Nghị lực phi thường của người phụ nữ chỉ biết bò: Xây nhà, nuôi con bằng tiền bán vé số dạo!

C Tuyền tâm sự, dù khuyết tật, cả đời phải bò nhưng chưa bao giờ thấy mình bất hạnh và cũng không muốn ngồi không nhận sự thương hại của mọi người. Vì thế, ngày nào c cũng đi bán vé số.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ trận sốt bại liệt năm 1 tuổi...

Mấy năm gần đây, người dân ở TP Long Xuyên (tỉnh An Giang) đã quen với hình ảnh một người phụ nữ bị liệt chân, hàng ngày bò khoảng 10km xung quanh các con đường trung tâm. Hai tay chị xỏ dép chống xuống mặt đường, đôi chân xiêu xẹo cố đi di chuyển thật nhanh như người bình thường. Trong khi đó, miệng cắn chặt thanh sắt kẹp vé số. 

Nhiều người đi đường thấy thương, dừng lại hỏi: "Khuyết tật như này sao không ở nhà đi, bán vé số làm chi cho cực?". Chị nhẹ nhàng đáp, mình còn sức lao động nên không thể ngửa tay nhận tiền của người khác được.

Người phụ nữ sống đầy nghị lực đó là chị Huỳnh Thị Bích Tuyền (45 tuổi, quê Rạch Giá, Kiên Giang). Cả đời chị chưa bao giờ đứng thẳng nhưng cũng chưa bao giờ cảm thấy mình bất hạnh.

Theo VnExpress, chị Tuyền sinh ra trong hình hài bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng trận sốt bại liệt năm một tuổi đã khiến đôi chân của chị teo tóp lại. Ba mẹ thương con đã chạy chữa khắp nơi nhưng đều vô vọng.

Năm chị lên 10 tuổi, gia đình đưa đến một thầy lang trong vùng xin chữa trị. Ở đó, chị gặp những đứa trẻ cụt chân, cụt tay, liệt toàn thân. "Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mình may mắn vì ít ra vẫn có thể bò", chị nhớ lại. 

nghi-luc-phi-thuong-cua-nguoi-phu-nu-chi-biet-bo
Chị Huỳnh Thị Bích Tuyền đang bán vé số trên một con đường ở trung tâm TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, trưa 30/6

Kể từ đó, chị Tuyền bắt đầu tập làm mọi thứ. Ba mẹ đi đồng, chị ở nhà cắn chặt quai của xô nước, bò ra sau hè tưới cây. "Nó cố gắng làm mọi thứ bằng miệng và tay", ông Huỳnh Văn Gõ, ba chị Tuyền, nhớ lại.

Học hết lớp 3 biết được mặt chữ, chị Tuyền nghỉ, tập tễnh bò theo ba đi cắt lúa. Mùa nước tràn đồng dâng lên ngang mặt, đôi tay chị vẫn thoăn thoắt cắt rồi thảy những bó lúa lớn lên xuồng. Hết mùa lúa, chị đi bán bánh mì cho những người nuôi vịt chạy đồng.

Nhờ có công việc này mà chị Tuyền được người đàn ông cùng ấp để ý, theo đuổi. Ban đầu, ba mẹ không đồng ý vì sợ con gái khuyết tật, khó kiếm người yêu thương thật lòng. Hàng xóm thấy thương chị nên giúp chị thuyết phục ba mẹ. Cuối cùng, ba mẹ xuôi lòng, chị lên xe hoa về nhà chồng năm 28 tuổi.

Về chung sống với gia đình chồng chị mới phát hiện, chồng không chung thủy, thường xuyên bỏ nhà đi với người phụ nữ khác. Cuộc hôn nhân đó kéo dài cho đến khi con gái thứ hai được 3 tháng tuổi. 

Cận Tết năm 2010, chị Tuyền ôm con gái nhỏ đặt trên lưng bò khỏi nhà chồng: "Tôi không gọi cho ba mẹ. Hôn nhân là do mình chọn, có lỡ dỡ cũng tự mình chịu".

Ba mẹ con chị Tuyền đến thuê trọ tại TP Rạch Giá sống được vài tháng thì ba chị gọi. Các anh em đều lập gia đình, mẹ đi làm giúp việc, chỉ còn ba lủi thủi trong căn nhà nhỏ. Chị thương ba nên trở về và sống bằng nghề bán vé số ở huyện Tân Hiệp, Kiên Giang. Năm 2021, chị chuyển sang bán ở TP Long Xuyên, cách nhà 43 km.

... đến người phụ nữ bán vé số giàu nghị lực

Một ngày của chị Tuyền bắt đầu từ 7h sáng. Ông Gõ chở chị đến huyện Núi Sập (tỉnh An Giang, cách nhà 23km). Sau đó, chị tiếp tục đón xe bus hơn 40 phút để nhận 300 tờ vé số.

Chị Tuyền tâm sự, ban đầu cầm cọc vé số bán nhưng khách mua có nhiều người lén rút thêm hoặc tráo đổi nên chị phải kẹp vé trên thanh sắt dài khoảng 30cm để dễ kiểm tra. Những lúc di chuyển trên đường, chị phải cắt chặt thanh sắt khiến quai hàm mỏi và đau. Đó là lsy do mỗi ngày chị chỉ ăn hai bữa sáng và chiều.

Những ngày hè, mặt đường bỏng rát, đôi dép nhựa rất nhanh mòn, hai lớp bao tay rách khiến lòng bàn tay chị phổng rộp, rướm máu. Tình trạng àny cũng xảy ra ở chân cộng thêm việc đầu gối bị chai sần. Cứ khoảng ba tuần, chị phải vá bao tay một lần. Mùa mưa, ở đoạn đường ít có tán cây hay mái che, chị thường bị ướt sũng cả người phải chịu trận bán đến chiều.

Bà Thu Vân - chủ quán cà phê trên đường Hà Hoàng Hổ, TP Long Xuyên, nơi chị Tuyền bò qua mỗi ngày từng chứng kiến cảnh này. "Có lúc, nước rút không kịp, chẳng còn đường tránh, chị ấy lội qua luôn vũng sình", bà kể.

Theo bà Thu, điều đáng quý nhất ở chị Tuyền chính là tinh thần lạc quan và tự trọng. Chị Tuyền chỉ bán vé số chứ không bao giờ nhận bố thí. Cách đây vài tháng, bà Thu chứng kiến có người đàn ông lớn tuổi dừng xe ngỏ ý muốn cho tiền, chị Tuyền cảm ơn nhưng không nhận. Sau ba lần bị từ chối, ông biết ý chỉ mua vé số ủng hộ người phụ nữ khuyết tật.

"Chị ấy giải thích công việc của mình cũng bình thường như mọi người, chỉ khác người ta đi còn chị thì bò nên không có lý do để nhận sự giúp đỡ", bà Vân kể.

nghi-luc-phi-thuong-cua-nguoi-phu-nu-chi-biet-bo-9
Chị Tuyền chưa bao giờ thấy mình là người bất hạnh

Chị Tuyền cho biết, khó khăn lớn nhất không phải là thời tiết mà đôi khi không thể bò để tránh nguy hiểm. Có lần chị đang di chuyển trên cầu thì bị đá vào lưng đau điếng. Chị xoay đầu lại thấy người thanh niên tinh thần đang không ổn định, miệng lẩm bẩm chửi rủa. Giữa trưa đường vắng, không biết kêu ai nên chị bò hết sức xuống cầu để chạy thoát. Nỗi sợ chưa kịp nguôi, tháng sau chị đang bò trên vỉa hè thì bị người đàn ông say rượu tông, mặt cắm vào nền đất gãy răng, máu túa ra.

Con gái đầu thấy chị trong bệnh viện đã khóc nức nở, xin nghỉ học đi làm để đỡ đần cho mẹ nhưng bị từ chối. "Nếu con nghỉ ngang, đời con sẽ lẩn quẩn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Có vất vả đến đâu, mẹ cũng sẽ cố gắng", chị giải thích với con.

Bà Thúy Liễu, Chi hội trưởng Hội phụ nữ ấp Phú Hiệp, cũng từng chuyển các phần hỗ trợ như mì gói, gạo cho gia đình chị Tuyền. Theo bà, chị Tuyền khuyết tật, kinh tế gia đình khó khăn nên khá chăm chỉ, đều đặn bán vé số mỗi ngày.

Cách đây 5 năm, chị vay thêm tiền để xây căn nhà cấp 4 trên nền đất của ba mẹ. "Tôi cố gắng trả trong vài năm nữa. Hết nợ mẹ con sẽ sống nhẹ nhàng hơn", chị Tuyền chia sẻ.

"Tôi thấy vui hơn khi sống bình thường như mọi người", chị nói.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Nghị lực phi thường của nữ lao công chi chít sẹo bỏng trên người: Sáng gom rác, tối hát phòng trà

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Không may mắc K quái ác, nam sinh Nguyễn Văn Thiên Triết vẫn nỗ lực chống chọi đến cùng, chiến thắng bệnh tật và trở thành thủ khoa.

Nghị lực phi thường của nam sinh Nguyễn Văn Thiên Triết: Chiến thắng bệnh K quái ác, quyết chí trở thành thủ khoa
0 Bình luận

Câu chuyện vượt bệnh tật, quyết tâm tốt nghiệp đại học loại giỏi dù mất khả năng đi lại vào năm cuối của Phùng Thị Hồng Dự khiến rất nhiều người khâm phục.

Nghị lực phi thường thường của cô gái 'đến trường bằng đôi chân của mẹ'
0 Bình luận

Chị Nguyễn Thị Tình (tên thường gọi là Nghiêng) khiến cộng đồng nể phục khi chia sẻ về hành trình vươn lên sau biến cố chấn thương tủy sống khiến cô phải mặc bỉm suốt 16 năm.

Nghị lực phi thường của cô gái mang bỉm suốt 16 năm
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Tình mẫu tử thiêng liêng: Mẹ hiến thận cứu con gái khỏi bờ vực tử thần

Thấy con gái 27 tuổi suy thận giai đoạn cuối, sức khỏe ngày một suy yếu, có thể mất mạng bất cứ lúc nào, người mẹ 50 tuổi đã không ngại ngần hiến thận cứu con.

Hải An
Hải An 2 giờ trước
Bất chấp hiểm nguy, cha nhảy xuống giếng sâu 35 cứu con gái 9 tuổi

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m, biết tin người cha không ngần ngại lao mình xuống giếng sâu 35m để cứu con.

Hải An
Hải An 15 giờ trước
Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 24 giờ trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 13/05
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất