Thủ khoa đầu ra - danh hiệu này là món quà con muốn dành cho mẹ, người lao công luôn khiến con tự hào, ngưỡng mộ!

"Khi còn nhỏ, người ta nói con là đứa không bố. Con sinh ra chỉ có mình mẹ. Mẹ dạy con chăm chỉ và tử tế. Lớn lên, con thấy người ta khinh thường vì mẹ làm nghề quét rác. Nhưng hôm nay, mẹ sẽ không còn bị ai chê cười nữa, vì con là thủ khoa rồi".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đó là những lời bộc bạch mà Nguyễn Thị Xuyến viết trên facebook cá nhân ngay khi nhận được tấm bằng cử nhân và danh hiệu thủ khoa đầu ra của Viện Vật lý Kỹ thuật, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội với số điểm 3.68/4.0. Danh hiệu này Xuyến dành tặng mẹ - người lao công khiến em tự hào, ngưỡng mộ.

Nỗi nhọc nhằn của mẹ và ước mơ của con

Mẹ của Xuyến từng có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau đó, một mình mẹ vất vả nuôi Xuyến nên người. Có thể nói, cuộc sống xung quanh Xuyến chỉ có mình mẹ. Mẹ là người ảnh hưởng đến em nhiều nhất. Cho nên, mọi nỗ lực của Xuyến đều để đạt được mục đích, mẹ sẽ có cuộc sống nhàn hạ hơn. 

Nhớ lại tuổi thơ của mình, Xuyến kể, em từng bị bạn bè trêu trọc là "đứa không có bố". Chính vì thế, em từng cảm thấy áp lực và tự ti về xuất phát điểm của bản thân.

“Hồi cấp 1, em học không được tốt lắm. Em luôn giữ khoảng cách với mọi người và thu mình lại. Cho đến năm lớp 9, em gặp được một người thầy. Thầy đã kèm cặp và động viên em rất nhiều”, Xuyến kể.

Cái dòng suy nghĩ "cần học cố gắng hơn nữa" bắt đầu cháy bùng trong Xuyến kể từ khi em học cấp 3. Đó là thời điểm mẹ làm công nhân quét rác trên đường phố Hà Nội. 

Xuyến kể, mẹ làm công nhân cũng không được người ta coi trọng. Đến khi em vào Đại học, mẹ chuyển sang làm lao công cho công ty. Dù tiếp xúc với nhiều người có học thức nhưng cách nhìn của mọi người với mẹ vẫn không thay đổi. Lúc đó, Xuyến đã quyết tâm phải nỗ lực hơn để lo cho mẹ có cuộc sống nhàn nhã hơn.

Xuyến đặt cho mình mục tiêu phải đỗ Đại học Bách khoa Hà Nội. “Lựa chọn vào Viện Vật lý Kỹ thuật vì em ấn tượng với nhiều nhà vật lý. Câu chuyện về cuộc đời của họ đã truyền cảm hứng cho em. Ngoài ra, em đến với ngành này cũng như một cái duyên, nên em luôn tin vào câu nói ‘Nghề chọn người’ để nỗ lực phấn đấu”, Xuyến nói.

Mon-qua-y-nghia-tang-me-cua-nu-thu-khoa-dau-ra-8
Ảnh: Vietnamnet

Những ngày đầu tiên ở trường ĐH Bách Khoa Hà Nội với Xuyến không dễ dàng. Việc học các môn đại cương khá vất vả. Thậm chí, cô nữ sinh này còn từng sốc, khóc ngay tại phòng thi môn Đại số vì thấy mình làm bài không tốt. 

“Lúc ấy, có một anh khóa trên học lại môn Đại số, thấy em khóc ngay giữa phòng thi, đã động viên rằng: ‘Em yên tâm, trời không phụ lòng người chăm chỉ đâu’. Và cũng thật may, em đã qua được môn đó, dù không thật sự hài lòng”.

Hết năm nhất chuyển sang học môn cơ sở ngành, mọi thứ dần ổn định. Hai năm đầu, điểm GPA của Xuyến luôn lọt trong top của lớp và ở mức Giỏi. Đầu năm thứ 3, vì muốn giúp những người bạn cũng đang chật vật giống mình, Xuyến nhận gia sư miễn phí cho sinh viên khóa dưới, bạn bè bằng tuổi và anh chị khóa trên phải học lại môn cơ sở ngành.

Sự nhiệt tình của Xuyến được nhiều người biết đến. Đến cuối năm 3, vì số lượng sinh viên mong muốn được Xuyễn hỗ trợ đông, nữ sinh quyết định mở lớp dạy online với chi phí 150.000 đồng/ khóa. Nhờ đó, mỗi năm, Xuyến đã giúp khoảng 400 sinh viên Bách khoa “vượt qua cửa ải” các môn cơ sở ngành và không còn thấy sợ những môn học này nữa.

“Mặc dù em không phải là người giỏi nhất, đây cũng không phải là môn chuyên ngành của em, nhưng em luôn hỗ trợ các bạn bằng tất cả những gì em thu nhận được trong suốt quá trình học. Và khi các bạn có khó khăn hay bất kỳ câu hỏi nào cần giúp đỡ, em cũng luôn cố gắng tìm câu trả lời theo cách phù hợp nhất.

Việc đi dạy vừa giúp em kiếm thêm thu nhập trang trải học phí, vừa củng cố được kiến thức và giúp em trau dồi được khả năng nói lưu loát hơn”.

Trong thời gian ngồi trên giảng đường, Xuyến đã nhiều lần giành được bằng khen, các giải thưởng của trường, của viện. Mỗi lần như thế, mẹ Xuyến đều rất hạnh phúc.

"Với em, mẹ là người tử tế và phi thường"

Ngày Xuyến mặc áo cử nhân, mẹ cũng có mặt để chung vui. Ôm lấy mẹ, Yến nói: "Giờ đây mẹ có thể tự hào, vì con đã trở thành thủ khoa rồi".

“Quả thực, nếu nói chưa từng tự ti về hoàn cảnh của mình thì là nói dối. Nhưng đến bây giờ, em tin rằng, mẹ em là người rất đáng ngưỡng mộ”.

Mon-qua-y-nghia-tang-me-cua-nu-thu-khoa-dau-ra-0
Xuyến và mẹ trong ngày nhận bằng (Ảnh: Vietnamnet)

Theo Xuyến, trong suốt tuổi thơ của mình, em luôn khâm phục sự nỗ lực của mẹ, luôn cố gắng bằng mọi giá để con có tương lai tươi sáng. 

“Em nhớ mãi cái Tết khi mình còn đang học cấp 3. Đó là vào đêm 30 Tết, trời mưa tầm tã, nhưng mẹ vẫn phải đi dọn vệ sinh. Mẹ quét rác cho tới tận 3 giờ sáng mới trở về nhà. Khi ấy, em đã rơi nước mắt vì thương. Em đặt quyết tâm phải cố gắng để sau này xây được nhà và lo được cho mẹ.

Cho đến bây giờ, dù nhà vẫn còn nghèo, nhưng em hy vọng, thành tích hôm nay sẽ là bước mở đầu cho những thứ mà em sẽ đạt được trong sự nghiệp tương lai. Và, mẹ chính là nguồn động lực lớn nhất để em làm những điều đó”.

“Sau tất cả, em nghĩ mình vẫn may mắn hơn rất nhiều người vì em còn có mẹ. Dù rằng mẹ không phải là ông này bà nọ, nhưng với em, mẹ là một người tử tế và phi thường”, Xuyến xúc động nói.

(Theo Thúy Nga/Vietnamnet)

Xem thêm: Phan Xuân Hành: Từ cậu thủ khoa nhà nghèo nơi "thâm sơn cùng cốc" đến giải nhất quốc gia môn Hóa

Đọc thêm

Lưu Hán Thanh khi còn trẻ được xem là niềm tự hào của gia đình. Song cuộc đời anh đã rẽ sang hướng khác chỉ vì chấp niệm không thể dứt với Toán học.

Bi kịch của thủ khoa ĐH năm 16 tuổi: Chỉ vì u mê 1 thứ khó hiểu mà bị cha mẹ ruồng bỏ, sống lay lắt nhờ trợ cấp
0 Bình luận

Đỗ Duy Nam đang được gây chú ý với thông tin sẽ thay thế nghệ sĩ Xuân Bắc vào vai Nam Tào trong Táo quân  2022. 

Đỗ Duy Nam: Từ chàng trai tỉnh lẻ đến Á khoa đầu vào, thủ khoa đầu ra và cơ hội diễn với các nghệ sĩ lớn trong Táo Quân
0 Bình luận

Nữ sinh thủ khoa khối C Trần Bích Ngọc tâm sự, nhờ một câu nói của tiền vệ Tuấn Anh mà em được truyền cảm hứng và tự tin hơn trước kì thi.

Chỉ nhờ một câu nói, tiền vệ Tuấn Anh đã truyền cảm hứng giúp fan nữ đỗ thủ khoa khối C
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất