Một số cách viết có thể vận dụng cho "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"

Khi đề văn xuất hiện tác phẩm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" thì đừng quên vận dụng một số cách viết dưới đây nhé.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. Ngô Thảo đã từng nhận xét: "Hạt giống gieo vào mảnh đất tốt gặp thời tiết thuận hoà, lại có một nội lực khoẻ đã nhanh chóng phát triển. Và bóng rợp của tài năng Lưu Quang Vũ trùm lên che mát cả một cùng sân khấu rộng lớn và trải dài đất nước trong một thập niên." Những sáng tác mang dấu ấn Lưu Quang Vũ dường như đã để lại nhiều niềm nỗi thương nhớ cho bạn đọc suốt bao thế hệ. Đó là những trang kí ức về những vở kịch nồng đượm hơi thở của thời đại mới, với bao triết lí nhân sinh sâu sắc mà tiêu biểu là “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Qua những đối thoại, những tranh cãi giữa hồn và xác, nhà viết kịch hiện đại Lưu Quang Vũ như thêm một lần giãi bày những trăn trở của chính mình về hành trình hướng thiện, vượt qua những cái xấu xa trong cuộc đời để tìm về lẽ sống đúng đắn của con người trong cuộc sống. Đôi khi, con người ta buộc phải đối diện với những cuộc chiến như một lẽ tất yếu, chẳng tài nào trốn chạy. Và thứ tranh đấu gian khổ hơn hết là loại bỏ phần “con”, phần “xấu xa”, “bỉ ổi” luôn song hành thường trực bên trong mỗi chúng ta. Nhìn nhận chính mình không phải là điều kiện để ta chán ghét bản thân mà giúp cho chính mình vượt qua nó để đạt đến sự toàn thiện. 

2. Bi kịch trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” không đơn thuần chỉ là sự lầm lỗi của người nhà trời, nó xoay quanh vấn đề: “để được sống”. Để được sống, con người ta phải chấp nhận đánh đổi chính mình. Để được sống, con người ta phải nhìn đời bằng đôi mắt kẻ khác, yêu thương bằng chính trái tim của kẻ khác và thậm chí, để được sống, con người ta bằng lòng chịu sự dày vò của sự tha hóa. Vậy thì “sống để làm gì”? Ta có thật sự hạnh phúc với thứ mình dốc tâm đánh đổi hay không? Con người ta thường hay chạy mãi, đuổi theo một điều gì đó được xem là “hạnh phúc” nhưng càng đuổi, càng mỏi mệt, càng khát khao càng dễ rơi vào thất vọng, bế tắt…

mot-so-cach-viet-co-the-van-dung-cho-hon-truong-ba-da-hang-thit

3. Trong cuộc sống, con người ta đôi khi phải chấp nhận sống hai mặt. Họ cho đó là căn nguyên của sự tồn tại, là phương thức để tồn tại. Ví một người có sở nguyện cao quý, tấm lòng lương thiện, đó là một người yêu cái đẹp trong người tài. Nhưng vì cuộc sống yên ổn, ông ta phải sống hai mặt, ban ngày với một cuộc sống đầy mánh khóe, luôn tìm cách để hành hạ tù nhân. Đó như là bức bình phong đẻ ông ta được an toàn trong chốn đầy lừa lọc, gian xảo. Nhưng ban đêm, ông lại quay trở về với những thanh âm trong trẻo của một bản nhạc mà mọi nhạc luật xô bồ hỗn độn, cất lên trong những lấm lem, u uất của cuộc sống. Nếu không có sự gặp gỡ với Huấn Cao, hắn ra sẽ mãi sống trong trạng thái ấy, tấm mặt nạ rồi sẽ trở thành mặt thật; ông ta sẽ tha hóa trong chính tấm bình phong mà mình đặt ra. Thì ra, cái xấu xa trên cuộc đời có sức đỏi thay đến thế, nó có khả năng làm biến chất một ai đó dù trước đây, họ có thanh cao, lương thiện thế nào. Kịp thời nhận ra và dũng cảm bước qua nó mới là cách để sống hạnh phúc, bình an.

4. Tôi nhớ một người thầy đã từng say sưa  kể về những bước chân chậm rãi, trĩu nặng trên phố của một bà mẹ 2 con với mong muốn tìm ra một phương thức để tiếp tục cuộc hôn nhân đầy đau khổ, đầy oan trái của mình. Chị muốn tìm cách để tiếp tục cứu vãn cho cái sai của chính mình. Câu chuyện ấy, như có gì đó liên quan đến câu chuyện giữa hồn và xác trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Cái sai đến từ người nhà trời, cái sai đến từ sự chấp nhận kiếp sống của hồn Trương Ba, cái sai đến từ sự bao biện, không dám đối diện với sự tha hóa của chính mình trong ông… Phải chăng, cũng như người phụ nữ lang thang trên phố kia, càng sai, càng cố sửa lại càng sai. Đó là khi ta phải dũng cảm nhìn nhận vấn đề và bước qua nó một cách thật mạnh mẽ…

(Trích sách “Bồi dưỡng chuyên sâu tác phẩm văn xuôi 12”)

Xem thêm: Kịch của Lưu Quang Vũ - sức hấp dẫn còn mãi

Đọc thêm

Hồn Trương Ba phải day dứt, khốn cùng trong cái xác của anh hàng thịt. Cần lưu ý thêm rằng cái xác của anh hàng thịt cũng bất hạnh hệt như hồn Trương Ba...

“Hồn” và “xác” hay tính đa trị trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”
0 Bình luận

Bắt kịp sự chuyển mình của văn học thời hậu chiến, "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" vừa xoay quanh những câu chuyện thế sự, vừa khai thác thế giới nội tâm con người. Từ đó, đưa ra triết lý nhân sinh sâu sắc.

Triết lý nhân sinh qua cuộc hoán đổi 'Hồn Trương Ba, da hàng thịt'
0 Bình luận

Càng về những năm cuối đời, cảm hứng đất nước, dân tộc càng dạt dào trong những câu thơ của Lưu Quang Vũ.

Lưu Quang Vũ - nhớ một người thơ đắm đuối đất nước mình
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất