẩm Hằng: Nữ du học sinh Nhật Bản kiếm 100 triệu/tháng, từng gây bão vì đăng ký hiến tạng ở tuổi 22

Đọc thêm

Thay vì dùng tiền chi tiêu cho bản thân, đầu tư sản phẩm mới, Ricky Star - thủ lĩnh OTD đã dùng lợi nhuận thu được từ hit "Tình bạn diệu kỳ" để làm thiện nguyện.

Hành động ý nghĩa của Ricky Star: Dùng toàn bộ tiền kiếm được từ hit 'Tình bạn diệu kỳ' mua xe đạp tặng học sinh nghèo
0 Bình luận

Hiện nay, mỗi công dân Việt Nam từ khi chào đời đều được cấp riêng một mã định danh cá nhân, dãy số này sẽ gắn liền với mỗi người từ khi sinh ra tới khi mất đi. Vậy, học sinh, sinh viên muốn biết mã định danh cá nhân cần phải tra ở đâu?

Học sinh, sinh viên muốn biết mã định danh cá nhân cần phải tra ở đâu?
0 Bình luận

Về vùng cao công tác, thương tình cảnh của học trò nghèo nơi đây, thầy giáo Phạm Minh Tuấn liên tục đứng ra kêu gọi, vận động ủng hộ giúp đỡ các em.

Thầy giáo miền núi 'vác tù và hàng tổng', gần 10 năm dốc sức trẻ giúp đỡ học sinh nghèo
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất