Rắn và Cá Chép đều có thể hóa Rồng, vậy con vật nào có địa vị cao hơn?

Trong truyền thuyết dân gian xưa, cả Rắn và Cá Chép đều có thể hóa Rồng. Vậy so tài nghệ của 2 con vật này thì con nào sẽ mạnh hơn?

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 08/07
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong nền văn minh Trung Hoa, có rất nhiều hiện tượng, sự vật, sự việc lạ kỳ và bí ẩn. Trong đại đa số các con vật hiện nay thì Rồng được xem là nhân vật huyền bí và cao quý nhất. Trải qua hàng ngàn năm, nhiều người đã phác họa ra hình tượng Thần Long, thậm chí còn một mực gọi đây là truyền nhân của Rồng. Đồng thời những vị vua chúa cổ đại chính mình được gọi là Chân Long. Có thể thấy trong văn hóa của Châu Á hình tượng con rồng có sức ảnh hưởng rất sâu rộng.

ran-va-ca-chep-deu-co-the-hoa-rong-vay-con-vat-nao-co-dia-vi-cao-hon-9

Mặc dù rồng là một loài linh vật hư cấu nhưng lại ẩn chứa rất nhiều câu chuyện thần thoại xưa. Loài rồng được chia ra thành nhiều chủng loại, có truyền thuyết còn cho rằng loài Rắn sau quá trình thay da đổi thịt sẽ dần dần biến thành Rồng. Cũng có truyền thuyết khác cho rằng loài Cá Chép sau khi vượt vũ môn đã hóa thành Rồng. Đến đây cũng nảy sinh thêm một vấn đề, nếu như Rắn và Cá Chép đều có khả năng biến hóa thành Rồng, như vậy  giữa hai loài này thì bên nào mạnh hơn?

Điều này phải nhắc đến quá trình luyện hóa thành rồng giữa Rắn và Cá Chép, rồi mới tiến đến sự phân tích rõ ràng hơn. Muốn tiến hóa thành Rồng là cả một quá trình lâu dài, trước tiên phải biến hóa thành Giao rồi mới đến Rồng.

Chính vì vậy, Rắn muốn biến đổi phải góp nhặt đại lực và pháp lực mới mong có cơ hội hóa Rồng. Khi Rắn hóa Rồng, trong nháy mắt sẽ có được cường lực cực đại. Tiếp đến là Cá Chép, muốn biến hóa thành Rồng phải tiêu tốn một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy Cá Chép trong thời gian này ngoại trừ việc phát triển tu luyện thì vẫn phải giữ lại sự kỹ xảo và sức mạnh mới qua được long môn và thành công hóa thành Rồng.

ran-va-ca-chep-deu-co-the

Trong những ghi chép về quá trình biến đổi của Rắn và Cá Chép thành Rồng cũng đã nói rõ trước tiên muốn biến hóa thành Rồng phải mất khoảng thời gian 500 năm. Sau đó, lại phải trải qua hơn ngàn năm tu hành. Đây chính là Rồng trong lịch sử Trung Hoa. Như vậy để chuyển hóa thành Rồng không phải là điều dễ dàng.

Nhiều người cho rằng Cá Chép hóa Rồng chẳng có gì quá khó khăn và so với Cá Chép thì Rắn gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chuyển hóa thành Chân Long. Hóa Rồng giống như tuyển chọn phi, chính là bởi vì Cá Chép hóa rồng có địa vị rất thấp, còn Rắn hóa Rồng có địa vị cao hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều điểm cho rằng, Cá Chép vượt long môn là một việc khó ngàn năm cũng không có ai làm được.

Tương truyền tại vùng đất Thần Châu, có một dòng sông lớn tên là Hoàng Hà. Sông Hoàng Hà chảy từ Tây sang Đông tựa như một con Rồng đang uốn lượn. Ở vùng trung du Hoàng Hà có một ngọn núi tên là Long Môn. Chuyện xưa kể rằng, khi Đại Vũ trị thủy ông đã xẻ núi cho nước chảy xuyên qua đá, tạo nên một cảnh tượng hùng vĩ. Vì chỉ có Thần Long mới có thể vượt qua vách núi ấy nên được gọi là Long Môn. Người ta nói nếu cá chép có thể nhảy qua sông Hoàng Hà vượt qua Long Môn thì sẽ hóa thành Rồng.

ran-va-ca-chep-deu-co-the-hoa-rong-vay-con-vat-nao-co-dia-vi-cao-hon-2

Long Môn là vách đá cao sừng sững, nước tuôn trào như thác, sóng nước ào ạt. Cá Chép có bơi ngược thác nước hùng vĩ ấy mà nhảy qua Long Môn thì còn khó hơn cả lên trời. Chuyện kể rằng từ ngày có một con cá chép hóa Rồng, rất nhiều con Cá Chép khác trên sông Hoàng Hà phấn khích mà kết bầy bơi ngược dòng đến Long Môn. Mặc kệ dòng nước Hoàng Hà hung hãn, có vô số con Cá Chép liều mình nhảy lên, và cho dù có rơi xuống trầy da tróc vẩy chúng cũng không bỏ cuộc. Vì vậy mà trong nhiều năm qua không một con cá chép nào có thể chạm đến Long Môn. Chúng vì thế rất thất vọng kéo nhau đến gặp Vua Thủy Tề, xin ông hãy hạ Long Môn thấp xuống để Cá Chép có thể hóa Rồng.

