Vị cư sĩ khổ tu 49 năm đổ sông đổ biển chỉ vì một chữ 'Nhẫn'
Phật Pháp có giảng về Chân – Thiện – Nhẫn, thì riêng một chữ Nhẫn ấy nội hàm đã vô biên vô tế, không thể luận bàn. Đặc biệt, một người muốn thực hành được đức Nhẫn thì trước hết phải Chân và Thiện.

Trời thu vừa vào lúc xế chiều, mặt sông buồn hiu hắt, bến sông vắng vẻ, đìu hiu. Xa xa góc chân trời, vài cánh chim chấp chới bay về trên nền trời nhuộm màu tím nhạt của hoàng hôn…
Bất Giác cư sĩ qua độ luân hồi chuyển kiếp đã được thêm sáu mươi chín năm. Lần này ông dốc hết công sức sớm tối đưa đò, tu rứt danh – lợi – tình chốn nhân gian để mong có ngày viên mãn hồi thăng, rời xa mọi đau khổ lụy phiền trong Tam giới. Lúc nào ông ta cũng tỏ ra khoan thai, điềm tĩnh. Dù lúc nắng hay mưa, lúc đông hay vắng, mùa đông hay mùa hè, ông đều làm việc một cách chăm chỉ, đều đặn không hề nản lòng, thoái chí.

Qua 49 năm hành nghề lái đò cũng là 49 năm tu Đạo, Bất Giác cư sĩ đã trở được chín mươi chín nghìn người qua bến sông, tích được công đức vô lượng, quả vị gần kề.
Vào buổi chiều thu hôm ấy, nước thượng nguồn bỗng dưng đổ về cuồn cuộn khiến mặt sông sủi bọt, xoáy nước đục ngầu, … Trời nhá nhem tối thì có mưa lớn xối xả, sấm chớp ầm ầm. Bỗng lúc ấy xuất hiện một thiếu phụ còn khá trẻ tuổi, vai khoác tay nải, tay dắt một bé trai chừng năm, sáu tuổi tới nhờ ông đò Bất Giác chở giúp qua sông.
Ông lão lái đò có chút lưỡng lự vì chở khách quá giang trong thời tiết này sẽ rất nguy hiểm nhưng người thiếu phụ năn nỉ nói có việc rất gấp nên lão đành phải nhận lời.
Vừa bước xuống thuyền, người đàn bà đã lớn tiếng dặn dò: “Mẹ con ta đây thân phận cao quý, chẳng phải lũ thường dân. Ông nhớ chèo cho vững nghe không. Cần che mui cho kín. Nếu chúng ta mà bị ướt thì liệu chừng mà ăn roi quắn đít đó!”

Ông lão khẽ nhíu mày nhưng vẫn mỉm cười đáp: “Xin phu nhân và cậu chủ an tâm, lão đây sẽ gắng hết mình vì sự an toàn của hai vị”.
Lão lái đò cố gắng hết sức để đánh vật với sóng xô nước xoáy, chẳng dám phân tâm dù chỉ một giây và cuối cùng cũng đưa được hai mẹ con nhà nọ đến bờ bên kia một cách an toàn.
Nhưng vừa đặt chân lên đến bờ, người thiếu phụ bỗng hét lên: “Ta quên khuấy đi mất. Còn có một gói hành lý bỏ quên ở quán bên kia. Vậy phiền nhà ngươi chịu khó chèo sang lấy hộ”.
Bất Giác cư sĩ cúi đầu nín lặng nhưng ông vẫn quay lại bờ bên kia để lấy gói hành lý trao tận tay cho người đàn bà. Sau khi soát lại gói đồ, bà ta lại thốt lên: “Thôi rồi! Còn một trái cầu mây của cậu chủ nhỏ. Hồi chiều nó chơi vô tình rớt dưới gầm chiếc chõng tre nơi quán nhỏ. Thế nào nhà ngươi cũng phải gắng sang một lần nữa đem về cho ta. Hãy đi cho mau, nãy giờ mẹ con ta ở bên này đợi ngươi đến mệt!”

Lúc này Bất Giác cư sĩ tỏ ra vô cùng bất mãn, ông chỉ tay về phía hai người họ và nói lớn: “Xú nhân! Bà có hiểu hai chữ ‘biết điều’ là gì không vậy? Ta đâu phải sinh ra để mà hầu hạ mẹ con nhà ngươi mãi được!”
Vừa dứt lời, một luồng sáng chói lòa hiện rực rỡ cả bến sông. Mẹ con người khách lạ biến mất. Phía trên cao đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiển linh tọa trên tòa sen rực rỡ sắc vàng, Ngài nhìn ông mỉm cười và bỗng có lời nói phát ra âm vang khắp núi sông: “Nhà ngươi vẫn chưa vượt qua được một chữ ‘Nhẫn’. Chấp trước hãy còn, khó thành công quả!”
Âm thanh vừa dứt, ánh sáng chói loá cũng khuất dần, cảnh vật lại như cũ và Bất Giác cư sĩ đứng sững như trời trồng giữa bến sông cô tịch.

Phật Pháp có giảng về Chân – Thiện – Nhẫn. Một người muốn có được đức Nhẫn thì trước hết phải có được Chân và Thiện. Bởi nếu không Chân thì làm sao Thiện, nếu không Thiện thì làm sao Nhẫn được với đời. Như vị Bất Giác cư sĩ nói trên, chỉ vì một một lần không “nhẫn” được mà làm mất hết công đức tu luyện cả một đời.
Có câu: ‘Ngã rồi mà biết vựng dậy thì thật đáng trân quý’. Mong sao lão cư sĩ Bất Giác sớm ngày đạt đến Giác ngộ và có thể viên mãn hồi thăng. Chỉ cần còn có cái tâm muốn ‘Phản bổn quy chân’ thì cuộc đời vẫn chưa bao giờ là muộn.
Đọc thêm
Đức Phật dạy, im lặng cũng là một loại trí tuệ của kẻ khôn ngoan. Nhưng để sở hữu được loại trí tuệ này, chúng ta cần thời gian dài để không ngừng nỗ lực và cố gắng.
Đức Phật dạy rằng, bóng mát của thân tộc hơn người ngoài. Hiểu được lời Phật dạy sẽ giúp tình cảm anh em gắn kết hơn, mang lại trái ngọt muôn đời.
Lắng nghe lời Phật dạy về lòng hiếu thảo để thấy rằng, trong cuộc đời này, chúng ta đã từng có lúc hiểu sai, hiểu lệch về chữ hiếu với đấng sinh thành.
Tin liên quan
Mạng sống của chúng ta quan trọng thế nào thì đối với chúng sinh cũng vậy. Vì thế cần hạn chế sát sinh vì đây là tội nghiệp vô cùng nặng, chịu quả báo nặng nề.
Một người đàn ông chạy thục mạng, không dám ngoái đầu nhìn lại vì bị một con hổ dữ đuổi. Cuối cùng khi đến bờ vực thẳm anh không thể chạy được nữa, trong khi đó con hổ vẫn còn ở phía sau. Thấy vậy, Đức Phật liền đưa ra một lời khuyên khiến ai cũng phải suy ngẫm.
Những người còn nghĩ "tên xấu ảnh hưởng cả đời" là những người vẫn còn sân si trong lòng. Nếu sân si ăn sâu bám rễ thì chắc chắn cuộc đời không thể có an yên.