Cuộc đời khổ hạnh của "ông tổ truyện trinh thám" Edgar Allan Poe: Từ cậu bé mồ côi đến thiên tài văn học và cái chết đầy bí ẩn

Suốt cuộc đời từ khi còn là một đứa trẻ sơ sinh cho tới lúc từ giã cõi đời,  Edgar Allan Poe đã phải sống một cuộc sống đầy nỗi đau khổ, bất hạnh.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bản sao cuốn sách đầu tiên của Edgar Allan Poe được bán đấu giá với số tiền lên tới 66,500 USD (1,5 tỷ đồng) sau khi ông qua đời. Nhưng thật bất ngờ, khi cuốn sách được phát hành lần đầu tiên, nó không được công chúng đón nhận. Với những đóng góp của mình cho văn học thế giới, Edgar Allan Poe được mệnh danh là "ông tổ truyện trinh thám" - người đầu tiên viết kiểu văn chương bí ẩn, rùng rợn.

Tuổi thơ dữ dội: Là trẻ mồ côi, bị người giám hộ cắt đứt quan hệ và bị đuổi khỏi nhà

Edgar Allan Poe (19 tháng 1 năm 1809 – 7 tháng 10 năm 1849), ông là nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình, nhà thơ Mỹ. Ông được mệnh danh là "ông tổ truyện trinh thám". Ngoài thể loại trinh thám hình sự, ông còn viết thơ, truyện ngắn. 

Edgar Poe sinh ở Boston, là con thứ hai của David Poe và Elizabeth Arnold Hopkins Poe. Sau khi sinh Poe, người cha đã từ bỏ cả sự nghiệp và gia đình vấn đề tiền bạc. Mẹ của của Poe là một diễn viên bình thường và sớm qua đời vì bệnh lao. 

3 ngày sau khi bà từ trần, chồng bà cũng qua đời. Poe trở thành trẻ mồ côi. Sau đó không lâu, ông được một thương nhân giàu có tên là John Allan nhận nuôi và đặt tên là Ed Edgar Allan Poe.

cuoc-doi-kho-hanh-cua-ong-to-truyen-trinh-tham-edgar-allan-poe-7
Poe từ bé đã mồ côi cha mẹ

Năm 18 tuổi, ông không thể tự lo tài chính cho bản thân và chỉ có thể làm một "chân" nhân viên bán hàng. Ông tự xuất bản một cuốn sách nhưng không nhận được sự chú ý.

Sau đó vì quá chán nản, ông ra nhập quân đội. Đây được xem là 1 quyết định sáng suốt của ông. Bởi lương của ông khi đó đã tăng gấp đôi và nhanh chóng đạt được cấp bậc cao nhất của một sĩ quan. 

Nói về quan hệ của Poe với gia đình bố mẹ nuôi, trong một lá thư của John Allan viết, người này cho rằng Poe không phải là một thành viên sống tình cảm và xem gia đình mới như ruột thịt của mình.

Poe không phải là người sống biết ơn với những người đã đối xử tốt và chăm sóc mình. Ông từng trả tiền cho một người khác và yêu cầu anh ta tống tiền người giám hộ mình.

Sau khi sự việc bại lộ, John Allan đã cắt đứt mối quan hệ với Poe và từ chối việc hòa giải. Ngay cả khi cận kề cái chết, John Allan vẫn không muốn gặp Poe.

Hôn nhân và văn chương

Poe sau đó chuyển đến sống cùng dì của mình là bà Maria Clemm, ở Baltimore. Cũng từ đây sự nghiệp văn chương của ông ổn định hơn. Ông đã xuất bản một vài câu chuyện và làm việc với tư cách là một biên tập viên. 

Đến năm 1836, ông công khai kết hôn với em họ là Virginia Clemm lúc đó mới 13 tuổi. Nhưng thật đáng buồn, vào năm 24 tuổi, Virginia qua đời do bệnh lao phổi giống với mẹ của Poe.

Thời điểm đó, sự nghiệp văn chương của ông có nhiều chuyển biến tích cực. Tác phẩm "The Raven" đã mang tới cho ông danh tiếng vào những năm 1845.

cuoc-doi-kho-hanh-cua-ong-to-truyen-trinh-tham-edgar-allan-poe
Cuộc đời ông trải qua không ít khó khăn, cực khổ

Ban đầu ông chỉ được trả 9 USD tiền nhuận bút nhưng sau khi tác phẩm bán được 1.500 bản, mang về cho ông 120 USD tiền bản quyền. Song trên thực tế, Poe vẫn đang nợ nhà xuất bản đến 135 USD.

Ít lâu sau, Poe lại tìm thấy tình yêu của mình với Sarah Helen, một nhà thơ đã ly dị chồng.Họ cùng nhau viết những bài thơ lãng mạn và cùng nhau tính đến chuyện kết hôn. 

Khi Sarah đồng ý kết hôn, ông đã thề là mình sẽ không bao giờ uống rượu nữa. Song chỉ 2 ngày sau đó, ông đã phá vỡ lời thề và mẹ của Sarah phát hiện ra.

Cùng thời điểm, Poe lại đang theo đuổi Sarah Elmira Royster, một cô gái tuổi teen nhưng cũng sớm chấm dứt mối quan hệ với ông. Tuy nhiên, sau 2 tuần thú nhận tình yêu với Sarah Royster, Poe đã chết một cách đầy bí ẩn. Có rất nhiều giả thuyết liên quan đến cái chết của ông được đưa ra như: tự tử, bị bệnh tả, hạ đường huyết, giang mai, bệnh dại...

Những năm cuối đời "không bình thường" của Poe

Trong suốt 40 năm ngắn ngủi của cuộc đời Poe đã nhiều lần phải đối mặt với những cái chết bi thảm xảy ra với người thân. Bố, mẹ, anh trai, mẹ nuôi, rồi người vợ thân yêu của ông lần lượt chết bởi bệnh lao phổi. Điều này có thể đã để lại những vết thương tâm lý và tình cảm sâu sắc nơi ông. Nó cũng là nguyên nhân lý giải vì sao ông thường bị ám ảnh và nói nhiều về cái chết. 

Những năm tháng cuối đời (từ năm 1847 - 1849), Poe sống trong tình trạng lao đao, nửa mất trí. Cái chết của ông cũng mang nhiều bí ẩn như chính những tác phẩm mà ông viết ra. 

Theo hồ sơ bệnh án, ông từng được đưa vào viện trong tình trạng bất tỉnh. Sau khi hồi tỉnh, người ra nhiều mồ hôi, bị chứng ảo giác và thường cãi nhau với một người tưởng tượng. Tiếp đến là giai đoạn ông bị mất trí nhớ, cấm khẩu rồi tắt thở.

Còn về cái chết bí ẩn của ông, gần đây, dư luận nghiêng về giả thiết do nhà văn Mỹ Mathew Pearla đưa ra. Học giả này đã dành 3 năm nghiên cứu về cái chết của Edgar Poe để rồi đi đến kết luận là Poe chết bởi bệnh u não.

cuoc-doi-kho-hanh-cua-ong-to-truyen-trinh-tham-edgar-allan-poe-0
Ngôi mộ của Poe

Một trong những căn cứ mà Mathew Pearl dựa vào là các bài tường thuật của cánh báo chí về những gì họ quan sát được trong lần khai quật tử thi của Edgar Poe năm 1875. 

Theo những người này, họ đã vô cùng sửng sốt khi thấy bộ não teo tóp của người quá cố không phân hủy mà vẫn nằm trong hộp sọ. Tìm hiểu qua một chuyên gia giải phẫu, Mathew được biết, trường hợp như vậy là vô cùng hạn hữu.

Tình trạng này chỉ xảy ra với một số ít trường hợp não bị vôi hóa do u bướu, khiến chủ nhân khi chết rồi 

Nhưng có một sự thật đáng buồn mà ít người biết, đó là, khi đám tang Poe diễn ra chỉ có 7 người tham dự. Đám tang này chỉ diễn ra trong vòng 3 phút. 

Ban đầu ông được chôn cất trong một cỗ quan tài rẻ tiền không bia mộ. Nhưng sau đó một người bí ẩn đã đánh dấu ngôi mộ của Poe và hằng năm đều tới thăm. 

Suốt 7 thập kỷ trôi qua, người này luôn để lại 3 bông hồng trên bia mộ. Những người từng bắt gặp chỉ miêu đó là một người mặc đồ đen với chiếc mũ rộng vành.

Thiên tài Toán học từ chối đại học danh tiếng tại Mỹ để đi tu, vài năm sau lại hoàn tục vì lý do bất ngờ

Đọc thêm

Sau khi Einstein qua đời, bác sĩ phẫu thuật đã ngấm ngầm giải phẫu, đánh cắp bộ não, trái hoàn toàn với ý nguyện của người đã khuất và gia quyến.

Ly kỳ hành trình bác sĩ giải phẫu đánh cắp bộ não của thiên tài Einstein để... nghiên cứu
0 Bình luận

"Là người đặc biệt không quan trọng bằng việc sống một cuộc đời bình thường" - câu nói nổi tiếng một thời của "thần đồng thất bại"  Kim Ung Yong.

Ẩn sau cuộc đời nghịch lý của 'thần đồng thất bại' Kim Ung Yong là triết lý sâu sắc: Hạnh phúc là 1 cuộc sống bình thường!
0 Bình luận

Đối mặt với sự quan tâm quá mức của truyền thông và xã hội, thần đồng Ning Bo cảm thấy nghẹt thở vì áp lực. Cuối cùng đã chọn xuất gia như một cách giải thoát cho bản thân.

Bi kịch cuộc đời thần đồng Trung Quốc: Xuống tóc đi tu, từ bỏ học thuật vì nghẹt thở trong áp lực
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất