Ngược với yêu có phải là ghét? - Câu chuyện giúp bạn nhận ra một chân lý ở đời

Đến cuối cùng nhìn lại sẽ thấy, những khoảng thời gian đã từng đau đớn đến chết đi sống lại, hóa ra cũng chỉ là một điểm rất nhỏ trong ký ức. Những ai đã từng làm tổn thương chúng ta, chúng ta đã lãng quên họ tự bao giờ...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngược với yêu là gì?

Trong một buổi giảng cho các nhà văn trẻ, vị giáo sư đáng kính bất ngờ dừng lại hỏi các học viên của mình như sau:

- Ngược lại với yêu là gì?

Các sinh viên tự tin đồng thanh trả lời:

- Ghét ạ!

Không ngạc nhiên với câu trả lời của các sinh viên, ông đi lại một lúc và trầm ngâm giải thích:

- Các em hãy thử tưởng tượng thế này nhé, nếu hai người yêu nhau say đắm nhưng sau đó chia tay. Sau 50 năm hai người vô tình gặp lại khi đang cùng đi dạo ở một nơi.

Người phụ nữ chằm chằm vào người đàn ông năm xưa và nói: “Ông A ơi tôi ghét ông!”. Nếu tình tiết xảy ra đúng như vậy, anh phải mừng cho bản thân mình!

Nhìn thấy sinh viên đang tỏ ra ngơ ngác, vị giáo sư giải thích thêm:

- Vì anh là người may mắn mới có người ghét anh hàng nửa thế kỷ.

Họ tò mò: - Làm sao mà may mắn được nhỉ, thật là phi lý!

Nguoc-voi-yeu-co-phai-la-ghet-Cau-chuyen-nhan-van-y-nghia

Giáo sư điềm đạo nói:

- Các em hãy bình tĩnh, bình tĩnh, giờ mọi người nghĩ kỹ xem, ghét cũng cuốn hút tình cảm như yêu như thương, tức là tình cảm của ai đó vẫn nghĩ về anh. Có người ghét anh 50 năm, tức là vẫn nghĩ về anh 50 năm, thật là hiếm có đấy! Anh may mắn không nào?

Điều đáng sợ là khi anh gặp lại người cũ, anh hỏi: “Bà B ơi có nhớ tôi không?”. Người nọ đứng đực ra nhìn anh và nói: “Thưa ông, tôi nom ông hơi quen quen, ông là ai?”.

Cả lớp cười ồ lên, câu chuyện tưởng tượng này quả là thú vị pha thêm chút ngượng ngùng…

Giáo sư khẳng định: “Ngược lại với yêu đâu phải là ghét!”.

Cả lớp nhất trí với giáo sư: “Ngược lại với yêu là lãng quên!”.

Chân lý cuộc sống về sự lãng quên

Còn oán hận, tức là còn nuôi dưỡng sự tức giận bên trong mình. Nếu oán hận càng sâu, thuốc độc của sự tức giận ngấm càng sâu, ăn mòm tâm trí của chúng ta.

Vậy nên, lãng quên là cách tốt nhất để chúng ta từ bỏ oán hận. Lãng quên ở đây có nghĩa là nhẹ nhàng buông bỏ. Và bạn cũng cần hiểu đúng về chữ bông. Theo Đạo Phật, buông là để tránh phí hoài một đời vô nghĩa. 

Thời gian, sẽ làm nhòe mờ đi tất cả, trôi đi xa tít tắp ở một thời điểm nào đó trong tương lai cũng là khi ta đứng lên, chuẩn bị cho một khởi đầu mới và tiếp tục chạy một quãng đường dài tiếp theo. Dù không ai chắc chắn rằng mình sẽ thành công hay thất bại như ta biết mình đã mạnh mẽ hơn.

Nguoc-voi-yeu-co-phai-la-ghet-Cau-chuyen-nhan-van-y-nghia-0

Tại sao chúng ta phải nặng lòng dằn vặt tìm cách oán hận một ai đó? Tại sao chúng ta phải đợi mỗi ngày rằng có ngày cuộc sống của sẽ cơ hàn để chúng ta cười hả hê vào mặt họ? Lối tư duy ấy hoàn toàn sai lầm, nó không khiến bạn nhẹ lòng mà còn kéo bạn xuống hố sâu hơn. Đừng chữa sai lầm của kẻ ấy bằng một sai lầm của ta. Cuộc đời ngắn ngủi, dành quá nửa thời gian vào những việc như lo lắng, mệt mỏi, bất an, áp lực, buồn bã cho cuộc đời của chính mình chưa đủ hay sao? Hà tất phải giằng co thua thiệt, cố gắng tìm cách trả đũa lẫn nhau?

Đến khi nhìn lại sẽ thấy những khoảng thời gian đã từng đau đớn đến chết đi sống lại, hóa ra cũng chỉ là một điểm rất nhỏ trong ký ức. Những ai đã từng làm tổn thương chúng ta, chúng ta đã lãng quên họ từ bao giờ.

Xem thêm: 4 câu chuyện đọc khi còn trẻ thì vui, đọc khi về già thì thấm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Câu chuyện vẻ hài hước nhưng ẩn đằng sau nó là giá trị nhân văn sâu sắc, khiến ai cũng phải suy ngẫm. Cho đi là còn mãi, cho đi là lương thiện, nhưng làm việc gì cũng phải suy xét cho kỹ càng

Cái tát của kẻ ăn mày - Câu chuyện đáng suy ngẫm về lòng tốt
0 Bình luận

Từ những trải nghiệm, chiêm nghiệm ở đời mà Tăng Quốc Phiên đã đúc kết thành 1 câu nói rất chí lý: "Nhân bại do lười, sự bại do ngạo, gia bại do hoang phí". Đây chính là then chốt của 1 người có thể thành tài hay không và cũng là nền móng cho sự suy thịnh của 1 gia đình.

Nhân bại do lười biếng, sự bại do kiêu ngạo, gia bại do hoang phí
0 Bình luận

Trong cuộc sống, trong kinh doanh hay trong bất cứ một công việc gì, thành hay bại đều phụ thuộc vào bản thân mỗi chúng ta. Cách nhìn nhận sự việc, các giải quyết vấn đề sẽ cho chúng ta kết quả tương tự.

3 câu chuyện cuộc sống giúp bạn nhận ra: Dám mạo hiểm là điều kiện không thể thiếu của thành công!
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất