NLXH: Ai muốn được sinh ra trước hết phải phá hủy một thế giới

Đề bài: Mầm xanh tách hạt vươn lên, chú chim đấu tranh để thoát khỏi quả trứng. Hạt cây là thế giới, quả trứng là thế giới. Ai muốn được sinh ra trước hết phải phá huỷ một thế giới.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sẽ chẳng ai hay biết vẻ đẹp trên mặt trăng ra sao nếu không có người Mỹ đầu tiên đặt chân đến, sẽ chẳng ai biết được rừng núi Amazon hoang dã thế nào nếu không có nhà thám hiểm. Vốn rằng, thế giới con người ta thật nhỏ bé nếu đôi chân chỉ trụ vững mà ngập ngừng không bước đến. Phải chăng đó là lý do một “mầm xanh tách hạt vươn lên, chú chim đấu tranh để thoát khỏi quả trứng. Hạt cây là thế giới, quả trứng là thế giới. Ai muốn được sinh ra trước hết phải phá hủy một thế giới”?

Tôi luôn băn khoăn “tồn tại” và “sống” nếu áp dụng vào con người có đồng nghĩa với nhau hay không? “Tồn tại” đơn thuần là những nhu cầu cơ bản của con người trong tháp tâm lý học Maslow nhưng liệu chỉ vậy thôi thì hà tất gì 100 năm là con số cực hạn của con người ta ? Có một câu nói như thế này: “Sống đến 100 năm sẽ vô nghĩa nếu cuộc đời của một con người không ý nghĩa, họ có thể nhắm mắt một cách vui vẻ nếu trước đó họ đã có một cuộc sống tuyệt vời”, đấy là “sống”. Mỗi cá thể đều có cho mình một thế giới riêng, ấy có thể là thế giới đời sống xã hội xung quanh, cũng có thể là một tòa tháp nhỏ bé mà bản thân họ là người cai trị. Nhưng dù là thế giới nào đi chăng nữa, thì chúng ta đều phải lớn thôi! Những mầm xanh, chú chim muốn thoát khỏi “vỏ kén” của mình để vươn đến ánh dương, để phiêu bạt tứ phương cũng phải phá hủy lớp kén. Song con người nếu muốn văn minh, phát triển thì tự khắc mỗi bản thân họ cũng phải làm mới và tự vần xoay thế giới của chính mình!

Như “quốc gia của nữ thần tự do” – Mỹ, với bề dày lịch sử hơn 400 năm thì sự phồn thịnh bấy giờ chính là một nhân chứng sống của quá trình di cư người da màu, dần dà phát triển và có được nay. Phá hủy để khẳng định và phát triển chính mình!

nlxh-ai-muon-duoc-sinh-ra-truoc-het-phai-pha-huy-mot-the-gioi-9

Phải chăng “phá hủy” ấy là phủ định những định kiến, xóa bỏ miền cổ hủ? Bản chất và cũng như nhu cầu cơ bản con người ta là an toàn, vì mong cầu được an toàn nên mới đứng tại chỗ hay vì đã đứng tại chỗ nên mới muốn được an toàn? Trái ngược thay, cuộc sống thì luôn luôn vận động, con Tạo vần xoay, và sự thoải mái đó sẽ dần dà bào mòn xã hội thay vì làm nó văn minh tốt đẹp hơn. Có ai nhớ rằng, nghìn năm trước ở Cố cung trầm luân vẫn tồn tại “tam thê tứ thiếp”, có ai hay biết “chế độ A pác thai” khiến miếng ăn trở thành xa xỉ và liệu có ai khóc than cho số phận dân nô lệ ở Ai Cập cổ đại? Liệu rằng “chúng” có nên tồn tại hay không?

Cái mới được sinh ra và cái cũ dần chết đi, đó là quy luật của tự nhiên vì thế trong một xã hội phồn thịnh như hôm nay đã xóa bỏ đi những “còng xích” của con người, xóa đi thứ ngăn nội tại họ phát triển.

Cuộc sống bao giờ cũng là vận động và phát triển, một giây thôi cũng khiến thời đại tiến lên một bước, bỏ lỡ cũng như việc mình biến thành người tối cổ và dần dà mất thăng bằng trong cuộc sống.

Sự phá hủy được nói đến ở đây, không là những tiếng đập phá in ỏi, càng không là sự mù quáng khi gắng thay đổi bản thân. “Phá hủy thế giới” của mình cần và đi song song với nó là sự kiến tạo.

Nhưng liệu thế giới nào cũng cần phá hủy hay không? Liệu một quốc gia đang bình định về an toàn và luật pháp thì có cần đổi mình nữa hay không? Sự chọn lọc tinh tế và tầm hiểu biết sẽ nói cho chúng ta nghe. Dù có là trong thời đại hội nhập quốc tế đi chăng nữa thì Việt Nam vẫn còn có những tà áo dài thướt tha, vẫn có vô số phong tục tập quán mà các thế hệ luôn gìn giữ. Có lẽ, thế giới mà bao người tự hào nhất vẫn là thế giới chứa đựng tình yêu văn hóa của họ. Phá hủy một thế giới là phủ định những mặt tiêu cực và yêu thương những thứ tích cực bên mình. Đấy là một thế giới dù kim dài có mãi chạy theo kim ngắn thì ta vẫn luôn trân trọng những phút giây tận hưởng quá trình hiện tại!

Mầm xanh tách hạt vươn lên, chú chim đấu tranh để thoát khỏi quả trứng. Hạt cây là thế giới, quả trứng là thế giới. Ai muốn được sinh ra trước hết phải phá huỷ một thế giới!

Xem thêm: NLXH: Biết nghĩ bằng con tim

Đọc thêm

Nụ cười là một trong số những yếu tố mang lại vẻ đẹp thuần khiết cho con người, không những thế nụ cười còn mang đến những giá trị tích cực cho cuộc sống của con người.

NLXH: Sức mạnh của nụ cười trong nghịch cảnh
0 Bình luận

Để có thể thành công, chúng ta cần phải biết nhiều kỹ năng sống và tôi luyện bản thân mình. Trong quá trình học hỏi đó, kỹ năng đầu tiên mà xã hội dạy chúng ta có lẽ chính là phép lịch sự khi giao tiếp và hành xử. 

NLXH: Phép lịch sự là tấm giấy thông hành
0 Bình luận

“Những lời tử tế có thể ngắn và dễ nói nhưng tiếng vọng của chúng thực sự vĩnh cửu” (Mẹ Teresa).

NLXH: Sức mạnh của yêu thương
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất