Giai đoạn ôn văn "nước rút" và 4 vấn đề cần lưu ý, khắc phục

Chỉ còn chưa đến 20 ngày nữa là diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, các bạn học sinh cần lưu ý ngay 4 vấn đề quan trọng này.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

????. Quan niệm “học Văn chỉ cần học thuộc, chỉ cần chọn người viết văn hay, điểm Văn cao và học văn mẫu, diễn đạt của người đó thì sẽ điểm cao giống vậy, viết hay như vậy"

Có những em đã chọn cách cóp nhặt văn mẫu và học thuộc lòng để đối phó với các kì kiểm tra, kì thi từ những quyển sách Văn hay tài liệu trong những Khoá học Văn. Các em này thường có quan điểm rằng chỉ cần học thuộc văn mẫu của người viết hay, người đạt điểm cao thì có thể lấy được điểm cao cho bài mình nộp. Hoặc có những trường hợp cảm thấy tự ti ở văn phong của bản thân, đọc văn mẫu của Giáo viên hoặc bạn điểm cao thấy hay hơn nên chọn học thuộc những văn mẫu ấy và lấy lí do: Vì em viết không được hay nên em phải học thuộc văn mẫu. Nhưng cách học này, theo thời gian sẽ thui chột khả năng tư duy, làm các em lười suy nghĩ sâu, khiến các em dần thiếu cảm xúc và sự nhạy cảm với những tác phẩm mình học và chỉ rập khuôn những gì mình học thuộc, đánh mất dần kĩ năng cảm thụ văn chương, kĩ năng viết văn của mình. 

Những bạn học thuộc để đối phó với những kì thi, khi thi xong, các em sẽ dần quên kiến thức và những đoạn văn mẫu học thuộc bị rời rạc theo trí nhớ, khiến bài văn của các em thiếu mạch lạc, không liền mạch và không có chất riêng. Những bài văn chắp vá như thế sẽ không được đánh giá cao và người đọc cũng không cảm nhận được tình cảm, cảm xúc hay tư duy cá nhân, sự sâu sắc của các em trong lập luận “mượn tạm” của mình.  

????. Quan niệm “hành văn chưa hay thì chỉ tập trung để viết cho hay hơn, không quan tâm đến việc nắm chắc ý chính, luận điểm”

Đôi khi, vì thấy những bài văn có diễn đạt hay, văn phong lập luận hay mà các em vừa ngưỡng mộ vừa mong mỏi, theo đuổi cách có thể viết hay như thế. Nhưng chính tâm lí chỉ tập trung vào theo đuổi diễn đạt và văn phong dễ khiến các em bỏ qua việc phải định hình, nhớ chính xác và vững vàng từng ý chính - luận điểm để hình thành sườn bài cơ bản thật chi tiết, đúng đắn trước mới thật sự đầu tư cho văn phong, diễn đạt. Một bài văn hay không chỉ là một bài văn được trau chuốt kĩ lưỡng về ngôn từ, mà nó còn là một bài văn đáp ứng đúng và đủ các yếu tố kiến thức, luận điểm; giải quyết tốt vấn đề nghị luận và sâu sắc trong tư duy, lập luận, sáng tạo và có chất riêng trong diễn đạt, hành văn. Như vậy, các em đừng chỉ chăm chăm trau dồi diễn đạt mà quên mất việc tự hỏi mình đã nắm chắc kiến thức chuẩn, ý chính - luận điểm của từng tác phẩm hay chưa; đã nhớ được luận cứ và thứ tự, cách thức lập luận các kiến thức đó để chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận hay chưa. Các em cần cố gắng song hành việc nắm chắc kiến thức cơ bản và liên tục trau dồi văn phong, vốn từ, diễn đạt của mình nhé. 

giai-doan-on-van-nuoc-rut-va-4-van-de-can-luu-y-khac-phuc-7
Ảnh: Internet

????. Quan niệm “phải thật vững kiến thức thì mới luyện đề, chưa vững thì sẽ không đặt bút luyện bất cứ đề nào vì như vậy viết sẽ không hay, không đầy đủ”

Các em từng có tâm lí đợi mình thật ... gì đó, phải đạt được gì đó thì mới làm... gì đó, mới thực hiện... gì đó chưa? Có những em bé đã áp dụng cách suy nghĩ đó vào việc học Văn, ngày này qua tháng nọ cứ đợi mình đủ kiến thức, thật vững kiến thức thì mới chịu “học đi đôi với hành”. Nhưng khi nào là đủ và như thế nào mới gọi là vững kiến thức? Chúng ta không thể chỉ tiếp nhận lí thuyết mà không cho bản thân cơ hội thực tiễn những lí thuyết ấy. Nếu các em học xong 1 phần kiến thức, các em cần tập luyện để có thể lập luận, diễn đạt, viết ra phần kiến thức ấy cùng cách hiểu mình lĩnh hội được. Khi song hành việc học và luyện từ những phần nhỏ nhất, các em mới dần thành thạo các nội dung mình từng học, nhớ bài lâu hơn và khi viết sẽ hạn chế được tình trạng bí từ, bí lập luận, hiểu bài nhưng không biết phải viết ra như thế nào. Đừng để việc học chỉ nằm ở khâu nghe, đọc, hiểu, mà còn cần quan tâm đến khâu viết để vận dụng được kiến thức mình học + kĩ năng viết của mình một cách thuần thục, chuyên nghiệp nhất. 

????. Quan niệm “sợ không còn kịp nên không dám liều lĩnh - dấn bước, sợ thất bại nên không dám hết lòng, sợ cố gắng như “Dã Tràng xe cát biển Đông/ Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì”

Các em biết không, bất kì một quá trình nỗ lực nào đều tồn tại cơ hội và rủi ro song hành với nhau. Bất kì chuyện gì trên đời này đều có xác suất trong đó. Nhưng nếu các em không chịu cố gắng hết mình, các em sẽ bỏ mất cơ hội được hiện thực hoá mục tiêu, được vượt lên chính mình và được hiểu rõ bản thân mình hơn; mỗi cố gắng của chúng ta đều mang lại một kết quả nào đó, có thể về điểm số, về thành tích, cũng có thể là bài học kinh nghiệm, là trải nghiệm quý giá cho bản thân thấu rõ được ưu - nhược điểm của mình để sau này biết phấn đấu để phát huy ưu điểm và biết cố gắng đúng cách hơn để khắc phục nhược điểm. Ví dụ tính mình hay sợ, hay tự ti nên cứ sợ cố gắng cũng không bằng những bạn giỏi, sợ mấy tháng ngắn quá nên mình làm không kịp đâu, sợ mình thất bại sẽ hoài công mình dốc sức, thì mình hoàn toàn đã từ bỏ cơ hội toả sáng của tuổi trẻ để chỉ quay về bóng đêm của nỗi sợ; mình đã chọn trốn trong góc tối mà nhìn người người đi qua mình một cách kiêu hãnh và can đảm. Dù có làm ra kết quả mình kì vọng hay không, mình cũng hãy cứ học cách thật sự dụng tâm và tập trung, hết lòng chăm sóc cho một điều gì đó mình đang theo đuổi; bởi vì sau đó khi nhìn lại, mình sẽ không phải nuối tiếc vì bất kì điều gì đã qua, vì mình đã làm trọn vẹn nhất có thể rồi. 

Có một câu rất quen thuộc của Mark Twain: “Hai mươi năm sau, bạn sẽ hối hận vì những gì bạn không làm, hơn là những gì bạn đã làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo ra khỏi bến đỗ an toàn”. Các em đã thật sự sẵn sàng để bình ổn cho những hối hận nếu không hết lòng từ hôm nay chưa? Nếu chưa, nếu thật sự cảm thấy mình chắc chắn sẽ bất ổn nếu nghĩ lại chuyện mình có cơ hội để như ý nhưng mình lại không hết mình với nó, thì cần phải hành động để không phải nói “Giá như...” sau này nhé.

(Theo Thưởng thức sách)

Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp THPT: Biểu tượng ánh lửa trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ"

Đọc thêm

Thông qua sức sống tiềm tàng của Mị, Tô Hoài bộc lộ là một nhà văn nhân đạo, nhân văn, sâu sắc và cao cả. 

Ôn thi tốt nghiệp: Nâng cấp bài văn về 'sức sống tiềm tàng của Mị'
0 Bình luận

Sắp hết giờ thi mà chưa viết xong kết bài NLXH thì phải làm sao? Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây.

Ôn thi tốt nghiệp: Công thức kết bài NLXH trong 1 phút dành cho 2k6
0 Bình luận

Nếu vận dụng được Hiệu ứng cá mòi, cá sấu, cá tuế vào trong nghị luận xã hội thì chắc chắn bạn sẽ có một vài viết hay với điểm số ấn tượng.

Ôn thi tốt nghiệp: Vận dụng Hiệu ứng cá mòi, cá sấu, cá tuế cho bài văn NLXH
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất