Vì sao dừng việc dâng cúng, đốt vàng mã tại các điểm di tích ở Côn Đảo?
Thông tin về việc dừng dâng cúng, đốt vàng mã tại các điểm di tích ở Côn Đảo đang khiến dân tình ngỡ ngàng.

Mới đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo vừa đưa ra thông báo liên quan đến việc hành lễ tại đây. Cụ thể, Trung tâm sẽ thực hiện chủ trương hạn chế tiến tới dừng dâng cúng, đốt vàng mã trong Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Côn Đảo.
Lộ trình thực hiện như sau:

Từ ngày 10/6/2023 - 10/9/2023: Tuyên truyền, quán triệt, vận động nhân dân và du khách hưởng ứng thực hiện.
Từ ngày 11/9/2023 - 30/9/2023: Hạn chế hướng tới dừng việc dâng cúng, đốt vàng mã tại các điểm di tích thuộc khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Côn Đảo.
Từ ngày 01/10/2023: Thực hiện việc dừng dâng cúng, đốt vàng mã trong các điểm di tích thuộc Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Côn Đảo. Nhân dân và du khách không mang vàng mã vào các di tích: Nghĩa trang Hàng Dương, Nghĩa trang Hàng Keo, Bia tưởng niệm di tích bãi sọ người, Bia tưởng niệm di tích Cầu Ma Thiên Lãnh, Bia tưởng niệm vượt ngục, Bia tưởng niệm cầu tàu 914, Đền thờ Côn Đảo…

Chia sẻ về lý do, phía Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo cho biết dừng dâng cúng, đốt vàng mã tại các điểm di tích được xem là việc làm cần thiết nhằm tránh gây lãng phí, tốn kém, ô nhiễm môi trường và phòng tránh hỏa hoạn.
Đốt vàng mã từ lâu vốn được xem như tập tục truyền thống trong thờ cúng tổ tiên của người Việt. Dù vậy, tập tục này đang bị lạm dụng, biến tướng làm mất đi nét đẹp trong truyền thống văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Tục đốt vàng mã phần nào thể hiện sự thành tâm hướng về tiên tổ nhưng nếu quá đà, hành động ấy lại trở nên phản cảm, xấu xí và lãng phí. Suy cho cùng, hành lễ dù ở đâu, khi nào thì điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm, thành kính chứ không phải là những quy đổi vật chất theo số lượng.
Tổng hợp
Xem thêm: 4 nhà hàng Việt Nam đầu tiên được gắn sao Michelin: Anăn Saigon, Gia, Hibana by Koki và Tầm Vị
Đọc thêm
Hang Co Phương là nơi in dấu và thể hiện ý chí quyết tâm vượt khó khăn, gian khổ, hy sinh quên mình để chi viện cho chiến trường của quân dân ta với quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Hang đá Long Môn là kiệt tác chạm khắc tiêu biểu cho thời kỳ phát triển rực rỡ của Phật giáo Trung Quốc cổ đại. Trải qua hơn 400 năm xây dựng, tính đến nay, di tích này đã có hơn 1.500 năm lịch sử.
Tọa lạc tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, khu di tích Lam Kinh tới tận bây giờ vẫn lưu giữ nhiều câu chuyện bí ẩn, huyền ảo về một triều đại phong kiến được coi là hưng thịnh bậc nhất lịch sử Việt Nam.
Tin liên quan
Hôm nay (14/6) là ngày Quốc tế người hiến máu, Tổ chức Y tế Thế giới đã lựa chọn thông điệp "Thường xuyên hiến máu, hiến huyết tương. Chia sẻ yêu thương, trao sự sống".
Ngoài nắm chắc kiến thức, quy chế thi thì thí sinh 2K5 đặc biệt chú ý đến một vài nôi dung dưới đây. Lưu lại nhé, quan trọng lắm đó!
Bước sang độ tuổi 45, nhiều người chọn cách tập trung làm việc, tích lũy để nghỉ hưu, còn người mẹ dưới đây lại quyết tâm đi học lại.