Sau một hồi tranh cãi, Vua Thủy Tề cũng quyết định cho hạ Long Môn xuống thấp hơn để tất cả những con cá chép có thể dễ dàng nhảy qua. Lẽ dĩ nhiên tất cả những con cá chép đều trở thành Rồng, lúc đầu đàn cá chép rất hân hoan vui sướng, vì cuối cùng chúng cũng có thể toại nguyện. Nhưng sau một thời gian chúng đều nhận ra một điều rằng, là Rồng hay Cá Chép thì có gì khác nhau?

Một lần nữa, bầy cá chép lại đến gặp Vua Thủy Tề để than vãn rằng chúng phải dùng sức vượt long môn để hóa rồng. Vậy mà khi trở thành Rồng rồi lại chẳng có gì thú vị hơn Cá Chép. Long Vương cười lớn và nói rằng: “Nói thật trong số các ngươi chưa có ai đã trở thành Rồng, việc các ngươi có thể dễ dàng nhảy qua Long môn chỉ là giả. Ta thấy các ngươi đáng lẽ phải nỗ lực vượt qua gian khó, vượt qua tiêu chuẩn của bản thân. Vậy mà còn kêu ca, vì thế ta đã che đi long môn thật và dựng lên một long môn giả để các ngươi thỏa nguyện. Long Môn thật được tạo ra từ linh khí của trời đất. Đừng nói là ta ngay đến cả Ngọc Hoàng Đại Đế cũng không thể hạ xuống cho các ngươi được.

ran-va-ca-chep-deu-co-the-hoa-rong-vay-con-vat-nao-co-dia-vi-cao-hon-5

Long Vương nói: “Nếu tất cả cá chép đều có thể hóa thành Rồng một cách dễ dàng thì Rồng rốt cuộc cũng chỉ là một tên gọi khác của loài Cá Chép mà thôi. Nếu các ngươi muốn biết Rồng thật sự khác Cá Chép như thế nào thì chỉ có một cách duy nhất là hãy nỗ lực để vượt qua Long Môn thật. Khi đó ai là Cá ai là Rồng có sự khác nhau như thế nào thì các ngươi sẽ phân biệt được ngay mà thôi”.

Tất cả cá chép đều có cơ hội trở thành Rồng nhưng thành hay bại đều là do nỗ lực của bản thân như thế nào chứ không phải là bởi vì tiêu chuẩn ấy có hạ thấp hay không. Nếu quả thực tiêu chuẩn đã được hạ thấp rồi, thì dẫu có đạt được cũng chỉ là một tên gọi khác của chính mình mà thôi. Do đó Cá chép muốn hóa rồng thì chỉ có thể còn cách là bơi ngược dòng sông Hoàng Hà mà nhảy qua Long Môn. 

Xem thêm: Truyền thuyết xoay quanh Tết Đoan Ngọ của người Việt, ngày diệt sâu bọ phá hại mùa màng

Đọc thêm

Cứ vào ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm, người Việt lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ, còn gọi là ngày diệt sâu bọ phá hại mùa màng.

Truyền thuyết xoay quanh Tết Đoan Ngọ của người Việt, ngày diệt sâu bọ phá hại mùa màng
0 Bình luận

Thác Tà Gụ là một trong những thác nước đẹp nhất của huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa, nổi tiếng với truyền thuyết "Voi khóc mẹ chờ con".

Thác Tà Gụ: Ngọn thác đẹp nhất nhì tỉnh Khánh Hòa nổi tiếng với truyền thuyết 'Voi mẹ khóc chờ con'
0 Bình luận

Cây cầu đi bộ ở Việt Trì Phú Thọ là địa điểm check-in tuyệt vời dành cho những tín đồ đam mê "sống ảo".

Đến Phú Thọ check - in cầu kén rể, lấy cảm hứng từ truyền thuyết vua Hùng
0 Bình luận

Tin liên quan

Trong phần thi Về đích cuộc Thi Tháng 3 - Quý 2, Đường lên đỉnh Olympia có câu hỏi về một nhân vật truyền thuyết Việt Nam đã khiến cả 4 thí sinh bối rối.

Câu hỏi Olympia về 1 nhân vật truyền thuyết nổi tiếng khiến cả 4 thí sinh 'bó tay'
0 Bình luận

Đến với bãi đá Moeraki, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi trước mặt là hàng trăm khối đá tròn vành vạnh như những quả trứng rồng trong truyền thuyết nằm rải rác ven biển.

Vẻ đẹp kỳ ảo như trong truyền thuyết của 'bãi biển trứng rồng'
0 Bình luận

Tại Cố đô Huế, dòng sông An Cựu vốn nổi tiếng với hiện tượng “nắng đục mưa trong” trái ngược hoàn toàn những dòng sông thông thường.

Vẻ đẹp sông An Cựu nơi đất Cố đô Huế cùng truyền thuyết 'nắng đục mưa trong' đầy bí ẩn
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất