Cách đạt điểm cao môn Tiếng anh kỳ thi THPT Quốc gia 2021

Làm thế nào để "ẵm trọn" được 9 điểm môn Tiếng Anh kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới là điều không ít em học sinh lớp 12 đang quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời xác đáng về phương pháp ôn tập cho môn thi này.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 07/05
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. Nắm rõ cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh

Nắm được cấu trúc của đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh là một trong những bước cơ bản nhất để bạn biết cách phân bổ thời gian ôn luyện cũng như thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.

Bảng dưới đây là cấu trúc chung cho đề thi môn Tiếng Anh:

cau-truc-de-thi-mon-tieng
cau-truc-de-thi-mon-tieng

Đề gồm 8 dạng bài: Ngữ âm, tìm lỗi sai, hoàn thành câu, chức năng giao tiếp, từ đồng nghĩa – trái nghĩa, tìm câu đồng nghĩa, nối câu, hoàn thành đoạn văn, đọc hiểu.

Các câu hỏi dễ ăn điểm chủ yếu ở các dạng bài: ngữ âm, câu giao tiếp, nối câu, tìm lỗi sai, câu đồng nghĩa… Bên cạnh đó, các câu hỏi khó sẽ nằm rải rác ở các dạng bài, nghĩa là mỗi dạng đều có thể xuất hiện câu hỏi khó, thường là những câu kiểm tra về từ vựng.

Phạm vi kiến thức: Ngữ pháp, từ vựng trong đề thi vẫn chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12. Các câu hỏi tập trung về ngữ pháp cơ bản như: thì, mạo từ, câu bị động, câu điều kiện, mệnh đề nhượng bộ, danh động từ, câu gián tiếp, từ vựng.

2. Cách ôn thi môn tiếng Anh hiệu quả

Dựa vào cấu trúc đề thi đã nêu ở trên, dưới đây là một số cách ôn thi tiếng Anh THPT với một lộ trình và phương pháp luyện tập cụ thể, các bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Nắm vững kiến thức về ngữ pháp và từ vựng

Đề môn Tiếng Anh đạt kết quả cao, các bạn cần nắm vững các điểm văn phạm căn bản. Đó là các phần ngữ âm như  cách phát âm đuôi -s và-ed, quy tắc đánh trọng âm, các chủ điểm ngữ pháp cơ bản như rút gọn mệnh đề quan hệ, liên từ, mạo từ, giới từ, câu điều kiện, động từ nguyên mẫu hay V- ing (động từ thêm ing), các thì cơ bản.

Và cả những phần ngữ pháp nâng cao như Cách dùng từ loại như danh từ, động từ, tính từ…, đảo ngữ, câu so sánh, câu suy đoán, câu trực tiếp và câu gián tiếp, mệnh đề quan hệ.

Ngoài ra cũng cần phải kết hợp học từ vựng theo các chủ đề nhất là các từ vựng xuất hiện trong SGK và cả các phần kiến thức khó như collocations (cụm từ cố định), phrasal verb (cụm động từ), idiom (thành ngữ).

cach-lam-bai-thi-mon-tien

Bước 2: Ôn luyện theo từng dạng bài và kết hợp luyện đề

- Ôn luyện theo từng dạng bài

Mỗi 1 dạng bài ôn từ 1 – 2 ngày để bạn ghi nhớ ngữ ngáp và cả những câu quen thuộc lặp đi lặp lại. Tốt nhất là bạn nên dành 1 ngày ôn những kiến thức về dạng bài đó, ngày hôm sau luyện làm bài, có thể lấy ngay từ trong các đề thi trước ra thì càng tốt.

Với từng dạng bài sẽ có những phương pháp ôn luyện đặc trưng riêng:

  • Bài Ngữ âm

Đây là dạng bài kiểm tra cách phát âm cách đánh dấu trọng âm của các từ quen thuộc. Hầu hết các từ này đều có trong SGK và có xu hướng lặp lại khá nhiều nên chỉ cần chăm chỉ luyện tập một chút là bạn có thể thừa sức làm được dạng bài này.

2 câu kiểm tra phát âm: Nắm chắc quy tắc phát âm ed và s/es.

Cách phát âm “s”, “es” trong tiếng Anh.Cách phát âm đuổi “ed”.2 câu kiểm tra trọng âm của những từ có 2 và 3 âm tiết.

Quy tắc đánh trọng âm

  • Bài Đọc hiểu

Đọc hiểu là phần chiếm dung lượng khá nhiều trong bài thi. Muốn đạt điểm cao chắc chắn phải làm tốt bài đọc hiểu.

Rèn kỹ năng đọc lướt (skimming) và đọc lấy thông tin (scanning). Hai kỹ năng này sẽ giúp học sinh hiểu được ý chính của bài một cách nhanh nhất. Phương pháp đúng là: đọc tiêu đề bài, đọc câu đầu và cuối mỗi đoạn, sau đó, đọc câu hỏi, gạch chân từ khóa (keyword) của câu hỏi, rồi quay lại đoạn văn để tìm gợi ý (clues).

Vốn từ vựng cũng là một phần quan trọng quyết định xem bạn có làm tốt được bài đọc hiểu không. Vì thế mình nghĩ bạn cần học lại toàn bộ từ mới và tập đọc, dịch lại toàn bộ các bài đọc trong SGK của cả lớp 10, 11 và 12. Vì hầu hết các bài đọc trong SGK đều theo chủ điểm, nên khi học từ và đọc lại bài, bạn sẽ nhớ một lượng từ nhất định và có khái niệm cụ thể về từng chủ đề. Nhờ vậy, bạn sẽ đọc nhanh hơn và đoán từ tốt hơn.

  • Bài Từ đồng nghĩa – trái nghĩa

Quan trọng nhất khi làm dạng bài này là phải biết từ. Việc học từ có thể được tích lũy trong quá trình ôn bài đọc hiểu. Khi học một từ, các bạn nên học thêm ít nhất một từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa với từ đó.Chức năng giao tiếp:

Cần học cách đặt câu hỏi và trả lời của các loại câu như yêu cầu, mời, sai bảo, ra lệnh, khen ngợi… Các tình huống giao tiếp khá quen thuộc và đơn giản. Đây là phần dễ kiếm điểm cho bạn. Bạn có thể yên tâm nhé!

  • Các bài còn lại

Dạng bài sửa lỗi sai và viết lại câu, nối câu (đa phần là các câu hỏi liên quan đến ngữ pháp). Cụ thể, hay gặp là dạng cấu trúc đảo ngữ, giả định, điều kiện, mệnh đề quan hệ, cấu trúc bị động, trực tiếp, gián tiếp, vận dụng các liên từ theo các mối quan hệ đẳng lập hoặc chính phụ, nguyên nhân – kết quả.

Vì vậy đối với các dạng bài này các bạn cần dành thời gian để ôn luyện tất cả các chủ điểm ngữ pháp và chú ý vào những trường hợp đặc biệt, nâng cao và kết hợp học từ vựng.

- Luyện đề

Sau khi đã quen với từng dạng thì tiến hành làm đề luôn. Mỗi ngày sẽ luyện từ 2-3 đề để kĩ năng làm bài thật nhuần nhuyễn. Lúc này, bạn nên đặt đồng hồ và làm bài như đi thi thật để quen và dần tăng tốc độ làm bài lên.

cach-lam-bai-thi-mon-tien

Để thời gian luyện đề hiệu quả, học sinh hãy dành ít nhất 30 phút đến 1 giờ để học từ mới ghi chép được từ những bài đọc, chú ý đến những từ khó trong các câu hỏi hoặc trong câu văn chứa đáp án của các câu hỏi. Mỗi bài đọc, các bạn chỉ nên học tối đa 10 từ mới.

Ngoài ra chú ý vào cả những câu phần ngữ pháp bạn đã làm sai hoặc không làm được để chủ động ôn và học lại chủ điểm ngữ pháp đó.

Bước 3: Giải quyết các câu khó trong đề thi môn tiếng Anh

Đoán nghĩa của từ

Để đạt điểm cao môn tiếng Anh đại học, bạn phải chinh phục được dạng bài “đục lỗ” hay còn gọi là điền vào chỗ trống, vì đây là dạng bài đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức ngữ pháp vững vàng và một vốn từ vựng đáng kể.

Tuy nhiên, khó khăn sẽ vơi đi rất nhiều nếu bạn có thể đoán nghĩa của chỗ trống cần điền vào là liên quan đến từ vựng hay ngữ pháp. Bạn sẽ đoán nghĩa bằng cách dựa trên những cụm từ trước và sau chỗ trống hoặc dựa vào ngữ cảnh trong câu.

Đưa ra đáp án nhanh

Với một số dạng câu hỏi đặc thù, bạn cần có mẹo để làm nhanh, tiết kiệm thời gian cho các phần khác nhưng vẫn đảm bảo sự chính xác. Các câu trắc nghiệm riêng lẻ thì khá đơn giản nhưng với bài đọc hay viết lại câu thì bạn nên lưu ý:

Ở bài đọc, 2 kỹ năng sẽ giúp bạn hiểu ý chính, đưa ra đáp án nhanh chính là kỹ năng đọc lướt (skimming) và đọc lấy thông tin (scanning). Bạn nên đọc theo trình tự như sau: đọc tiêu đề, đọc câu đầu và cuối mỗi đoạn, sau đó đọc câu hỏi, gạch chân từ khóa rồi quay lại đoạn văn để tìm gợi ý.

Ở phần viết câu, để làm nhanh thì bạn phải dịch được câu chính, tìm các đáp án sai để gạch bỏ và phải rà soát lại đáp án đúng còn có lỗi ngữ pháp nào hay không.

cach-lam-bai-thi-mon-tieng-anh-4

Tránh các lỗi sai hay gặp

Để trả lời đúng các câu hỏi trong đề thi, chắc chắn bạn sẽ phải tránh các lỗi thường gặp của bản thân, tuy nhiên vẫn có một số lỗi sau đây thí sinh hay mắc phải mà có thể bạn chưa biết:

Cụm động từ (phrasal verb): phần thi này đòi hỏi thí sinh phải học thuộc từng cụm từ, nếu bạn không thể nhớ hết thì có thể học các cụm động từ quen thuộc của: get, take, put, go, let...Bài đọc: nhiều bạn gặp trở ngại trong phần này do kỹ năng làm bài đọc kém, hay hấp tấp và đặc biệt là vốn từ vựng còn khá nghèo nàn.Viết lại câu: phần này sẽ gây khó khăn nếu bạn chưa vững về cấu trúc câu, không đọc cẩn thận từng đáp án, không nhận ra “bẫy” được gài trong các đáp án sai.Sửa lỗi sai: đây là phần khiến nhiều bạn lúng túng không thể lựa chọn được đáp án vì đã quen với dịch nghĩa mà quên mất phương pháp sửa lỗi sao cho đúng.

3. Tips trong phòng thi

Phân bổ thời gian trước khi bắt đầu làm. Nhớ là dù có vội thế nào cũng phải dành ra 10 phút để soát lại các đáp án, phòng trường hợp bạn nhìn nhầm đáp án hoặc bỏ sót câu nào chưa khoanh.

Thứ tự làm bài thi môn Tiếng Anh được khuyến khích đó là: Ngữ âm – Câu lẻ – Đọc hiểu dài – Giao tiếp – Tìm lỗi sai – Đọc hiểu ngắn – Điền từ – Đồng nghĩa trái nghĩa.

Đoán nghĩa của từ và áp dụng phương pháp phỏng đoán, loại trừ.Đừng bao giờ cố dịch hết cả bài đọc như vậy rất tốn thời gian. Trên thực tế, học sinh chỉ cần hiểu được 60% nghĩa của bài đọc và nắm vững các kĩ năng là đã có thể trả lời đúng hết các câu hỏi trong bài thi. 

Đọc thật kĩ câu hỏi và tránh các lỗi sai hay gặp.

Các câu hỏi nội dung có khả năng đánh lừa rất cao nên mình muốn nhắc lại một lần nữa: Không bao giờ chọn 1 đáp án khi chưa loại trừ được ít nhất 2 đáp án còn lại.

Xem thêm: Cách đạt điểm cao môn Toán học kỳ thi THPT Quốc gia 2021

Đọc thêm

Ngữ văn là môn thi tự luận duy nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia, đây cũng là môn học khiến nhiều em học sinh lo lắng nhất. Dưới đây là các cách cách đạt điểm cao môn văn mà các sĩ tử có thể tham khảo.

Cách đạt điểm cao môn Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia 2021
0 Bình luận

Lịch sử được xem là một môn thi "khó nhằn" đối với nhiều học sinh. Môn học này đòi hỏi các sĩ tử phải có một phương pháp học tập và làm bài đúng đắn để có thể đạt được điểm cao nhất. Dưới đây là những hướng dẫn cách đạt điểm cao môn Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia 2021 mà các em học sinh nên tham khảo.

Cách đạt điểm cao môn Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia 2021
0 Bình luận

Trong số các môn thi THPT Quốc gia, môn Địa lý không phải là một môn khó. Ngược lại môn học này còn rất dễ kiếm điểm cao. Tuy nhiên môn học này cũng cần nhiều kỹ năng để có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm được nhiều phương pháp học môn Địa lý hiệu quả hơn nhé.

Cách đạt điểm cao môn Địa lý kỳ thi THPT Quốc gia 2021
0 Bình luận

Tin liên quan

Tối ngày 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chính thức đề thi minh họa các môn trong kỳ thi THPT Quốc gia 2021.

Trọn bộ đề minh họa 7/9 môn thi THPT Quốc gia 2021
0 Bình luận

Chế độ ăn uống của các sĩ tử đang chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới hiện là một trong những mối quan tâm lớn nhất đối với các bậc phụ huynh.

Thi THPT Quốc gia, sĩ tử ăn gì để không bị 'tủ đè'?
0 Bình luận

Nhiều học sinh do quá căng thẳng trước kỳ thi, do đó không thể hiện được hết năng lực của bản thân. Vậy ta nên làm gì để không bị căng thẳng trước kỳ thi THPT Quốc gia 2021?

6 mẹo làm giảm căng thẳng trước khi bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2021
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất