Căn tu là gì? Người không có căn tu có xuất gia được không?

Căn tu không phải là điều gì quá bí ẩn khó hiểu, mà căn tu ở đây chính là căn nghiệp, mà nghiệp thì có nghiệp thiện và nghiệp ác.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 23/01
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Căn tu là gì?

Có người nói rằng, muốn đi tu thì phải có căn tu, thế nhưng họ lại không biết căn tu là gì. Kỳ thực, căn tu không phải là một điều gì đó quá bí ẩn, khó hiểu, mà căn tu chính là căn nghiệp. Nghiệp thì có nghiệp thiện và nghiệp ác, nghiệp thiện gieo trồng thì ra quả tốt, nghiệp ác gieo trồng thì ra quả xấu.

can-tu-la-gi-nguoi-khong-co-can-tu-co-xuat-gia-duoc-khong
Kỳ thực, căn tu không phải là một điều gì đó quá bí ẩn, khó hiểu, mà căn tu chính là căn nghiệp.

Trong Dục giới có 10 tâm quả tái sinh, nếu tái sinh bằng tâm quả thiện thì tâm quả thiện có 2 loại: thiện ly trí và thiện trí. Tâm thiện ly trí có 2 nhân là vô tham và vô sân, tâm thiện trí có 3 nhân là vô tham, vô sân và vô si. Người có tâm thiện ly trí là người tốt, kiến thức nhưng không có xu hướng trí tuệ tâm linh, người thiện trí thì có xu hướng trí tuệ tâm linh.

Theo đạo Phật, căn tu là người có nền tảng tu tập từ kiếp trước, căn là gốc rễ, tu là sữa chữa. Người có căn tu là người trong kiếp trước từng biết tới Phật pháp, có tin tâm và tu tập. 

can-tu-la-gi-nguoi-khong-co-can-tu-co-xuat-gia-duoc-khong
Người có căn tu là người trong kiếp trước từng biết tới Phật pháp, có tin tâm và tu tập. 

Người căn tu mỏng là người có duyên với Phật pháp, thế nhưng kiếp trước mới tu hoặc tu chưa giỏi, kiếp này nếu gặp duyên cũng sẽ đi tu nhưng đời tu còn gặp khó khăn, chật vật, nhiều chất phàm tục.

Người có căn cơ trung bình là người có nhiều duyên lành với Phật pháp, có một đời sống đạo đức. Đây là người tu tập đàng hoàng, không tinh tấn nhưng cũng không lười biếng, yếu kém. Họ có đủ niềm vui trong đời sống xuất gia, hiền thiện nhưng không có đóng góp gì lớn lao cho đạo pháp.

Người có căn cơ sâu dày là người tu tập trong nhiều kiếp, đã đạt tới nền tảng thanh tịnh, sẽ giảm bớt ái dục, tham sân si. Bởi vậy nên người này có đi tu sẽ tiến bộ rất mau, có thể thành người làm rạng rỡ chánh pháp. 

Người tu hành chân chính thường trầm tĩnh, thanh tịnh, do đó họ tiếp xúc được với sự an lạc trong tâm. Một vị xuất gia chân chính có an lạc, từ bi thì sẽ được nhiều người thương yêu, kính trọng, vị ấy sẽ luôn có bạn đồng tu, đệ tử và Phật tử giúp đỡ. Những người tu giỏi và có kinh nghiệm thì mới có thể biết ai có căn tu hay không, khi xuất gia sẽ tu giỏi hay tu yếu. Họ thấy được nhờ công phu tu tập, kinh nghiệm sống, chứ không phải là sự phán bừa, suy luận không có cơ sở.

Tuy nhiên, căn nghiệp mỗi người mỗi khác, bởi mỗi người tới kiếp này đều mang theo nhân quả khác nhau, do đó mà phước báo, ác nghiệp khác nhau, căn cơ, tập khí, trình độ khác nhau... 

Người không có căn tu có xuất gia được không?

Việc có căn tu để tu tập kiếp này là kết quả xuất phát từ nhân thiện trí gieo trồng từ nhiều kiếp trước, thế nhưng căn nghiệp của mỗi người một khác. Nguyên do là bởi mỗi người tới kiếp này đều dựa vào phước báo và nghiệp ác từ kiếp trước, do đó mà căn tu mỗi người lại khác nhau, tập khí khác nhau.

can-tu-la-gi-nguoi-khong-co-can-tu-co-xuat-gia-duoc-khong
Việc có căn tu để tu tập kiếp này là kết quả xuất phát từ nhân thiện trí gieo trồng từ nhiều kiếp trước, thế nhưng căn nghiệp của mỗi người một khác.

Người muốn đi tu nhưng không đủ phước, đủ duyên để xuất gia thì có thể tu tại gia và phát nguyện kiếp sau mới đi xuất gia. Người có phước càng lớn, đức càng dày thì sẽ dễ gặp thầy giỏi, bạn hiền, môi trường tu tập thanh tịnh, tĩnh tâm. Khi ấy, người tu hành sẽ gặp nhiều an lạc, hạnh phúc, dễ dàng tiến bộ. Người có duyên với Phật pháp nhưng lại có phước mỏng, đức kém thì khó mà tu tập, đời tu khó khăn, chật vật, không giữ mình có thể bị lạc vào danh lợi, dễ làm hao tổn phước đức.

Rất khó để biết ta kiếp trước là người ra sao, nhưng nếu dựa vào nhân quả mà suy xét thì cũng thể thấy được bóng dáng căn nghiệp tiền kiếp. Tất cả những gì ta đã và gieo trồng tại thân - khẩu - ý đều có thể tác động tới nghiệp lực, từ đó thấy được tập khí thiện ác nhiều đời. Tập khí là tất cả những hành vi thiện ác, đều được sao lưu và cất giữ tại tàng thức (A lại da thức), và mỗi kiếp sống tựa một thước phim "trình chiếu" đã được sao lưu.

Nghiệp báo gồm hiện báo nghiệp (nhất định sẽ xảy ra trong kiếp này, dù nhanh hay chậm), hậu báo nghiệp (sẽ xảy ra sau khi chết đi), vô hạn định báo nghiệp (bất cứ kiếp nào còn sinh tử luân hồi), vô hiệu lực báo nghiệp (khi đắc quả, giải thoát khỏi luân hồi).

Luân hồi là gì? Thế nào là lục đạo luân hồi trong Phật giáo?

can-tu-la-gi-nguoi-khong-co-can-tu-co-xuat-gia-duoc-khong
Gặp duyên lành tu tập là do có thức quả thiện từ các kiếp trước thúc đẩy, nhờ đó mà có duyên căn tu kiếp này.

Gặp duyên lành tu tập là do các thức quả thiện từ các kiếp trước thúc đẩy, nhờ đó mà có duyên căn tu kiếp này. Căn tu không phải là "định mệnh" dành cho người xuất gia, như vậy căn tu là căn nghiệp mà ai cũng có. Tu chính là gieo trồng những nhân thiện mới nơi thân khẩu ý, nhưng không nắm bắt thuận duyên thì các tập khí bất thiện từ nhiều kiếp sẽ phát sinh.

Xuất gia là việc tốt, nhưng cần phải tìm được minh sư, môi trường tu học chân chính. Do đó người có tâm xuất gia phải cân nhắc, lựa chọn môi trường kĩ lưỡng. Đi tu là chuyển nghiệp, tức là chuyển nghiệp xấu thành nghiệp túc. Cần tu hành siêng năng, tu tâm dưỡng tính, phụng sự chúng sinh, phụng sự Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). 

Những dấu hiệu thể hiện người có căn tu từ kiếp trước

Người có căn tu từ kiếp trước, được hưởng phúc báo từ kiếp này có thể là người có những dấu hiệu như:

can-tu-la-gi-nguoi-khong-co-can-tu-co-xuat-gia-duoc-khong
Người có căn tu là người có tâm thái mềm mỏng, từ bi, không tham, sân, si, không nỡ sát sinh.

Tâm thái mềm mỏng, từ bi, không tham, sân, si, không nỡ sát sinh. Dù họ có gặp phải tai nạn hay khó khăn nhưng tinh thần lẫn thân thể đều khỏe mạnh, tươi sáng.

Người có căn tu thường là người thông minh, sáng dạ, hay hứng thú với những điều huyền bí, dễ nằm mơ thấy Phật, có thể cảm ứng những thứ liên quan tới thần, Phật,... 

Người có căn thu có thể hay thấy mệt mỏi, dễ bị bóng đè, dễ nằm mộng thấy ai đó hoặc sự việc nào đó. 

Để có được phước báo chân chính, căn tu tích lũy, cần biết học từ, bi, hỷ, xả, cũng có thể làm bố thí, từ thiện giúp người. Phúc báo có thể đến từ sự tu tập chân chính, là tự nhiên mà đến, như vậy mới là lợi ích lâu dài. Cần nhớ rằng căn tu không phải là điều gì đó quá cao sang hay chỉ dành cho những người xuất gia, mà căn tu chính là căn nghiệp ai cũng có. Người tu tập dù có xuất gia hay tại gia đều chỉ cần phát tâm tu tập thì đều có thể chuyển đổi, thay đổi được căn nghiệp của mình. 

Tìm hiểu về tứ vô lượng tâm: Từ Bi Hỷ Xả trong đạo Phật

Đọc thêm

Theo giáo lý nhà Phật, nghiệp báo là nhân quả trong đường luân hồi. Những người làm nhiều việc ác bị báo ứng cả về vật chất lẫn tinh thần.

Nghiệp báo là gì và những hoạt động dẫn đến nghiệp báo theo giáo lý nhà Phật
0 Bình luận

Người ta cứ nghĩ rằng người xuất gia là đã đi vào ngõ cụt của cuộc đời, là yếu đuối, là chạy trốn, không còn đường đi mới nương nhờ cửa Phật. Vậy rốt cuộc thì xuất gia là gì? Phải chăng xuất gia là yếu đuối, là chạy trốn cuộc đời?

Xuất gia là gì và muốn xuất gia thì cần những điều kiện gì?
0 Bình luận

Vô ngã là một trong những học thuyết quan trọng của Phật giáo, giải thích về sự không tồn tại trường tồn của một thứ gì đó, không có bản ngã, tức "không phải là ta".

Vô ngã là gì? Thuyết vô ngã trong tư tưởng Phật giáo ra sao?
0 Bình luận

Tin liên quan

Theo giáo lý nhà Phật, nghiệp báo là nhân quả trong đường luân hồi. Những người làm nhiều việc ác bị báo ứng cả về vật chất lẫn tinh thần.

Nghiệp báo là gì và những hoạt động dẫn đến nghiệp báo theo giáo lý nhà Phật
0 Bình luận

Hầu đồng là một nét văn hóa đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Về bản chất hầu đồng là một nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các ông bà đồng. Vậy cụ thể ai có thể tham gia hầu đồng và các nghi thức trong hầu đồng là gì?

Ai có thể tham gia hầu đồng và các nghi thức trong hầu đồng là gì?
0 Bình luận

Người ta cứ nghĩ rằng người xuất gia là đã đi vào ngõ cụt của cuộc đời, là yếu đuối, là chạy trốn, không còn đường đi mới nương nhờ cửa Phật. Vậy rốt cuộc thì xuất gia là gì? Phải chăng xuất gia là yếu đuối, là chạy trốn cuộc đời?

Xuất gia là gì và muốn xuất gia thì cần những điều kiện gì?
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất