Những dòng viết về đời thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh

Đây sẽ là những dân chứng dẫn hay khi các bạn làm văn về thơ của Xuân Quỳnh. Lưu lại ngay nhé!

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

????. “Với Xuân Quỳnh, thơ không có chỗ đứng cho tình cảm nửa vời, mà luôn đầy ắp cảm xúc yêu thương con người. Thơ của Xuân Quỳnh bộc lộ rõ năng lượng cảm xúc trong từng câu, từng chữ. Dù trong mỗi hoàn cảnh, một cung bậc tâm trạng khác nhau nhưng rõ ràng và sâu đậm như chính thái độ sống tích cực, hết mình vì cuộc sống gia đình và xã hội của nữ sĩ”.

(Minh Quân)

Đó còn là sự khắc khoải, nỗi niềm tha thiết mong được lắng nghe, thấu hiểu “anh” sâu đậm:

“[...]

Tấm rèm cửa màu xanh

Trang thơ còn viết dở

Tách nước nóng trên bàn

Và lòng em thương nhớ...

Ở ngoài kia trời gió

Ở ngoài kia trời mưa

Cây bàng đêm ngẩn ngơ

Nước qua đường chảy xiết

Tóc anh thì ướt đẫm

Lòng anh thì cô đơn

Anh cần chi nơi em

Sao mà anh chẳng nói

Anh, con đường xa ngái

Anh, bức vẽ không màu

Anh, nghìn nỗi lo âu

Anh, dòng thơ nổi gió...

Mà em người đời thường

Biết là anh có ở!”

(Anh, Xuân Quỳnh)

????. “Thơ Xuân Quỳnh chất chứa tình yêu thương con người, như một “bản năng gốc”, từ đó làm nên chất thơ rất đậm nét ở chị. Xuân Quỳnh làm thơ dễ dàng, như lời “tự hát” ấp ủ từ đâu đó, ngân nga mỗi khi có dịp, câu thơ trôi chảy kể cả những khi diễn đạt những điều tế nhị, sâu kín. Những tình cảm được biểu hiện tự nhiên, chân thực, một cách đầy chất thơ”.

(Nhà thơ Lê Thành Nghị).

“Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em

Là máu thịt, đời thường ai chẳng có

Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”

(Tự hát, Xuân Quỳnh)

nhung-dong-viet-ve-doi-tho-cua-nu-si-xuan-quynh

????. “Mỗi bài thơ ra đời đều có cái lý lịch cụ thể của nó. Và nếu chắp các bài thơ đó lại, người ta có thể có cả cuộc đời Quỳnh”.

(Nhà phê bình Vương Trí Nhàn)

Một cuộc đời:

“(Lá vàng rụng xuống

Cho đất thêm mầu

Có mất đi đâu

Nhựa lên chồi biếc)”

(Chồi biếc, Xuân Quỳnh)

????. “Thơ của bà là đời sống đích thực, đời sống của chị trong những năm đất nước còn chia cắt, còn chiến tranh, còn nghèo, còn gian khổ, là những lo toan con cái, cơm nước, cửa nhà của một người phụ nữ, người phụ nữ làm thơ thường ngược xuôi trên mọi ngả đường bom đạn.

Xuân Quỳnh không làm ra thơ, không chế tạo câu chữ mà chị viết như kể lại những gì chị đã sống, đã trải. Nét riêng của Xuân Quỳnh so với thế hệ nhà thơ hiện đại cùng thời chính là ở khía cạnh nội tâm đó. Thơ bà là thơ mang tâm trạng”.

(Ninh Gia)

“Em dừng chân bên cửa sông

Nghe gió xa về bát ngát

Dáng anh như một cánh buồm

Vượt tầm thuỷ lôi phía trước

Chiếc cầu ngang sông em bước

Nhớ chuyến phà đêm anh qua

Giữa bom đạn giặc như mưa

Quyết liệt giành từng sải nước

Bát cơm ăn trên mặt đất

Nghĩ đến bát cơm trộn cát

Nắng gió trải khắp đồi cây

Thương căn hầm anh ngột ngạt

Tháng tám về cùng biển động

Bão cuồn cuộn từ ngoài khơi

Lòng đất rùng rùng bom giặc

Ngủ yên sao được anh ơi!”

(Em đến những nơi anh qua, Xuân Quỳnh)

????. “Xuân Quỳnh yêu từ buổi ban đầu: Đốt lòng em câu hỏi/ Yêu em nhiều không anh, đến tuổi ngả chiều: Chỉ còn em và anh/ Cùng tình yêu ở lại.

Yêu từ ảo tưởng: Chẳng có thời gian, chẳng có không gian/ Chỉ tuổi trẻ, chỉ tình yêu vĩnh viễn, đến xóa ảo tưởng: Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn/ Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi.

Yêu từ nỗi nhủ lòng: Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại/ Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh, đến linh cảm phấp phỏng: Lời yêu mỏng mảnh như màu khói/ Ai biết lòng anh có đổi thay?

Yêu và tự biết tình yêu của mình “rất dữ dội nhưng không bao giờ yêu được hết”, dẫu đã “em yêu anh, yêu anh như điên” và “nếu tôi yêu được một người / tôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm”. Đó là chân dung Xuân Quỳnh trong đời và trong thơ”.

(Xuân Quỳnh - Vẫn mãi một tình yêu)

????. Hôm trước có em TTS-ER hỏi chị một câu hỏi: “Em có một đề bài yêu cầu viết về yêu thương, rằng liệu yêu thương thật sự sẽ mang đến cho chúng ta điều gì ha chị?”. Câu hỏi của bé TTS-ER khiến chị nhớ đến một bài thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh, rằng yêu thương “Như chiếc áo trên tường như trang sách/ Như chùm hoa mở cánh trước hiên nhà”; yêu thương “Là bóng rợp trên con đường nắng lửa/ Trái cây thơm trên miền đất khô cằn”. Bởi:

“Đấy tình yêu, em muốn nói cùng anh:

Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng

Lòng tốt để duy trì sự sống

Cho con người thực sự Người hơn”

(Nói cùng anh, Xuân Quỳnh)

Yêu thương trong thơ Xuân Quỳnh hay trong cuộc đời này đều đong chứa trong nó nhiều “cho đi”.

 “Tình yêu là ánh sáng, nó soi sáng những người cho đi và nhận về. Tình yêu là trọng lực, bởi vì nó khiến người ta xích lại gần nhau hơn.

Tình yêu là sức mạnh, bởi nó tổng hợp tất cả những thứ tốt nhất mà chúng ta có, cho phép con người không đắm chìm trong sự ích kỉ mù quáng. Tình yêu gợi mở mọi vấn đề.

[...]

Nếu chúng ta muốn giống loài của mình tồn tại, chúng ta phải hiểu ý nghĩa của cuộc sống. Nếu chúng ta muốn cứu Trái Đất cùng tất cả những sinh vật tồn tại trên đó, tình yêu là thứ duy nhất, đáp án chính xác nhất của vấn đề. Có thể chúng ta chưa sẵn sàng để tạo ra những quả bom tình yêu và thả nó đi khắp thế giới hay một thiết bị đủ mạnh để có thể huỷ diệt sự hận thù, ích kỉ hay lòng tham đang tàn phá thế giới.

Thế nhưng, mỗi người đang mang trong mình một cỗ máy mạnh nhất thế gian, một cỗ máy tình yêu chỉ chờ để được sử dụng. Chúng ta học cách cho đi và nhận lại thứ năng lượng diệu kì này”.

(Đoạn này nằm trong Bức thư được cho là bức thư Einstein gửi con gái mình, mặc dù bức thư này được xác minh không phải bức thư do nhà bác học thiên tài đã viết, nhưng quan điểm về tình yêu và lời nhắn gửi trong bức thư đã chạm đến trái tim nhiều người).

(Nguồn thưởng thức sách)

Xem thêm: Xuân Quỳnh - một hồn thơ mang thiên tính nữ sâu sắc

Đọc thêm

"Tình yêu như con sóng mênh mang, vô tận, song cái đích cuối cùng cũng là một tình yêu thứ nhất, vĩnh hằng mãi mãi".

Phân tích thi phẩm 'Sóng' của nhà thơ Xuân Quỳnh
0 Bình luận

Trong những miên man thưởng thức những vần thơ về nỗi nhớ, người yêu thơ như có những phút xuyến xao trước những điểm giao nhau trong tâm hồn hai nhà thơ tình nổi tiếng Nguyễn Bính – Xuân Quỳnh…

Cuộc đối thoại về nỗi nhớ trong tình yêu của Nguyễn Bính và Xuân Quỳnh
0 Bình luận

Áng thơ của Xuân Quỳnh nhẹ nhàng đi vào tâm trí người đọc, lưu lại bao thổn thức. Dưới đây là một số dòng viết cho Sóng và Xuân Quỳnh có thể bạn sẽ thích. 

Một số dòng viết cho Sóng và Xuân Quỳnh, có thể bạn thích
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất