Bí ẩn vũ trụ: “Pháo sáng vũ trụ” cực mạnh đang hướng thẳng về phía Trái Đất
Đài quan sát Động lực học Mặt Trời của NASA đã ghi nhận được một quả pháo sáng vũ trụ loại mạnh nhất vừa bắn ra khỏi vết đen Mặt Trời và đang hướng thẳng về phía Trái Đất.

Sau quả pháo sáng vũ trụ loại X có thể là một vụ phóng khối lượng đăng quanh (CME) từ một quả “bom vũ trụ” - làm "bùng cháy" Trái Đất. Thủ phạm tiếp tục là ngôi sao mẹ đang kỳ hung hãn của chúng ta.
Đài quan sát Động lực học Mặt Trời của NASA - Space đã ghi nhận được một quả pháo loại loại X - loại mạnh nhất - vừa bắn ra hỗn hợp AR 3006 khỏi vết đen Mặt Trời vào lúc 8 giờ 55 phút tối 10/3 theo giờ Việt Nam.

Quả pháo sáng này có hướng nhắm thẳng về phía Trái Đất và sẽ sớm đập thẳng vào bầu khí quyển. NOAA là cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ vừa đưa ra lời cảnh báo về khu vực Đại Tây Dương sẽ có nguy cơ mất điện vô tuyến sóng ngắn.
Vậy pháo sáng từ Mặt Trời là gì?
Pháo sáng là luồng năng lượng cực mạnh mang theo nhiều điện tích mà Mặt Trời bắn ra. Những trận bão địa từ hay còn gọi là bão Mặt Trời khi chúng tiếp cận và gây ảnh hưởng đến Trái Đất đều có nguyên nhân xuất phát từ những quả pháo sáng vũ trụ này. Chúng có thể làm mất sóng vô tuyến, nhiễu loạn hệ thống định vị, điện, viễn thông... khiến máy bay, vệ tinh và cả chim di trú có nguy cơ "lạc đường".

Tuy nhiên, điều chúng ta đáng quan tâm hơn đó là sau quả pháo sáng cực mạnh này thường có một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) đi kèm. Vụ phóng này xảy ra với nguồn năng lượng còn khủng khiếp hơn. Khi CME vô tình giao nhau với các đường sức từ của Trái Đất cực quang sẽ xảy ra. Nếu hiện tượng này xảy ra chúng ta nên hy vọng đó chỉ là một màn trình diễn ánh sáng vô hại.
Theo NOAA dự đoán, khả năng CME sẽ xuất hiện vào khoảng 23 giờ ngày 10-5 theo giờ Việt Nam. Hiện tại họ vẫn đang quan sát khả năng xảy ra cực quang khi quả bom vũ trụ này đến được Trái Đất.
Vì Mặt Trời đang trong giai đoạn hoạt động mạnh mẽ của chu kỳ 11 năm nên đã liên tục bắn pháo sáng vũ trụ và CME vào Trái Đất cũng như các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.
Xem thêm: Bí ẩn vũ trụ: Tàu thám hiểm của NASA phát hiện mảnh san hô kỳ lạ trên bề mặt sao Hỏa
Đọc thêm
Trên bề mặt Sao Hỏa, tàu thám hiểm của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã có một phát hiện thú vị và bất ngờ. Đó là một vật thể nhỏ có vẻ ngoài giống như một bông hoa hoặc mảnh san hô.
Năm 1994, sao chổi Shoemaker - Levy 9 tiến vào hệ mặt trời. Tuy nhiên trong quá trình tiến đến gần mặt trời nó đã bị sao Mộc hút lại với một lực lớn.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 siêu lỗ đen đang lao vào nhau trong khoảng 10.000 năm nữa. Hiện tượng này sẽ tác động lên cấu trúc của không gian và thời gian.
Tin liên quan
Các nhà khoa học đã sử dụng 4 kính thiên văn mạnh nhất để quan sát được hình ảnh một ngôi sao Neutron nhỏ bé đang tiêu thụ vật chất từ người bạn đồng hành xấu số.
Một chiếc kính viễn vọng ở Chile đã chụp được khoảnh khắc hai thiên hà NGC 1512 và NGC 1510.Ki va chạm vào nhau ngoài vũ trụ, trong đó thiên hà lớn đang dần nuốt chửng thiên hà nhỏ.
Sao Be hay còn được gọi với cái tên khác đó là HR 6819. Trước đây nó được coi là lỗ đen gần Trái Đất nhất, nhưng bây giờ là một thứ gì đó hoàn toàn khác, thú vị nhưng cũng rất đáng sợ.