Vụ tranh giành ngôi vua chấn động sử Việt: 10 hoàng tử trấn giữ 10 phương "cắn xé" nhau khiến xã tắc loạn lạc

Khi vua Lê Đại Hành vừa khuất núi thì 10 hoàng tử bắt đầu nổi dậy, đấu đá nhau để tranh giành ngôi báu. Sự việc này khiến giang sơn nhà Tiền Lê rơi vào cảnh loạn lạc.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lê Hoàn đăng cơ, chống Tống, phát triển đất nước

Nhà Lê (Lê triều) hay còn gọi là nhà Tiền Lê - đây là triều đại quân chủ được bắt đầu khi Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980, trải qua 3 đời quân chủ và chấm dứt khi Lê Đĩnh Long qua  đời. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt. 

Cụ thể sử chép, khi Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị ám hại, Vệ Vương Toàn lên ngôi, Lê Hoàn làm phụ chính, xưng Phó vương. Triều thần sợ Lê Hoàn cướp ngôi nên các công thần là Định Quốc công Nguyễn Bặc và Ngoại giáp Đinh Điền dẫn quân về kinh đô định giết Lê Hoàn. Lực lượng này thua trận và bị Lê Hoàn dẹp bỏ. 

Chuyen-chua-ke-ve-vu-tranh-gianh-ngoi-bau-chan-dong-su-Viet-0
Vua Lê Đại Hành

Năm 980, quân Tống sang cướp nước ta. Khi triều thần đang bàn kế hoạch xuất quân thì Phạm Cư Lạng cùng các tướng khác đều mặc áo trận đi thẳng vào Nội phủ, nói với mọi người: "Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. Nay chúa thượng còn trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn lập ông Thập đạo làm Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn". Quân sĩ đều hô vạn tuế.

Lúc này, Dương Thái hậu bèn thuận theo, sai người lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, đưa ông lên làm Hoàng đế. Đây chính là thời khắc nhà Tiền Lê ra đời. 

Sau khi dẹp được giặc ngoại xâm, Lê Hoàn quay lại chỉnh đốn triều cương, bắt đầu xây dựng nhà Tiền Lê. Trong thời gian cai trị, ông cho xây dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp để chấn hưng nền kinh tế. Ông cũng là vị hoàng đế mở đầu cho lễ tịch điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

Vì vậy, trong thời gian ông trị vì, tôn hiệu của ông được quần thần dâng tôn là Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng đế.

Nội chiến tranh giành ngôi báu của 10 hoàng tử

Tuy nhiên sau khi qua đời, vua Lê Đại Hành cũng để lại 10 hoàng tử nắm giữ 10 phương cùng tranh giành ngôi Vua, khiến xã tắc một phen rơi vào loạn lạc. Lúc đầu, vua lập con trưởng là Lê Long Thâu làm Thái tử, nhưng năm 1000 thì Thái tử qua đời. Năm 1004, vua lập con là Long Việt làm Thái tử. 

Theo sử sách, vua Lê Đại Hành có 5 hoàng hậu cùng các phi tần khác, có tất cả 12 hoàng tử, trong đó có 1 người là con nuôi. Các hoàng tử đều được phong vương, cụ thể:

Lê Long Thâu làm Kình Thiên đại vương (phong năm 989, mất năm 1000). 

Lê Ngân Tích (Long Tích) làm Đông Thành vương (phong năm 989). 

Lê Long Việt làm Nam Phong vương (phong năm 989). 

Lê Long Đinh làm Ngự Man vương, đóng ở Phong Châu (phong năm 991). 

Lê Long Đĩnh làm Khai Minh vương, đóng ở Đằng Châu (phong năm 992). 

Lê Long Cân làm Ngự Bắc vương, đóng ở Phù Lan (phong năm 991). 

Lê Long Tung làm Định Phiên vương, đóng ở Tư Doanh (phong năm 993). 

Lê Long Tương làm Phó vương, đóng ở Đỗ Động Giang (phong năm 993). 

Lê Long Kính làm Trung Quốc vương, đóng ở Càn Đà, Mạt Liên (phong năm 993). 

Lê Long Mang làm Nam Quốc vương, đóng ở Vũ Lung (phong năm 994). 

Lê Long Đề (Minh Đề) làm Hành Quân vương, đóng ở Bắc Ngạn, Cổ Lãm (phong năm 995).

Con nuôi làm Phù Đái vương, đóng ở Phù Đái (phong năm 995).

Vào tháng 3/1005, vua Lê Đại Hành mất, trong số 12 hoàng tử thì ngoại trừ 2 hoàng tử là Lê Long Thâu đã mấy và Lê Long Đề đang đi sứ nhà Tống thì còn 10 hoàng tử muốn giành ngôi báu. 10 hoàng tử này gây ra cuộc chiến loạn, chỉ mưu tính giành ngôi vua mà không quan tâm đến xã tắc.

Chiến loạn xảy ra trong khoảng 10 tháng, nước không có chủ, nhưng sử sách ghi chép rất ít về cuộc chiến này. Sách An Nam chí lược viết rằng: “Lê Hoàn đã chết, mấy người con đều tụ tập binh mã, chia đặt trại sách, quan thuộc ly tán, nhân dân lo sợ”.

Trước khi vua Lê Đại Hành mất có nhờ Lý Công Uẩn phò giúp Thái tử Lê Long Việt lên ngôi, nhờ đó mà trong 10 hoàng tử thì Lý Long Việt có ưu thế hơn cả. 

Chuyen-chua-ke-ve-vu-tranh-gianh-ngoi-bau-chan-dong-su-Viet
Tranh minh họa (Nguồn: Báo Bình Phước)

Cuộc chiến kéo dài đến tháng 10/1005 thì ưu thế thuộc về phe 2 hoàng tử Ngân Tích và Long Việt. Cũng tháng 10/1005 xảy ra cuộc giao chiến giữa 2 hoàng tử này, ai thắng sẽ chiếm được Kinh đô Hoa Lư và lên ngôi. 

Kết quả, quân của Ngân Tích bị đánh bại phải chạy sang đất Cử Long, quân của Long Việt đuổi theo khiên Ngân Tích phải đưa quân chạy đến Chiêm Thành. Nhưng khi đến biển Hà Tĩnh thì Ngân tích bị người ở đây giết chết.

Lê Long Việt trở về Kinh đô Hoa Lư lên ngôi vua, lấy hiệu là Lê Trung Tông. Lê Trung Tông vẫn dè chừng các hoàng tử khác nhưng không e dè Lê Long Đĩnh, vì đó là em ruột.

Nhưng ai mà ngờ được, Long Việt vừa lên ngôi được 3 ngày thì Long Đĩnh cho quân trèo tường vào ban đêm giết chết. Trong cung mọi người hay tin vua chết thì hoảng loạn bỏ chạy, duy chỉ có Lý Công Uẩn là chạy đến ôm xác vua mà khóc.

Sử chép, phi tần của Lê Đại Hành là Chi Hậu Diệu Nữ một lần đi cầu tự, lúc trở về nằm mơ thấy hai con rồng trên trời sa xuống đất hóa thành hai đứa trẻ tranh nhau mặt trời, một đứa nói “Ta là anh sao dám giành với ta”; đứa kia ngần ngừ trao mặt trời rồi quay đi.

Nhưng suy nghĩa thế nào mà chỉ một lát sau nó quay lại cầm dao đâm vào anh rồi nói: “Mặt trời là của báu của thiên hạ, anh thì anh ta, cứ giành cho được”, cướp lấy mặt trời rồi chạy đi.

Bà Diệu giật mình tỉnh dậy, nhớ lại giấc mơ thì lo lắng. Ít lâu sau, bà có mang, năm 983 sinh con đặt tên là Long Việt. Đến 986 sinh con nữ đặt là Long Đĩnh.

Dẫu chuyện này là biên từ lịch sử ra hay là sự thật thì cuối cùng việc huyết nhục tương tàn vẫn xảy ra. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép rằng: “Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung Tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông".

Lại nói về Lê Long Đĩnh, sau khi giết anh trai thì lên ngôi. Hai anh em là Long Cân và Long Kính không phục liền cho quân chiếm Phù Lan, tập hợp thêm binh mã. Long Đĩnh liền thân chinh dẫn quân đi đánh. Quân của hai anh em hoàng tửu đóng ở Phù Lan cố thủ, quân của Long Đĩnh không thắng được liền bao vây suốt mấy tháng trời.

Vì bị bao vây nên trong trại dần cạn lương thực, rơi vào đường cùng. Long Cân biết nếu đầu hàng sẽ bị giết, vì thế đành sai thủ hạ thân tín bất giờ bắt sống Long Kính rồi dâng nộp lên cho Long Đĩnh. Long Đĩnh liền sai giết Long Kính, tha cho Long Cân.

Sau đó, Long Đĩnh đưa quân đến đánh Long Đinh ở Phong Châu, cuối cùng Long Đinh đầu hàng. Lúc các hoàng tử còn lại đều có phần sợ Long Đĩnh, lực lượng lại không mạnh bằng, vì thế mà đều quy phục.

Nói về việc Long Đĩnh giết anh cướp ngôi, sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: "rung Tông về tình anh em tuy là hậu, nhưng việc đứng chủ cúng tế, nối dõi tổ tiên thì xã tắc là trọng, anh em là khinh, huống chi là em bất đễ! Lúc ấy Trung Tông phải nêu việc Quản Thúc, Thúc Nha mà trị tội thì mới phải, nếu không làm thế thì đem giam cầm ở một nơi riêng cho đến khi chết cũng được. Nhưng Trung Tông lại thả lỏng thì sao cho khỏi bị phản, rốt cuộc tan họ, diệt dòng là tự Trung Tông làm ra cả. Ngọa Triều thì có bõ trách làm chi? Cho nên người làm vua tất phải cư xử cho thật đúng đắn và phải xét hết lẽ vậy”.

Xem thêm: "Ngọa Triều" Lê Long Đĩnh có thật là vị hoàng đế tồi tệ nhất lịch sử?

Đọc thêm

Vua Lê Thánh Tông từng dụ rằng, Cung từ hoàng thái hậu họ Phạm, tên húy Ngọc Trần nên trong kinh thành, ngoài các đạo, phàm nơi nào có họ Trần đều đổi thành Trình.

Cuộc đổi họ lớn nhất lịch sử: Nhà Lê buộc họ Trần đổi sang họ Trình, khôi phục họ Lý
0 Bình luận

Vua Lê Đại Hành chính là người đầu tiên phá bỏ lệ quỳ lạy khi tiếp chiếu từ phương Bắc. Ông cũng là người không ít lần khiến sứ thần nhà Tống sợ mất mật.

Vua Lê Đại Hành và màn 'dằn mặt' khiến sứ thần nhà Tống sợ mất mật
0 Bình luận

Giống như các vị đế vương khác trong lịch sử Việt Nam, vua Lê Hoàn cũng có giai thoại kỳ lạ báo mệnh đế vương. Đó là chuyện, lúc thiếu thời vua ngủ có rồng vàng che ấp bên trên.

Điềm lạ báo mệnh đế vương của Lê Hoàn: Khi ngủ có rồng vàng che ấp bên trên
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất