Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã tổ chức giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ.

Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) là một trong các trung tâm lưu trữ lớn của Việt Nam và kho lưu trữ hiện đại vào bậc nhất của khu vực Đông Nam Á đang lưu giữ, bảo quản những tài liệu vô cùng quý giá của dân tộc. Hiện nay Trung tâm đang quản lý tài liệu thuộc các khối: tài liệu hành chính, tài liệu khoa học kỹ thuật, tài liệu nghe nhìn, tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ, phản ánh toàn diện về tình hình Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp họp bàn quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1953
Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm, khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024) và 70 năm ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức buổi thông báo về tài liệu lưu trữ liên quan đến những sự kiện trên.
Về nguồn xuất xứ: Tài liệu về các sự kiện được hình thành trong quá trình của các cơ quan tổ chức nhà nước thuộc các phông: Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Lao động, Bộ Nội vụ, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu III, Ủy ban Hành chính Khu tự trị Tây Bắc, Ủy ban Kháng chiến Hành chính khu Tả Ngạn, Nha Giao thông, Tài liệu ảnh thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), tài liệu ảnh phông Bộ Ngoại giao…; tài liệu, tư liệu, sách, báo có nguồn gốc cá nhân thuộc các phông: Đặng Thai Mai; Đại tá Đại sứ Hà Văn Lâu…

Tướng Na-va, Tướng Cô-nhi, Tướng Đờ Ca-xtơ-ri họp bàn kế hoạch xây dựng trận địa phòng thủ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ năm 1953. Nguồn lưu trữ Bộ Quốc Phòng Pháp
Bên cạnh đó, tại Trung tâm còn tiếp nhận khối tài liệu từ Lưu trữ quốc gia Pháp, Lưu trữ Liên bang Nga…
- Khối tài liệu lưu trữ về chiến dịch Điện Biên Phủ
Hiện nay, Trung tâm đang bảo quản một khối lượng lớn hồ sơ, tài liệu tái hiện về hoàn cảnh lịch sử, quá trình chỉ đạo, sự chuẩn bị chiến dịch; Diễn biến và kết quả, ý nghĩa của chiến dịch; quá trình quân dân cả nước phối hợp cùng chiến trường Điện Biên Phủ; dư luận và tình cảm bạn bè quốc tế về chiến dịch; công tác hậu cần chiến dịch; chính sách của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa với các thương bệnh binh và với các hàng binh; tài liệu về tinh thần lạc quan chiến đấu và phục vụ chiến đấu của quân và dân ta trong chiến dịch…phản ánh về sự lãnh đạo tài tình, những quyết sách, chiến lược nhạy bén của Đảng và của Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam, về sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của toàn dân, toàn quân quyết tâm chiến thắng trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc; về vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng Chỉ huy chiến dịch…

Hình ảnh quân Pháp nhảy dù xuống Điện Phủ ngày 20/11/1953- Nguồn lưu trữ Bộ Quốc Phòng Pháp
- Tài liệu lưu trữ về Hội nghị Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương năm 1954, gồm những tài liệu, hình ảnh về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả Hội nghị Giơ-ne-vơ, tác động và quá trình thực thi hiệp định; dư luận thế giới đối với Hội nghị Giơ-ne-vơ… đặc biệt nhiều bản tuyên bố về lập trường, quan điểm của các bên tham gia Hội nghị, về sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam…phản ánh một cách sinh động về diễn biến của Hội nghị Giơ-ne-vơ…

Các thành viên Đoàn đại biểu Việt Nam DCCH tại Giơ - ne - vơ Thụy Sỹ tháng 5/1954
Người quay phim P. Ca - xát - kin, R. Kha - lu - sa - cốp, VLTPANNN - Số lưu trữ 1- 17113- 4
Nhìn chung, tài liệu, tư liệu, hình ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ và về Hội nghị Giơ-ne-vơ bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III là minh chứng hết sức quan trọng góp phần phục vụ nghiên cứu khoa học về các sự kiện lịch sử, về quân sự, ngoại giao... và về lịch dân tộc Việt Nam, đồng thời có giá trị ý nghĩa to lớn góp phần thiết thực vào việc nghiên cứu, giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Tài liệu, tư liệu, hình ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ được chỉnh lý, sắp xếp khoa học và được bảo quản an toàn và phục vụ các nhu cầu khai thác của đông đảo công chúng. Trong thời gian qua, những khối tài liệu này đã được Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức phát huy giá trị dưới nhiều hình thức: viết bài, trưng bày, triển lãm, xuất bản sách, xây dựng phim...
Để thiết thực kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024) và 70 năm ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, hiện nay, Trung tâm đang phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm, xuất bản sách. Đặc biệt, Trung tâm đang phối hợp Lưu trữ Quốc gia Pháp, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quan hệ Việt Nam - Pháp: Từ Điện Biên Phủ đến đối tác chiến lược” từ nguồn tài liệu của nhiều cơ quan, tổ chức.
Đọc thêm
Oraiden Manuel Sabonete (23 tuổi) đang là sinh viên năm 3 ngành Kỹ thuật điện của ĐH Bách khoa Hà Nội. Nam sinh này được được chọn đóng vai lính Pháp trong phim "Đào, PHở và Piano".
Jakob Fugger được ví như doanh nhân giàu nhất lịch sử, đã từng chia sẻ những bí quyết kinh doanh thành công như sau.
Bộ GD&ĐT cho biết, việc đề tốt nghiệp THPT 2023 bị phản ánh có chi tiết nhầm lẫn thời gian diễn ra sự kiện là do... sót từ. Vậy điều này có ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh không?
Sống Đẹp xin cập nhật gợi ý full đáp án 24 mã đề môn Lịch sử. Đây là 1 môn trong tổ hợp Khoa học xã hội.
Nhiều học giả phương Đông từng giải thích tỉ mỉ về ngũ hành với tiến trình lịch sử của các triều đại Trung Hoa, nhưng với lịch sử Việt Nam thì sao?
Khán giả Việt đang vô cùng bức xúc sau khi xem trailer phim 'Quân đội vương bài'. Khán giả cho rằng, phim này đã xuyên tạc lịch sử Việt Nam liên quan đến chiến tranh biên giới.
Vốn tưởng thái giám là vị quan nhỏ bé hầu cận bên cạnh hoàng thượng và các cung tần trong chốn hậu cung. Thế nhưng, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận 3 vị thái giám rất khác biệt. Họ đều là dạnh tướng, nhà chính trị kiệt xuất.
Nguyên phi Ỷ Lan là bà hoàng tài sắc vẹn toàn, một nhà Phật học nổi tiếng, một nữ danh nhân tuyệt vời trong lịch sử Việt Nam.
Tin liên quan
Đất nước Việt Nam tuy nhỏ bé về mặt địa lý nhưng không hề tầm thường về ý chí, tinh thần yêu nước. Trải qua các thời kỳ dựng nước giữ nước, chúng ta quyết không cho kẻ thù xâm lấn 1 tấc đất, một ngọn cỏ.
Đất nước ta vào thời Lê sơ có một người thầy tên Trần Ích Phát dù chỉ đỗ kỳ thi Hương nhưng lại đào tạo ra 74 nhân tài gồm 3 trạng nguyên, 4 Bảng nhãn, 6 thám hoa, 10 hoàng giáp, 51 tiến sĩ.
Bà Hoàng Thị Loan, bà Phạm Thị Hằng (Thái hậu Từ Dũ), mẹ Thứ... không chỉ là thân mẫu tuyệt vời của Bác Hồ, của vua Tự Đức, của các anh hùng liệt sĩ mà còn là người mẹ vĩ đại của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Khán giả Việt phát hiện Shin Min Ah từng đóng MV Do you know cách đây 21 năm. Đáng phẫn nộ, trong MV đó có những tình tiết bôi nhọ người Việt, xuyên tạc lịch sử Việt Nam.
Sự ra đời của một số nhân vật trong lịch sử Việt Nam gắn liền với những giai thoại vô cùng kỳ bí. Ví dụ như cha đẻ của Đinh Bộ Lĩnh là... "rái cá".