Hai bàn tay làm nên tất cả!

Hai bàn tay đó đã khẳng định một niềm tin sắt đá vào bản thân mình, vào sự thích nghi và cải biến hoàn cảnh.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hầu hết chúng ta đều biết mẩu chuyện này, bởi được kể ở nhiều sách, được đưa vào sách giáo khoa, được nhiều người kể lại.

Làm những điều tưởng chừng không thể

"… Một hôm tôi mời anh ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên anh mới nếm mùi kem. Sau ít hôm, anh đột nhiên hỏi tôi: "Anh Lê, anh có yêu nước không?". Tôi ngạc nhiên và đáp: "Tất nhiên là có chứ!". "Anh có thể giữ bí mật không?". "Có". "Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?". "Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?". "Đây, tiền đây". 

Anh bạn của tôi vừa nói vừa giơ hai bàn tay. "Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?". Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh, tôi đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ về cuộc phiêu lưu, tôi không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Vài ngày sau, tôi không gặp lại anh bạn nữa. Tôi đoán là anh ta đã đi ngoại quốc. Anh ta đi bằng cách nào? Tôi không biết. Về sau, tôi chỉ biết người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy là cụ Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chủ Tịch của chúng ta ngày nay"...

Mẩu chuyện trên được ghi trong sách "Những mẩu chuyện về đời của Hồ Chủ Tịch" của tác giả Trần Dân Tiên. Và đó là một trong những câu chuyện điển hình về động cơ, khao khát, quyết tâm của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - sau này trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - trước khi thực hiện hành trình vạn dặm ra nước ngoài để tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Khi đọc đến chi tiết "giơ hai bàn tay", hẳn nhiều người đã nhớ đến câu thơ nổi tiếng của Hoàng Trung Thông trong "Bài ca vỡ đất" viết năm 1948: "Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm". Đó gần như là một chân lý: Có lao động, có hành động, với lòng hăng hái và sự quyết tâm rất cao, chúng ta có thể làm được những điều tưởng chừng không thể.

hai-ban-tay-lam-nen-tat-ca
Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp ở khách sạn Carlton tại nước Anh, năm 1913 Ảnh: TTXVN

Niềm tin sắt đá

Điều đó hoàn toàn đúng với Bác Hồ. Người ra đi khi chỉ mới 21 tuổi, chưa hiểu biết nhiều về các con đường cách mạng, chưa thể xác định được đâu là cách giải phóng đất nước. Nhưng bằng lòng yêu nước nồng nàn, bằng ý chí và nghị lực phi thường, Người đã mạnh dạn xuống tàu ra nước ngoài trên con đường chưa thể hình dung hết, nhưng mục tiêu thì rất rõ: "Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta". 

Cách thức để thực hiện con đường ấy là: "Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi". Và Người đã thực sự làm rất nhiều việc "để sống", "để đi", đương nhiên còn "để hoạt động" như làm phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết, rửa ảnh, sơn mài, viết báo…

Hai bàn tay giơ lên đó đã khẳng định một niềm tin sắt đá vào bản thân mình, sự thích nghi và cải biến hoàn cảnh, sức mạnh nội lực, thành quả của sự lao động hăng say.

Nhà văn Lỗ Tấn đã nói một câu trứ danh: "Trên đường thành công không có dấu chân người lười biếng". Rõ ràng gần như ai cũng có hai bàn tay nhưng vì sao có người có thể lao động kiếm sống, có thể hành động đạt kết quả, có thể đi đến đích... mà những người khác lại không? Phải chăng họ thiếu sự siêng năng, thiếu phương hướng, thiếu quyết tâm, thiếu lòng dũng cảm...? Có lẽ yếu tố nào cũng liên quan, nhưng qua đó chúng ta thấy rõ Bác Hồ đã đi đến đích vì Người hội đủ những điều đó.

Hai bàn tay đó đương nhiên không phải chỉ là hai bàn tay đơn thuần mà là hình tượng cụ thể của khối óc, nhiệt huyết, trách nhiệm, quyết tâm, khao khát, kỹ năng... Trong chúng ta, nếu muốn thành công thì không thể nào thiếu "hai bàn tay" tương tự, dù làm việc, hành động ở cấp độ thấp, ở quy mô nhỏ. Càng muốn đạt thành tựu lớn lao thì "hai bàn tay" ấy phải có sự lớn lao tương xứng. Không thể kỳ vọng có thành công lớn nếu thiếu sự hăng say, tận tâm, kiên trì, phấn đấu không ngừng nghỉ... 

Câu chuyện Bác Hồ đi tìm đường cứu nước đến nay qua 112 năm vẫn có thể được soi chiếu ở nhiều góc độ. Ở khía cạnh gợi mở về nhân sinh quan, về phương châm hành động của mỗi người, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy bài học về hình tượng “hai bàn tay” để vận dụng trong cuộc sống, hành động, công tác để có thể đạt được những thành công mỹ mãn!

(Nguồn: Nguyễn Minh Hải/Người lao động)

Xem thêm: Lấp lánh những tượng đài Bác Hồ trên khắp thế giới

Đọc thêm

Thời gian trôi qua, những nhân chứng lịch sử người mất người còn, nhưng một điều chắc rằng "Nắm đất miền Nam" mãi là khát vọng hòa bình thống nhất, là tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác Hồ kính yêu.

Chuyện về người gửi 'Nắm đất miền Nam' ra Bắc kính dâng lên Bác Hồ năm 1954
0 Bình luận

Nhiều cha mẹ hiện đại uốn ắn con học đủ mọi thứ để sau này trở thành "ông nọ, bà kia". Nhưng nhà bác học huyền thoại Stephen Hawking chỉ dạy con cách trân trọng cuộc sống.

Nhà bác học huyền thoại Stephen Hawking và bí kíp dạy con 'không chỉ thành công mà còn luôn hạnh phúc'
0 Bình luận

Nhà thơ Tố Hữu từng viết 2 câu thơ tiễn đoàn công tác rất hay, thế nhưng trong ấy có 1 từ chưa được hay cho lắm nên đã được Bác Hồ đề nghị thay.

Chuyện nhà thơ Tố Hữu từng bị Bác Hồ sửa thơ
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất