Văn chương đã làm chúng ta "hiểu lầm" tác giả Việt Nam thế nào?
Đọc "Số đỏ" ai cũng nghĩ Vũ Trọng Phụng là một tay chơi sành sỏi lắm; đọc văn chương của Thạch Lam ai cũng mường tượng ông thư sinh... Nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược.

1. Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng thường viết về những tệ nạn xã hội mô tả rất “khét”, nên là nhiều người nghĩ ông phải là “một tay chơi” sành sỏi lắm. Nhưng sự thật thì Vũ Trọng Phụng toàn nghe bạn bè kể lại rồi viết, bản thân ông lại “lành như cục bột”, không biết mùi ăn chơi bao giờ và cũng không biết tán gái là gì luôn.
2. Nam Cao
Nam Cao hay lấy người thật việc thật ở làng Đại Hoàng quê mình để làm chất liệu xây dựng tác phẩm, vì vậy, bạn đọc dễ tưởng tượng cảnh ông đi khắp làng trên xóm dưới, quan sát như “camera chạy bằng cơm”. Thực tế, Nam Cao ít khi ở nhà, người "hóng biến" lại chính là vợ ông. Nhờ có vợ kể lại mà ông có cảm hứng viết những tác phẩm “Chí Phèo”, “Lão Hạc”.

3. Thạch Lam
Thạch Lam có giọng văn nhẹ nhàng, man mác khiến người ta liên tưởng tới một anh thư sinh hiền lành, nhút nhát. Thực tế, ông có vẻ ngoài thư sinh nhưng không hề nhút nhát một xíu nào. Thạch Lam từng là dân chơi thứ thiệt và yêu đương cũng rất “bạo”. Thay vì nhờ mai mối, ông đã chọn lấy vợ theo tiếng gọi con tim, bí mật làm đám cưới rồi mới báo tin cho gia đình.
4. Kim Lân
Kim Lân sáng tác “Vợ nhặt” dựa trên câu chuyện của gia đình trong những năm khốn khó. Tuy nhiên, Kim Lân không “nhặt” vợ mà là vợ “nhặt” ông. Nguyên do là vì vợ của Kim Lân là em ruột của một người bạn của ông. Kim Lân thích bà nhưng không dám nói, chính bà đã chủ động bày tỏ tình cảm bằng cách dúi cho ông mấy quả mận, khác với Thị theo Tràng vì mấy bát bánh đúc.
(Nguồn: dangdocgiday)
Đọc thêm
Văn học Việt Nam có cả một kho "bí kíp thả thính" được sáng tác bởi các ông hoàng, bà chúa thơ tình như Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nguyễn Bính...
Những trích dẫn văn chương của nhà thơ Xuân Diệu dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc sáng tạo nên một bài văn chất lượng.
Bàn về văn học, nhà phê bình Chu Văn Sơn từng quan niệm: “Văn chương xét đến cùng là sự cất tiếng của lòng hiếu sinh” (Dẫn theo: Nguyễn Thanh Tâm, “Văn chương là sự cất tiếng của lòng hiếu sinh”, báo văn nghệ Thái Nguyên, 1/5/2020). Bằng hiểu biết văn học của mình, anh (chị) hãy bình luận về ý kiến trên.