Những nhận định nâng cao cho một số tác phẩm văn học 12, các em 2k5 đừng bỏ lỡ!

Chỉ còn vài tháng nữa là bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, vì thế, các bạn học sinh đừng bỏ qua những nhận định hữu ích này nhé.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

VỢ CHỒNG A PHỦ

Hữu Thỉnh: "Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự cho chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố... làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước, càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh nọ, kể cả khi các anh im lặng". 

Vương Trí Nhàn: "Quen biết nhiều, từng trải lắm, Tô Hoài đã trở thành cuốn từ điển sống của nghề văn. Thời gian sẽ sàng lọc để chọn ra những gì tinh hoa mà Tô Hoài đã viết, làm giàu cho văn học Việt Nam".

Hòa Bình: "Văn chương Tô Hoài là sự trộn lẫn tài tình giữa hư và thực, không chỉ hấp dẫn người đọc bằng nguồn tư liệu tươi rói về đời sống xã hội một thời mà ở giọng kể và cách kể chuyện, cách tạo không khí kể chuyện".

VỢ NHẶT

Hoài Việt: "Nhà văn dùng 'Vợ nhặt' để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện 'Vợ nhặt' đầy bóng tối nhưng trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng".

Vũ Dương Quỹ: "Những truyện ngắn Kim Lân viết trước Cách mạng tháng Tám, bên cạnh những con người lam lũ vất vả vẫn phập phồng trái tim yêu đời, những mong muốn tùy mơ hồ nhưng vẫn da diết, con người đối xử với nhau bao dung, nhân hậu hơn".

Trung Trung Đỉnh: "Những truyện ngắn KIm Lân thì quả là đặc biệt, tinh vi, ranh mãnh, dồn nén và cả đáo để nữa".

Nhung-nhan-dinh-nang-cao-cho-mot-so-tac-pham-van-hoc-8

Trần Đồng Minh: "Kim Lân chọn bối cảnh ấy cho truyện 'Vợ nhặt' không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng là những dòng rất hiếm trong văn chương từ đó đến nay. Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến người ta thương cảm muốn rơi nước mắt. Cái đói và cái chết ở Kim Lân khiến người ta khiếp sợ, rụng rời".

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Lê Ngọc Cương: "Cuộc đời vốn là nơi sản sinh cái đẹp và nghệ thuật, nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng, con người ta cần một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp nghệ thuật".

Nguyễn Minh Châu: "Nhà văn tồn tại trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc mơ cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc bị số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đầy đọa đến ê chề, hoàn toàn mất lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bệnh vực". 

Nguyễn Văn Hạnh: "Phần lớn những người đàn bà trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đều có một số phận éo le, vất vả, ít gặp may mắn trong tình yêu, sự yên ổn trong cuộc sống gia đình...".

HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

Phan Trọng Thưởng: "Kịch Lưu Quang Vũ là những trăn trở về lẽ sống, lẽ làm người".

Nguyễn Minh Châu: "Nếu như lúc nào đó, anh bỏ kịch và thơ, đi hẳn vào văn xuôi, chắc là anh vẫn giữ cái ngòi bút chừng mực dung dị và những truyện của anh chắc chắn sẽ có sức nặng hơn nhiều và giới văn xuôi lại như giới kịch bây giờ, cứ ngó ra mà nhìn anh tung hoành...".

Ngô Thảo: "Tính dự báo được cấy sâu trong nhiều kịch bản về những đề tài khác nhau, góp phần làm cho kịch Lưu Quang Vũ có sức sống bền lâu. Mỗi lần đọc lại, xem lại, chúng ta đều phát hiện ra những vỉa quặng tinh thần mà tác giả gửi gắm.

Nguyễn Thị Minh Khai: "Kịch bản Lưu Quang Vũ đượm hơi thở của đời sống với những vấn đề thời sự được phát hiện tươi rói".

RỪNG XÀ NU

Nguyên Ngọc: "Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời. Nhưng nó cũng ngắn, cũng chỉ là một đêm trong sự sống vất vả, đau khổ và hạnh phúc trường tồn".

Nguyễn Văn Long: "Sự quan tâm hàng đầu đến những vấn đề có ý nghĩa trọng đại lịch sử của dân tộc và cách mạng cùng với niềm say mê những tính cách anh hùng khiến cho tác phẩm của Nguyễn Trung Thành mang tính chất hùng tráng lại đậm nét trữ tình và chất lý tưởng.

Nhung-nhan-dinh-nang-cao-cho-mot-so-tac-pham-van-hoc-6

Trần Đăng Khoa: "Văn Nguyên Ngọc là thứ văn trong, sánh như mật ong, lại đượm ướp một làn hương rất đặc biệt. Đọc cứ bàng hoàng váng vất mãi. Nguyên Ngọc hơn hẳn người ở tài văn. Không thực có tài, không thể viết được như thế".

Tạ Tỵ: "Gần nửa thập kỷ qua, truyện ngắn 'Rừng xà nu' như một nỗi ám ảnh đẹp từ cảnh sắc đến con người giữa chốn ngàn xanh...".

VIỆT BẮC

Chế Lan Viên: "Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý".

Đặng Thai Mai: "Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Đó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca".

Xuân Diệu: "Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ của chúng tôi chỉ đạp cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ".,

Trần Đăng Khoa: "Thơ ông chỉ có một giọng, đó là giọng hát tưng bừng cách mạng".

TÂY TIẾN

Quang Dũng: "Tôi làm bài thơ này rất nhanh. Làm  xong, đọc trước đại hội được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Hồi đó, tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả chút lí luận gì về thơ.

Nhà thơ Văn Giá: "Những câu thơ tài hoa trong bài hoàn toàn không phải là kết quả của gọt đẽo mà là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên của cảm xúc, của nỗi nhớ mãnh liệt".

Giáo sư Hà Minh Đức: "Đặc biệt, Tây Tiến là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn. Mỗi đoạn thơ mang một nhạc điệu riêng, vừa mạnh mẽ, vừa uyển chuyển khi người đọc về với những kỷ niệm xa nên thơ mà gợi cảm".

Xem thêm: Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống

Đọc thêm

"Múa rìu qua mắt thợ", "sư tử Hà Đông"... đây là những điển tích rất nhiều người sử dụng hàng ngay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về nguồn gốc của nó. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc của một số điển tích có thể bạn đã nói nhiều nhưng chưa từng biết
0 Bình luận

Lâu nay người ta vẫn truyền miệng nhau "Trông xa cứ tưởng nàng Kiều/ Lại gần mới biết người yêu Chí Phèo. Không chỉ đích danh nhưng ai cũng biết "người yêu Chí Phèo" chính là Thị Nở.

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: Vì sao Thị Nở phải xấu?
0 Bình luận

Chi tiết nghệ thuật mang sức ảnh hưởng vô cùng quan trọng cho các tác phẩm văn học. Dưới đây là một số chi tiết nghệ thuật quen thuộc nhất định phải ghi nhớ.

Chi tiết nghệ thuật - thứ 'tuy nhỏ nhưng có võ' trong văn học
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất