Phật dạy: Muôn vàn khổ đau, bất hạnh ở đời người đều sinh ra từ "tảng băng" mang tên cố chấp

Thật bất hạnh và khổ đau cho những ai đang ôm trong lòng quá nhiều tham lam, cố chấp và phẫn nộ!

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đức Phật dạy, một trong những tâm lý tiêu cực cần chuyển hóa càng sớm càng tốt đó là tâm lý cố chấp. Một thành viên "cứng đầu" tạo lực cản không nhỏ làm trì trệ, bế tắc và thậm chí, đưa đến sự nản lòng cho chúng ta trên con đường tu tập và chuyển hóa. 

Người nào thiên nặng về tâm lý cố chấp được Đức Phật gọi là người "cố chấp", "chấp trước", "khó nói" và là đối tượng để Ngài giáo hóa và nhắc nhở.

Người cố chấp như tằm kéo kén

Người cố chấp giống như con tằm kéo kén, cứ kéo mãi để rồi ràng buộc mình trong tổ kén bịt bùng chật chội. Nói đến việc này, trong phần Sám hối lục căn của Khóa hư lục, vua Trần Thái Tông đã diễn tả như sau:

Mắc mứu tình trần,

Lấp tâm chấp tướng.

Như tằm kéo kén,

Càng buộc càng bền.

Loi-Phat-day-ve-co-chap
Người cố chấp giống như tằm kéo kén

Đức Phật cũng từng nói rằng "cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả" thì sở tri kiến sẽ được đoạn giảm dần (Kinh Đoạn giảm, Trung bộ kinh số 8) và dĩ nhiên, đau khổ cũng theo đó giảm dần. Trong bài kinh này, Đức Phật cũng nhấn mạnh rằng "con người tự mình bị rơi vào bùn lầy thì không thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy”. 

Một người cố chấp tư kiến, tự ràng buộc mình, không tự giải thoát thì không thể nào giúp người khác từ bỏ cố chấp tư kiến được. Người tự buộc mình trong ổ kén cố chấp thì không thể tiếp cận được Tam bảo, như ở trong "vùng mù" của bóng đêm thì không thể tiếp cận được ánh sáng mặt trời.

Người cố chấp tự mình ngăn chặn cơ hội tiếp cận, học hỏi từ Đức Phật

Đức Phật dạy "người cố chấp khó thuyết phục, vị ấy sống không cung kính, không tôn trọng bậc Đạo sư, không cung kính, không tôn trọng Pháp, không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng, không viên mãn sự học tập” (kinh Trường trảo, Trung bộ kinh số 74).

Người có tính cố chấp không lường được tai hại thế này. Nhưng, bình tâm suy nghĩ một chút, chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận lời dạy của Đức Phật. Người cố chấp cứ khư khư ôm giữ cách nhận thức, cách hiểu của mình, vì cho đó là đúng, sẽ không tôn trọng và không chấp nhận quan điểm của người khác. Nói theo thuật ngữ nhà Phật thì đó là “chấp trước tà kiến”. Do đó, vì khó thuyết phục nên họ sẽ không thể viên mãn sự học tập từ Ba ngôi báu.

Loi-Phat-day-ve-co-chap-0
Sống ở đời đừng nên cố chấp

Ở một bài kinh khác, Đức Phật nói rằng, người cố chấp tự ngăn mình có cơ hội tiếp cận và học hỏi từ Đức Phật (bậc Đạo sư), giáo pháp, chư Tăng và các học pháp (giới) và đây là gốc rễ đưa đến sự tranh đấu vì họ sống trong vô minh, mê mờ của dục vọng và cố chấp.

Những phẩm chất đặc trưng của người cố chấp được ghi nhận trong kinh là “Người chấp trước sở kiến, kiên trì gìn giữ, rất khó rời bỏ. Vị ấy sống không cung kính, không tùy thuận bậc Đạo sư, không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các học pháp” (Tăng chi bộ kinh, chương VI, phẩm IV, kinh số 36: Gốc rễ của đấu tranh).

Người cố chấp đẩy nhận thức 1 chiều lên cao

Ở Tiểu kinh sư tử hống (Trung bộ kinh số 11), Đức Phật nói rằng, người cố chấp vào “pháp có” sẽ bị chướng ngại với các “pháp không”, và người cố chấp vào “pháp không” sẽ bị chướng ngại với các “pháp có”.

Loi-Phat-day-ve-co-chap-2

Nói cách khác, người cố chấp không thể hiểu và chấp nhận những gì khác với suy nghĩ, nhận thức và niềm tin của mình! Một khi nhận thức và suy nghĩ của của người chấp nhận trước bị đóng khung thì giống nư tảng băng đông cứng sẽ không thấy được điều gì khác, không cảm nhận được những tốt đẹp ở xung quanh.

Với tính cách trên, nếu người cố chấp không ưa 1 điều hoặc 1 điểm gì đó, thì trong mắt họ, người ấy sẽ mãi như thế, không bao giờ thay đổi. Họ chỉ khư khư giữ nhận thức 1 chiều của mình, tự làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai mà không tự biết. Thậm chí với cái nhìn tà kiến thái quá, bất cập, người cố chấp có thể làm khổ ngay cả những người mà họ quý trọng thương yêu mà họ coi là “thần tượng”.

Người cố chấp mắc bệnh "thần tượng"?

Người cố chấp thường muốn áp đặt suy nghĩ, khuôn khổ mà tự người ấy lên ni tấc cho những người mà họ thương yêu, quý mến. Nếu những người thân yêu làm những việc trái ngược với suy nghĩ và ý thích của mình, họ sẽ không thể chịu nổi. 

Người cố chấp một khi thần tượng ai một cách thái quá sẽ rơi vào tà kiếm mà không biết. Trong một bài kinh, Đức Phật gọi người tà kiến là người chấp trước “Đây là thường. Đây là thường hằng. Đây là thường trú. Đây là viên mãn” (Tương ưng bộ kinh, tập I, chương VI, phẩm I, phần IV: Phạm Thiên Baka). 

Khi thần tượng ai đó, trong mắt họ, là viên mãn, hoàn hảo và mãi không thay đổi. Nhưng khi vỡ lẽ ra thì họ trở nên hụt hẫng, đau khổ và tham sân si bắt đầu hiện nguyên hình.

Người cố chấp thì tham, sân, si nặng

Trong kinh Ví dụ con rắn (Trung bộ kinh số 22) thì Đức Phật nói người cố chấp là người còn nặng về tâm tham. Chúng ta có thể quên đi rằng tâm tham hiện hành trong nhiều phương diện, không thể diệt trừ một cách đơn giản qua việc bố thí tài vật.

Với người cố chấp, họ cứ giữ khư khư như vậy, cố tin vào cái hiểu biết, nhận thức của mình như hình ảnh tằm kéo kén ở trên đã diễn tả đầy đủ, là do động cơ tham chấp (tham vào ý kiến, quan điểm riêng của mình) điều động và chi phối. 

Trong kinh Pháp cú, Đức Phật dạy rằng “chấp vào sân hận là sự cố chấp bền chặt nhất” (câu 151). Lại ở một bài kinh khác, Đức Phật dạy rằng nhiều người phẫn nộ, lại cố chấp sự phẫn nộ của mình, trở thành người khó nói. Khi những người thiện tri thức nhắc nhở, khuyên người ấy không nên trở thành “người khó nói” thì người ấy “tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận và bất mãn của mình” (Trung bộ kinh số 15: kinh Tư lượng).

Đức Phật kết luận trong bài kinh này, người như thế đó, dù nhiệt tâm, nhiệt tình thì những người sống chung, sống gần vẫn không ưa thích và cảm thấy không thoải mái. Người cố chấp rất bảo thủ và cứ kiên trì ôm lấy kiến chấp của mình, không dễ hành xả. Chính vì vậy, Đức Phật dạy: là đệ tử Phật, cần phải phát tâm như sau: “Ta sẽ không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả” (Trung bộ kinh số 15: kinh Tư lượng).

Cố chấp chỉ đem lại bất hạnh và đau khổ

Đức Phật gọi những người cố chấp như vậy là khó có thể mở lòng để tiếp thu, học hỏi thêm điều gì từ người khác. Như ly nước đầy thì không thể chứa thêm nước được nữa. Người như vậy không bao giờ kham nhẫn để có đủ thời gian và sự nhu nhuyến cần thiết để phân định đúng-sai, hay-dở, chỉ lo bảo thủ những gì thuộc về mình, và đẩy ra những gì mình không ưa thích. Đây là lý do Đức Phật nói người cố chấp góp phần làm cho Chánh pháp băng hoại.

Loi-Phat-day-ve-co-chap-3
Xả hết cố chấp sẽ hết đau khổ

Ngài dạy, “Này các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo nào là những người khó nói, đầy đủ những tánh khiến họ trở thành khó nói, khó kham nhẫn, không cung kính đón nhận khi được giảng dạy. Đây là pháp khiến diệu pháp hỗn loạn và biết mất” (Tăng chi bộ kinh, chương V, phẩm XVI, kinh số 156: Diệu pháp hỗn loạn). Người như vậy chỉ biết sống theo bản năng để xuôi theo dòng chảy về sông mê biển khổ, không tiếp cận được với giáo pháp để ngược dòng về bến giác an vui.

Hiểu được những lời Phật dạy và khuyến cáo, chúng ta nên tháo gỡ dần những sợi dây cố chấp, bảo thủ đang tự ràng buộc lấy mình vào trong hệ lụy khổ đau do chính mình tạo ra. 

Đức Phật cũng dạy, chỉ có  trí tuệ phát khởi từ công phu tu tập các pháp, điển hình là Thất bồ-đề phần mới có thể giúp hành giả phá vỡ thành trì cố chấp, giải thoát sự ràng buộc vào các nhận thức, quan điểm sai lầm vậy.

Xem thêm: Liệu Đức Phật có tha thứ cho những tội lỗi chúng ta gây ra không?

Đọc thêm

Hãy cùng lắng nghe lời Phật dạy về chấp niệm trong cuộc đời mỗi người để hiểu được nên vứt bỏ thứ gì để có thể sống một cách thanh thản, tự do.

Chấp niệm là sự cố chấp trường tồn trong lòng, chỉ khi vứt bỏ được thì đời người mới thanh thản, tự do
0 Bình luận

Tùy tiện phát lời thề, không sớm thì muộn, chính bản thân người đó sẽ phải hứng chịu lấy hậu quả nếu không giữ trọn lời thề của mình.

Phật dạy: 'Thề là mắc, thắt là rối', lời thề ước là thứ không được tùy tiện nói ra
0 Bình luận

Sám hối chính là chân lý của Đạo Phật. Phúc báo chắc chắn sẽ đến với những người biết sám hối.

Phật dạy: Sám hối chính là phương pháp tốt nhất để tẩy trừ hết tội lỗi
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất