Giải đề: "Thơ không chấp nhận triết lý khô khan..."

"Thơ không chấp nhận triết lý khô khan, chất triết lý trong thơ là triết lý từ cuộc sống với những tình cảm cụ thể”, (Giáo sư Hà Minh Đức).

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

ĐỀ BÀI:

“Thơ không chấp nhận triết lý khô khan, chất triết lý trong thơ là triết lý từ cuộc sống với những tình cảm cụ thể” (Giáo sư Hà Minh Đức, Lí luận văn học, NXB Giáo dục)

Bằng hiểu biết về bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu), anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

GỢI Ý GIẢI ĐỀ

I. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG

Đây là dạng bài nghị luận văn học về vấn đề lý luận văn học. Học sinh cần nắm vững kĩ năng xác định vấn đề nghị luận. Biết vận dụng các thao tác lập luận để làm sáng tỏ vấn đề. Học sinh cần biết phân tích để làm sáng, rõ hệ thống luận điểm, tránh phân tích tràn lan, thiếu định hướng.

II. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC

1. Giải thích

- Thơ: Thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, giàu sức gợi, bộc lộ cảm xúc qua các hình ảnh, hình tượng.

- Triết lý: Những chiêm nghiệm, những tư tưởng đúc kết được về bản chất của hiện thực, của con người và những quy luật của đời sống.

=> Triết lý trong thơ không phải là trừu tượng, khô khan, mà đó là triết lý bắt nguồn từ chính hiện thực cuộc sống, từ những trải nghiệm trong đời sống.

=> Triết lý trong thơ phải gắn với tiếng nói của tình cảm, cảm xúc.

giai-de-tho-khong-chap-nhan-triet-ly-kho-khan-0

2. Bàn luận

Nhận định của Giáo sư Hà Minh Đức là đúng đắn.

- Thơ trước hết là tiếng nói của cảm xúc. Thơ khởi phát từ những rung động của lòng người. Nhưng cảm xúc trong thơ là tình cảm đã được siêu thăng dưới lăng kính của lý tưởng, nó được dẫn dắt bởi những suy nghĩ, chiêm nghiệm. Do đó, thơ còn cần tính triết lý.

- Triết lý là những chiêm nghiệm của con người về hiện thực cuộc sống, là sự trừu xuất từ cuộc sống ra những định lý, định đề, những quy luật. Tuy vậy, triết lý trong thơ không phải là cái gì trừu tượng, xa vời, mà đó phải là những cảm xúc bắt nguồn từ đời sống, gắn liền với đời sống. Bởi tư tưởng trong thơ trước hết có được là từ những rung cảm con tim, do vậy nó cũng gần gũi và cụ thể như chính cuộc sống.

- Trong thơ, tính triết lý và tình cảm có mối quan hệ gắn bó không thể tách rời. Triết lý sẽ khô khan nếu thiếu đi cảm xúc, và do đó thơ sẽ không còn là thơ nữa. Ngược lại, nếu thiếu đi triết lý, thơ sẽ khó có chiều sâu, khó neo đậu trong trái tim người đọc.

3. Chứng minh

- Trong tác phẩm “Vội vàng” – Xuân Diệu đề xuất triết lý sống vội vàng: chạy đua với thời gian để sống được trọn vẹn từng khoảnh khắc. Đây là một triết lý sống nhân văn, tích cực, xuất phát từ nhận thức sâu sắc về giá trị của sự sống cá thể.

- Triết lý sống “Vội vàng” được đúc kết từ những trải nghiệm của chính thi nhân về đời sống: nhà thơ mở rộng đôi mắt xanh non biếc rờn để nhận ra cuộc đời là một bữa tiệc đầy hương sắc mời gọi con người; tuy vậy, nhà thơ luôn bị ám ảnh bởi sự băng hoại thời gian, nhận ra tính chất lưỡng giá của thời gian. Hai điều ấy là cơ sở để Xuân Diệu đề xuất triết lý sống Vội vàng, như một cách để con người khắc phục tính hữu hạn trong sự tồn tại của chính mình mà sống trọn vẹn từng giây, từng phú.

- Bài thơ “Vội vàng” được kết cấu theo mạch triết luận – trữ tình, những triết lý sâu sắc được biểu đạt một cách gợi cảm, mãnh liệt qua các cung bậc cảm xúc đa dạng: say mê, lo âu, tuyệt vọng, …

4. Tổng kết

- Khẳng định vấn đề

- Để đạt được sự trọn vẹn, thơ còn cần những hình thức nghệ thuật độc đáo, phù hợp.

III. THANG ĐIỂM

• Điểm GIỎI: Đảm bảo đúng, đủ những yêu cầu trên (đặc biệt lưu ý những bài có mở rộng, so sánh với những tác phẩm khác). Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, giàu cảm xúc, trau chuốt, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

• Điểm KHÁ: Đảm bảo gần đủ các yêu cầu trên, chấp nhận bài viết có thể mắc một vài lỗi chính tả.

• Điểm TRUNG BÌNH: Biết cách phân tích theo định hướng nhưng còn giản đơn, sơ sài, không liên hệ, còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

• Điểm YẾU: Quá sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

• Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

(Theo thầy Trần Lê Duy)

Xem thêm: Giải đề: "Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn cái đẹp của sự thật đời sống..."

Đọc thêm

Ở bài viết dưới đây, chúng tôi xin gợi ý cho các bạn học sinh cách giải đề về lời khuyên của Raxun Gamzatop: "Đừng nói: Trao cho tôi đề tài; Hãy nói: Trao cho tôi đôi mắt".

Giải đề: 'Đừng nói: Trao cho tôi đề tài; Hãy nói: Trao cho tôi đôi mắt'
0 Bình luận

“Nhà văn phải viết vì một con người hôm nay, vì thế giới hôm nay và vì thời đại của mình. Song cái lý tưởng mà nhà văn khao khát và hướng đến vẫn là một giá trị nhân loại trong trọn vẹn thời gian và không gian lịch sử”.

Giải đề: 'Khao khát của nhà văn hướng đến...'
0 Bình luận

Đề thi HSG QG môn Ngữ văn năm học 2023 - 2024 đã gợi mở nhiều vấn đề hay, hấp dẫn cả ở câu NLXH lẫn câu NLVH. Dưới đây là một số gợi ý giải đề.

Hướng dẫn giải đề HSG Quốc gia môn Ngữ văn năm học 2023 - 2024
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất