Lập bàn thờ Phật tại gia và những điều cần biết

Những điều bất kính đối với hình ảnh Phật và những vị Thánh làm cho chúng ta tổn phước nặng, rất có khả năng mất thân người, đoạ làm súc sinh hoặc đoạ địa ngục. Vì vậy khi lập bàn thờ Phật cần tránh những việc làm tổn phước, mà nên hướng vào sự tướng của Phật mà tu tập

Hoài Lương Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những lưu ý trong việc thờ Phật tại gia

Đối với người Phật tử tại gia ngoài việc lên chùa để lạy Phật, nghe Pháp và tụng Kinh thì việc lập bàn thờ Phật tại gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tu hành tinh tấn của người đệ tử tại gia nhà Phật.

Thờ Phật phải thành tâm. Phật tử phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Nên tập chay tịnh vào ngày mùng 1, ngày rằm và các ngày vía Chư Phật – Bồ Tát (nhiều hơn hoặc nếu trường chay thì càng tốt). Giữ gìn thân-khẩu-ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…

lap-ban-tho-phat-la-nuong-noi-su-tuong-ma-tu-phat-01
Trong việc thờ Phật tại gia, điều quan trọng cần lưu ý là cách lập bàn thờ Phật tại gia

Trong việc thờ Phật tại gia, điều quan trọng cần lưu ý là cách lập bàn thờ Phật tại gia. Mỗi người Phật tử cần lưu ý những điều dưới đây trong cách lập bàn thờ Phật tại gia:

Đặt bàn thờ Phật ở sảnh giữa nhà, cao khỏi đầu, áp lưng vào tường vững chắc. Bàn thờ quay ra cửa (hướng) chính của căn nhà, tức bất kỳ ai, người sống cũng như đã khuất, vừa bước vào nhà là thấy ngay bàn thờ Phật mà thành tâm phụng lễ. Điều này không chỉ lợi lạc cho mọi người trong gia đạo (người còn sống) mà còn cả chúng sanh trong các cảnh giới vô vi (trong đó có người đã khuất), nếu gia chủ tu hành chân chánh.

Tuyệt đối không hướng bàn thờ Phật đối diện với lò, bếp, dây treo quần áo, phòng ngủ, nhà vệ sinh hoặc những nơi xú uế, bất tịnh. Không dựa bàn thờ Phật vào tường nhà tắm, nhà vệ sinh, cầu thang. Không thờ Phật trong phòng ngủ (bất tịnh).

Trường hợp nhà nhiều tầng thì nhất thiết phải lập bàn thờ Phật tại tầng trệt. Đó là điều trọng yếu.

Nếu có bàn thờ gia tiên thì phải đặt bàn thờ gia tiên ở tường nhà bên trái hay tường nhà bên phải của bàn thờ Phật, do Phật là Bậc Viên Giác, là Thầy của tất cả chúng sanh khắp Thập phương Tam cõi.

Nếu lập bàn thờ Phật thì không thờ Thần, Thánh (Mẹ sanh Mẹ độ, Quan Thánh…) nữa vì họ vẫn còn là chúng sanh trong Lục đạo luân hồi, chưa giải thoát tử sanh. Đã quy y Tam Bảo thì trọn đời chỉ một lòng kính hướng Phật, không thờ phụng lễ lạy Thần, Thánh nào cả vì chỉ có Chư Phật mới độ tâm chúng sanh rốt ráo mà thôi.

Cách lập bàn thờ Phật tại gia

Để bàn thờ Phật đước bày trí trang nghiêm, đơn giản và tránh cầu kỳ rối rắm người Phật tử cần chuẩn bị:

Bát hương: Đặt ở giữa bàn thờ. Bát hương không nên quá đầy tro. Ngày 15 âm lịch hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.

Chuông: Khi niệm Phật xong, thắp nhang lên bát hương rồi gõ 3 tiếng chuông.

Bình hoa: Tốt nhất là dùng hoa sen, hoa huệ, hoặc cây sống đời cũng được vì nó có thể sống lâu. Để bình hoa ở bên phải bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.

Dĩa đựng trái cây: Dĩa đựng trái cây cúng dường Phật không được dùng cho bàn thờ gia tiên hay dùng cho việc khác (tương tự cho các bàn thờ khác, không dùng qua lại lộn xộn). Chỉ dâng hoa quả cúng dường Phật mà thôi, tuyệt đối không cúng mặn. Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ… để dâng cúng trên bàn thờ Phật mà tạo nghiệp. Trái cây dâng cúng Phật nên chọn trái tươi ngon, cần chất lượng chứ không trọng số lượng. Khi sắp trái cây lên dĩa nên quay cuống lá lên trên, tránh để ngược cuống xuống dưới mà trái với tự nhiên. Đặt dĩa trái cây ở bên trái bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.

Tịnh thủy: Dùng nước sạch để cúng dường Phật. Cũng vậy, không được dùng ly đựng nước cúng dường ở bàn thờ Phật cho bất kỳ việc nào khác. Tịnh thủy đặt ở giữa hay bên trái bàn thờ, cạnh dĩa trái cây.

lap-ban-tho-phat-la-nuong-noi-su-tuong-ma-tu-phat-02
Ngày thượng an vị Phật nên chọn vào ngày mùng 1, ngày rằm, hay ngày vía chư Phật, chư Bồ Tát.

Tượng Phật, Bồ Tát: Đa phần thỉnh ở các cửa hàng chuyên về hình tượng Phật. Tùy tâm, có thể thờ Tam Thế Phật (Đức A Di Đà – Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Đức Di Lặc), hoặc Tây Phương Tam Phật (Đức A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí), hoặc chỉ đơn giản là hình tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay A Di Đà Phật (đặt ở giữa bàn thờ) và mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát (đặt ở bên trái bàn thờ, nhìn từ ngoài vào). Hình tượng Phật, Bồ Tát nên chọn sao cho khuôn mặt, diện mạo cân đối, toát lên vẻ Từ Bi Hỷ Xả, trang nghiêm thoát tục. Sở dĩ nói vậy vì một số người đúc tượng, vẽ hình Phật “không” có tâm nên sản phẩm họ làm ra nhìn rất mất thẩm mỹ, thậm chí khuôn mặt cau có, mày nhăn, môi chúm… không mang nét Từ Bi Hỷ Xả vốn có của nhà Phật. Quý cư sĩ khi thỉnh tượng cần nên lưu ý.

Thỉnh Phật, Bồ Tát ra khỏi cửa hàng là đi thẳng về nhà ngay, không ghé dừng lại giữa đường ở bất kỳ nơi đâu. Khi về đến nhà lập tức thượng an vị Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế… Do đó, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo trước khi thỉnh tượng Phật về an vị.

Ngày thượng an vị Phật nên chọn vào ngày mùng 1, ngày rằm, hay ngày vía chư Phật, chư Bồ Tát.

Khi đã chuẩn bị mọi thứ xong, bày trí sẵn sàng (như đã giảng ở trên) mới thỉnh hình tượng Phật về để an vị. Nhớ rằng thỉnh ở cửa hàng ra là về thẳng ngay tư gia mà thượng Phật lên bàn thờ, làm lễ an vị. Thắp 1 hoặc 3 nén hương, mọi người trong gia đạo quỳ trước chư Phật (bàn thờ Phật) mà khấn rằng:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Chúng con tên… Pháp danh… Tuổi…

Nay quỳ trước Phật đài, chúng con xin đảnh lễ an vị Phật tại tư gia… Nguyện hồng ân Tam Bảo 10 phương gia hộ cho mọi người trong gia đạo chúng con nói riêng, pháp giới chúng sanh nói chung được khai tâm mở trí, sám hối nghiệp chướng bao đời, thấm nhuần Phật Pháp mà tu hành tinh tấn đúng theo Chánh Pháp Phật…

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

lap-ban-tho-phat-la-nuong-noi-su-tuong-ma-tu-phat-03
Phải giữ bàn thờ Phật luôn sạch sẽ. Nên dâng hương lạy Phật mỗi ngày 2 lần, khoảng 6 giờ sáng và 6 giờ tối.

Lợi lạc từ việc lập bàn thờ Phật tại gia 

Chúng ta thờ Phật là để tỏ lòng tri ân của đệ tử Phật đối với một vị đã có ân đức lớn với nhân loại. Phật tử thờ Phật là để có luôn luôn ở trước mặt một gương mẫu sáng suốt trọn lành để khuôn rập tư tưởng, lời nói và hành động của đệ tử Phật được chân, thiện, mỹ như Phật vậy.

Người ta thường nói: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Phật tử thờ Phật là muốn luôn luôn được có bên mình ngọn đèn trí tuệ của Ngài, cái hương từ bi của Ngài, để được sáng lây, thơm lây, chứ không phải đệ tử Phật có mục đích cầu cạnh Ngài để được ban phước, trừ họa, để Ngài che chở cho Phật tử mua may bán đắt một cách bất lương, hay để đệ tử Phật dựa vào thế lực của Ngài, tha hồ làm những điều bất chính. Nếu Phật tử thờ Ngài với mục đích sai lạc như vừa nói ở trên, thì không những đệ tử Phật đã phỉ bán Ðức Phật, mà chính họ còn tự tạo tư tưởng không tốt cho Phật tử xung quanh nữa.

Quý Phật tử có thể tùy tâm mà khấn nguyện sao cho đúng Pháp. Tuyệt đối không thờ Phật để cầu danh lợi, con cái, giàu sang phú quý… mà rơi vào tà kiến, nghiệp mang. Tất cả đều phải thuận theo luật nhân-quả, khế hợp với tâm Từ Bi Hỷ Xả – Vô ngã – Vô cầu của nhà Phật thì việc thờ Phật mới đúng Pháp trang nghiêm, tự khắc sẽ được chư Phật – chư Hộ Pháp 10 phương gia trì tu tiến.

Phải giữ bàn thờ Phật luôn sạch sẽ. Nên dâng hương lạy Phật mỗi ngày 2 lần, khoảng 6 giờ sáng và 6 giờ tối. Nếu kết hợp lạy sám hối với công phu thực hành tham thiền, niệm Phật, trì chú thì không gì quý bằng.

Phật chẳng có tướng nơi hình, tượng đang thờ. Lập bàn thờ Phật là nương nơi sự tướng mà tu Phật, hành theo hạnh Phật, tầm về Tự Tánh Phật của chính mình. Thờ một vị Phật tức thờ thập phương ba đời Chư Phật. Niệm Phật danh một vị Phật tức đồng niệm Phật danh thập phương ba đời Chư Phật. Vì vậy, tùy tâm duyên mà thỉnh vị Phật mình kính hướng nhưng tuyệt đối không sanh tâm ý phân biệt cao thấp, chọn Phật này, bỏ Phật kia… mà phạm thượng. “Năng lễ, sở lễ, Tánh không tịch”, nếu có thể liễu triệt Lý Tánh nêu trên thì việc thờ kính Phật, tu hành sẽ lợi lạc vô cùng trên đường giác ngộ.

lap-ban-tho-phat-la-nuong-noi-su-tuong-ma-tu-phat-04
Lập bàn thờ Phật là nương nơi sự tướng mà tu Phật, hành theo hạnh Phật, tầm về Tự Tánh Phật của chính mình.

Những điều lưu ý khi thờ Phật

Với những ý nghĩa quan trọng khi thờ Phật như đã trình bày. Qúy Phật tử để tránh bị tổn phước đã gây dựng, mỗi người cần chú ý khi thờ Phật các điều sau:

1. Khi lên mạng mỗi người vui lòng chạm tay vào phía gần mé màn hình, không nên để ngón tay ngay hình Phật. Không nên đặt hình nền Phật lên điện thoại khi chưa tắt máy mà bỏ hình Phật vào túi quần hoặc bỏ nơi thấp hơn đầu, cười nói chuyện như vậy làm đệ tử Phật tổn phước.

2. Khi đi ngang tượng Phật , hình Phật, tránh nghênh ngang quay lưng vào, không nên mặc quần áo hở hang khi vào thắp nhang lạy Phật. Không la cười, đùa giỡn nơi thờ Phật.

3. Không mua loại nhang có in hình Phật, Bồ Tát, nếu lỡ có mua thì cắt hình ảnh vào tủ kính để nơi cao hơn đầu. Kinh sách, đĩa, có hình Phật phải để nơi cao .

4. Khi nhìn thấy ai in hình Phật vào trong ghế ngồi hoặc chậu cây vui lòng đừng ngồi vào. Không đeo dây chuyền đồ trang sức có in hình Phật.

5. Cẩn thận không nên nằm quay chân vào nơi thờ Phật ở gần đó, nên nằm quay đầu vào nơi thờ Phật hoặc hình Phật.

6. Khi thờ Phật phải cao, trang nghiêm, dọn dẹp sạch sẻ thường xuyên, không phơi quần áo trước nơi thờ Phật. Không khạc nhổ gần nơi thờ Phật.Trước Khi niệm Phật Thích Ca phải súc miệng sạch sẽ

7. Khi tượng Phật cũ, hư có thể để nơi trong chùa, cất vào vị trí sạch sẽ, gốc cây ít người qua lại. Không nên phỉ báng chửi mắng, đập bể ,quăng ném xúc phạm tượng Phật.

8. Khi nhìn thấy người khác lạy Phật không nên cười nhạo khinh khi tự cho rằng lạy Phật bằng xi măng đất sét. Đi ngang tượng Phật nên khẽ cúi đầu.

9. Không nên xem những video hoặc bộ phim làm hạ uy đức của Phật rồi tự mình có ý chê bai xem thường. Không nên niệm hồng danh danh hiệu của những vị Phật không có thật hoặc thờ cúng những vị Phật không có thật trong lịch sử để hạ uy đức của Phật Thích Ca.

10. Khi nhìn thấy hoặc nghe người khác xúc phạm Phật Phật tử tuỳ duyên xử lý trong hoàn cảnh đó tránh sân giận, lòng cầu mong cho người đó bớt tội (nghiệp).

Tôn kính Phật là sức mạnh ban đầu của mọi sự tu tập

Đọc thêm

Tôn kính Phật là công đức căn bản sinh ra mọi công đức khác, là tâm hạnh căn bản sinh ra mọi tâm hạnh khác. Là đệ tử Phật, chúng ta có tôn kính Phật thì mới dần dần đạt được những đức tính của Phật nơi tâm của mình như sự vô nhiễm, sự thanh tịnh và sự cao thượng...

Tôn kính Phật là sức mạnh ban đầu của mọi sự tu tập
0 Bình luận

Rằm tháng 7 là một trong hai ngày rằm quan trọng trong năm, vì vậy người Việt thường chuẩn bị các mâm lễ cúng cẩn thận, chu đáo.

Mâm lễ cúng Phật, cúng thần linh tổ tiên, cúng chúng sinh Rằm tháng 7 năm 2021
0 Bình luận

Ta vẫn thấy không ít người hiền lành, nhưng cuộc đời lại gặp phải tai ương, hoạn nạn; Ta vẫn thấy có người không bao giờ đối xử tệ bạc với ai, mà lại bị mắc bệnh ung thư, chạy chữa hết tiền cũng không khỏi; rồi họ còn bị tai nạn, con cháu bất cẩn gây ra hỏa hoạn, làm thiệt hại cho làng xóm xung quanh.

Phật dạy trong khó khăn phải luôn giữ vững phẩm chất đạo đức
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất