Những góc tối "u ám" đằng sau môn thể thao được ví là "quốc hồn quốc túy" của Nhật Bản

Sumo được mệnh danh là môn thể thao "quốc hồn quốc túy" của Nhật Bản. Nhưng ít ai biết được, đằng sau những phút tỏa sáng trên khán đài, võ sĩ Sumo đã phải vất vả khổ luyện thế nào?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sumo - môn võ của văn hóa và tôn giáo

Sumo là hình thức đấu vật tiếp xúc lẫn nhau mang tính cạnh tranh. Trong đó, một rikishi (đô vật) cố gắng đẩy đối thủ của mình ra khỏi vòng tròn thi đấu (dohyō) hoặc ép đối thủ chạm mặt đất bằng bất kỳ bộ phận cơ thể nào ngoài lòng bàn chân (thường bằng cách ném, đẩy hoặc ép đối thủ xuống đất).

Đây là môn thể thao "quốc hồn quốc túy" của Nhật Bản. Theo một số tài liệu, Sumo ra đời từ cách đây 1.500 năm. Trận đấu đầu tiên được ghi nhận vào năm 642 như một nghi lễ cầu mùa màng bội thu. Dưới sự bảo trợ của Thiên hoàng vào thế kỷ 9, Sumo trở thành 1 nghi lễ trong hoàng cung. Môn võ này cũng được biểu diễn cho vua chúa xem vào dịp lễ hội.

Đến thế kỷ 12, Sumo chính thức được ứng dụng vào các trận chiến khi Samurai lên nắm quyền chính trị tại Nhật. Đến năm 1292 khi Nhật xảy ra chiến tranh, các võ sĩ Sumo không còn hoạt động tự do mà được đưa vào huấn luyện trong quân đội để phục vụ chiến tranh. Cũng từ đây xuất hiện các trường đào tạo Sumo chuyên nghiệp. Cho đến nay, Sumo là môn thể thao có tính chuyên nghiệp và được huấn luyện bài bản ở Nhật.

nhung-goc-toi-u-am-dang-sau-mon-vo-sumo-cua-nhat-ban-8
Sumo được xem là bộ môn thể thao "quốc hồn quốc túy" của Nhật Bản

Sumo chuyên nghiệp được tổ chức bởi  Hiệp hội Sumo Nhật Bản. Các thành viên được gọi là oyakata, đều là cựu đô vật, và là những người duy nhất được quyền huấn luyện các đô vật mới. 

Ngoài các giải đấu chuyên nghiệp, các cuộc đấu biểu diễn được tổ chức định kỳ hằng năm tại Nhật Bản. Cứ khoảng 2 năm một lần, các đô vật được xếp hạng hàng đầu đến thăm một quốc gia nước ngoài để thi đấu biểu diễn như vậy. Không có trận đấu nào trong số này được tính đến khi xác định thứ hạng tương lai của đô vật. Thứ hạng chỉ được xác định bằng hiệu suất trong các giải đấu sumo lớn (honbasho).

Sumo gắn kết chặt chẽ với tôn giáo Shinto (Thần đạo) đề cao sự trong sạch và thanh tẩy. Đây cũng chính là tôn giáo góp phần quan trọng để định hình văn hóa Nhật Bản. Bởi thế mà Sumo được người Nhật rất coi trọng. Các võ sĩ cũng được  kính trọng trong xã hội.

Các võ sĩ Sumo được phân chia thành 6 cấp độ khác nhau tùy theo năng lực thi đấu và thành tích, bao gồm: Yokozuna, Ozeki, Sekiwate, Komusubi, Maegashira và Jyuryo, trong đó cấp bậc cao nhất là Yokozuna - được công nhận bởi Hiệp hội Sumo Nhật Bản. 

nhung-goc-toi-u-am-dang-sau-mon-vo-sumo-cua-nhat-ban

Với lịch sử hơn 1.500 năm của Sumo nhưng chỉ có khoảng 70 võ sĩ đạt đến cấp độ Yokozuna. Juryo là cấp bậc của các võ sĩ chưa được lọt vào nhóm võ sĩ được thi đấu chuyên nghiệp. Các cấp thấp dưới Juryo (Makushita, Sandanme, Jonidan, Jonokhuchi) chỉ những người đang học Sumo.

Mỗi cấp độ lại có quy định riêng về trang phục và búi tóc khác nhau. Các võ sĩ sẽ không mặc lẫn lộn trang phục của nhau. Từ cấp Jonidan trở xuống, các võ sĩ mặc trang phục truyền thống yukata và dép geta. Đẳng cấp cao hơn (Makushita và Sandanme) có thể mặc thêm 1 chiếc áo khoác ngắn trang trí theo kiểu truyền thống bên ngoài áo yukata và mang dép zori. Còn những đô vật được công nhận là Sekiwate thì mặc áo choàng bằng lụa và họ cũng búi tóc theo kiểu trau chuốt hơn, có tên là Oicho. 

Khi một võ sĩ lên hạng thì chắc chắn một võ sĩ khác cũng xuống hạng. Các võ sĩ hạng thấp nhận được mức lương khoảng 11.000 USD/tháng (253 triệu VNĐ), các võ sĩ có hạng cao hơn sẽ có mức lương tăng dần và hạng cao nhất có mức lương vào khoảng 30.500 USD/tháng (701 triệu VNĐ).

Luật chơi của Sumo khá đơn giản. Trận đấu thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng 1 phút nhưng nhịp đấu rất cao và vô cùng căng thẳng. Xuyên suốt trận đấu hai bên không được phép đấm, đá, tấn công vào mắt và hạ bộ, mà chỉ được đẩy, húc, ngáng chân.

Vén màn bí mật cuộc sống của Sumo: Không lương, không điện thoại, không bạn gái

Không phải người Nhật Bản nào cũng có thể trở thành Sumo thực thụ. Cuộc thi chuyển chọn diễn ra khắc nghiệt, việc luyện tập cũng vô cùng khó khăn.

Để đăng ký tuyển chọn Sumo bắt buộc phải tốt nghiệp trung học cơ sở, ít hơn 23 tuổi, cao trên 1m75, nặng trên 67kg. Sau khi qua đợt sát hạch thì tiến hành tập luyện, ăn uống theo tiêu chuẩn để tăng trọng lượng. 

Thời gian luyện tập từ 4h sáng đến 11h trưa sẽ nghỉ và dùng bữa. Chế độ của Sumo không có bữa sáng, chỉ có bữa trưa và tối. Thực đơn là nhiều rau, thịt, trứng, cá, đậu hũ, nước ép trái cây. Để tăng cân, sau bữa ăn họ còn phải ăn thêm bánh ngọt. Sau bữa ăn họ sẽ đi ngủ để tích trữ năng lượng. Lúc này họ phải thở bằng máy oxy để đảm bảo giấc ngủ sâu và chất lượng nhất.

nhung-goc-toi-u-am-dang-sau-mon-vo-sumo-cua-nhat-ban-7
Khi ngủ, các Sumo đượ sự hỗ trợ của mặt nạ dưỡng khí để thúc đẩy trao đổi chất

Bữa ăn của một Sumo thực thụ không thể thiếu món Chanko. Đó là một nồi nước dùng gà và trong đó là tất cả các loại thực phẩm có thể nấu như đậu, thịt bò, rau, cá...

Cân nặng là 1 trong những tiêu chuẩn quan trọng đối với một Sumo. Để đạt được cân nặng chuẩn, mỗi ngày họ cần nạp đủ 8.000 calo. Dù khối lượng cơ thể lớn nhưng họ không mắc bệnh béo phì. Lượng mỡ trong cơ thể không quá 30%. Họ được ăn uống và tập luyện rất khoa học. 

Tuy đây không phải mỡ gây nguy hiểm tính mạng song các nhà khoa học tin rằng, nếu họ cố gắng giảm cân từ sau 30 tuổi, lượng chất béo này sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và một số mối nguy sức khỏe khác. 

Tuổi thọ trung bình của một Sumo chỉ khoảng 55 năm, tức là thấp hơn tuổi thọ trung bình của người Nhật khoảng 20 năm. Nguyên nhân là do chế độ ăn quá nhiều đạm. 

nhung-goc-toi-u-am-dang-sau-mon-vo-sumo-cua-nhat-ban-5
Chế độ tập luyện vô cùng khắc nghiệt

Một góc tối trong những khu huấn luyện Sumo đối với các võ sĩ trẻ cấp bậc thấp: họ là những người chịu nhiều vất vả nhất. Họ phải dậy sớm trước tất cả mọi người để dọn dẹp, chuẩn bị bữa sáng và chỉ được ăn sau những võ sĩ có thứ hạng cao hơn. Sau khi tập luyện, họ cũng là những người tắm sau cùng.

Họ cũng là những người thường xuyên phải chịu hình phạt đòn roi và thể chất. Điều này diễn ra phổ biến trong văn hóa Sumo, bởi người ta tin rằng, làm như thế các võ sĩ trẻ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Khi trở thành võ sĩ giỏi, họ có thể kiếm hàng triệu yên mỗi tháng và trở thành thần tượng của nhiều người.

Võ sĩ Sumo ở Nhật bị cấm lái xe, nhưng khi đạt đỉnh cao của sự nghiệp họ có thừa tiền để thuê tài xế. Và những đô vật Sumo còn có thể lấy được những người phụ nữ rất xinh đẹp. Với phụ nữ Nhật, lấy được một Sumo là niềm tự hào lớn. 

Trên lý thuyết, việc sở hữu điện thoại di động cũng như có bạn gái đều không được tồn tại với các võ sĩ thi đấu từ hạng ba trở xuống. Phụ nữ cũng bị cấm sống trong khuôn viên lò đào tạo và không được tham gia trợ giúp mọi việc liên quan đến Sumo như huấn luyện, nấu ăn, giặt giữ. 

nhung-goc-toi-u-am-dang-sau-mon-vo-sumo-cua-nhat-ban-3
Đằng sau sân khấu đầy ánh hào quang là những góc khuất "u tối" ít người biết về Sumo

Nói cách khác, nếu thuộc 4 hạng thấp nhất, họ sẽ chẳng có cơ hội kết hôn với người mình yêu khi quyết định giã từ sự nghiệp. Nghiêm trọng hơn, các võ sĩ hạng hai bị thương trong quá trình thi đấu bị rớt xuống hạng ba thì buộc phải "bỏ rơi" vợ con bên ngoài để quay lại những lò đào tạo với kỷ luật thép.

Nhà vô địch đạt danh hiệu Yokozuna thứ 69, võ sĩ Hakuho đã chia sẻ về những trải nghiệm của chính bản thân khi mới gia nhập làng Sumo: “Khuôn mặt của tôi bây giờ tràn đầy hạnh phúc. Vậy mà tôi từng phải khóc mỗi ngày khi phải chịu đựng những trận đòn như tra tấn kéo dài hơn 45 phút từ các đàn anh ở lò huấn luyện. Dù biết họ chỉ muốn tốt cho tôi nhưng cơn đau đớn cứ dồn dập ập đến vào khoảng 20 phút đầu tiên. Sau đó, mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn bởi cơ thể tôi dần chai lì hơn với mọi thứ”. 

Cuối tháng 11/2017, võ sĩ Harumafuji vẫn là một nhà vô địch Sumo tại Nhật Bản với thứ hạng 70 trong trong lịch sử của danh hiệu cao nhất có tên Yokozuna hay Hinoshita kaizan - với hàm nghĩa chỉ những người lực sĩ “thiên hạ vô song”. Anh đã ra tay tấn công một đồng nghiệp trẻ trong quán bar vào ngày 25/10/2017, khiến nạn nhân bị nứt sọ và ngay lập tức trở thành tâm điểm chỉ trích của giới truyền thông Nhật Bản.

Cảnh sát đã vào cuộc điều tra. Và vụ bê bối này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp của Harumafuji. Sau đó, võ sĩ này phải tuyên bố chấm dứt sự nghiệp với đôi mắt đẫm lệ. 

Không những thế, giải đấu Sumo chuyên nghiệp của quốc gia này cũng dính nghi án dàn xếp kết quả nhằm phục vụ "công việc làm ăn" của các tổ chức băng đảng yakuza hoạt động trong lĩnh vực cá độ bất hợp pháp vào năm 2010. Cùng năm nhà vô địch Sumo Asashoryu - vị Yokozuna thứ 68 và cũng là thầy giáo của Harumafuji buộc phải tuyên bố giải nghệ sau cuộc ẩu đả xảy ra bên ngoài hộp đêm thuộc địa bàn thủ đô Tokyo.

Trước những bê bối này, bộ môn từng được xem là "quốc hồn quốc túy" của Nhật Bản đang chết dần chết mòn trên chính quê hương của nó.

Cuộc đời khổ hạnh của "ông tổ truyện trinh thám" Edgar Allan Poe: Từ cậu bé mồ côi đến thiên tài văn học và cái chết đầy bí ẩn

Đọc thêm

2 tàu vũ trụ Voyager 1 và 2 được phóng vào không gian từ năm 1977 mang trong mình 2 chiếc đĩa vàng chứa thông điệp nhân loại muốn gửi tới người ngoài hành tinh. 

Tiết lộ thông điệp bí ẩn nhân loại gửi người ngoài hành tinh từ năm 1977
0 Bình luận

"Sân golf của quỷ" nằm giữa Thung lũng Chết phía đông California (Mỹ) được xem là nơi "vui chơi" chỉ dành cho quỷ, con người ít ai dám bén mảng đến.

Giải mã bí ẩn về 'sân golf của quỷ' nằm trong lòng Thung lũng Chết
0 Bình luận

Dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa Trung Quốc, người Mông và Pháp. Nơi đây ẩn chứa giai thoại ly kỳ về phong thủy.

Giải mã bí ẩn về phong thủy tại dinh thự 150 tỷ của vua Mèo Vương Chính Đức, Hà Giang
0 Bình luận


Bài mới

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Băn khoăn chuyện lấy chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã biết gia cảnh nhà anh trước đó, nhưng tận mắt chứng kiến tôi vẫn rất “sốc”, băn khoăn suy nghĩ mãi về việc có nên lấy chồng hay không…

Amway hợp tác chiến lược cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nâng cao sức khỏe cộng đồng

Tập đoàn Amway mới đây đã công bố chương trình hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Sự kiện đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong hành trình tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.

Đề xuất