Bão Noru (bão số 4) có ảnh hưởng đến Hà Nội không?

Bão Noru khi vào Việt Nam sẽ trở thành cơn bão số 4. Vậy, siêu bão này có ảnh hưởng đến thủ đô Hà Nội không?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đường đi của bão Noru (bão số 4)

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bão hồi 10 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi khoảng 310km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/giờ), giật trên cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có khả năng mạnh thêm. Đến 22 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 109,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển Đà Nẵng-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/giờ), giật trên cấp 17. 

 Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ. Đến 10 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt-Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102km/giờ), giật cấp 12. 

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.  

Bao-Noru-co-anh-huong-den-Ha-Noi-khong-7
Đường đi của bão Noru

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi sâu vào đất liền, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 111,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.    

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: vùng biển phía Tây Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Tây Bắc khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, sau tăng lên cấp 11-12, vùng gần tâm bão cấp 14-15, giật cấp 17; sóng biển cao 9-11m, biển động dữ dội. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), khu vực Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng cao 3-4m, biển động mạnh.

Vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật cấp 17; sóng biển cao 9-11m, biển động dữ dội.

Vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, sau tăng lên cấp 12-13, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật cấp 17; sóng biển cao 4-6m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi nước dâng do bão cao 1,2-1,7m (Quảng Bình: 1,2m; Quảng Trị: 1,3m; Huế: 1,5m; Đà Nẵng:1,7m; Quảng Nam: 1,5m; Quảng Ngãi: 1,0m) mực nước tổng cộng (nước dâng bão kết hợp với thủy triều) cao 1,5-2,5m (Quảng Bình: 1,6m; Quảng Trị: 2,0m; Huế: 1,8m; Đà Nẵng: 2,5m; Quảng Nam: 2,5m; Quảng Ngãi: 1,5m), nguy cơ cao ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông do nước dâng do bão và sóng lớn.

Một số cảnh báo từ cơ quan khí tượng

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền

Từ tối và đêm 27/9, ven biển khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12-13; khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Từ sáng sớm ngày 28/9, khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, có nơi cấp 10, giật cấp 12.     

Cảnh báo mưa lớn

Từ ngày 27/9 đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 300-400mm/đợt, có nơi trên 450mm/đợt; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ.

Cấp độ rủi ro thiên tai

Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: cấp 4

Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai: cấp 3.   

Bão Noru có ảnh hưởng đến Hà Nội không?

Bão Noru là 1 trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Siêu bão này đang quần thảo Philippines và dự kiến sẽ đổ bộ vào Việt Nam trong khoảng 10 giờ tới.

Vậy, bão Noru có ảnh hưởng đến Hà Nội không? Theo dự báo ban đầu, do ảnh hưởng của bão Noru nên Hà Nội xuất hiện mưa rào, có nơi mưa to trong các ngày 28 và 29/9. Trong tháng 10, Hà Nội xuất hiện nhiều hình thái thời tiết cực đoan.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ dự báo, do ảnh hưởng của rìa Bắc bão Noru kết hợp rìa Tây Nam áp cao lục địa tăng cường nên ngày 28 và 29/9, thành phố Hà Nội mưa, có nơi mưa to kèm giông, lốc, sét, gió giật mạnh...

Bao-Noru-co-anh-huong-den-Ha-Noi-khong-7
Hà Nội mưa lớn khi bão đổ bộ vào đất liền VN

Cơ quan trên nhận định, trong tháng 10, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện 2-3 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới, trong đó có 1 cơn ảnh hưởng đến thành phố Hà Nội. 

Khoảng đầu và nửa cuối tháng 10, Hà Nội có thể xuất hiện 1-2 đợt mưa vừa, mưa to diện rộng kèm các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Tổng lượng mưa trong tháng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. 

Trên các sông: Hồng, Đà, Đuống (đoạn chảy qua Hà Nội) có khả năng xuất hiện 1 trận lũ với biên độ 1-2m, đỉnh lũ thấp hơn báo động cấp I; riêng sông Đáy có khả năng xuất hiện 1-2 trận lũ với biên độ lũ lên 1,5-2,5m. Đặc biệt, trong tháng 10, Hà Nội có thể ảnh hưởng 2-3 đợt không khí lạnh...

Người dân cần làm gì để giảm thiệt hại từ siêu bão Noru?

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khuyến cáo, người dân cần theo dõi thường xuyên thông tin cảnh báo bão. Giữ liên lạc giữa tàu thuyền và đất liền, đưa tàu thuyền thoát khỏi vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú tránh an toàn. Tuyệt đối không ở trên tàu thuyền tại nơi neo đậu, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản khi bão đổ bộ.

Người dân khẩn trương gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây. Bảo vệ lồng bè, tài sản, gia súc, gia cầm, tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp. Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ dùng ít nhất trong 7 ngày.

Xác định vị trí an toàn để trú ẩn, chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn hoặc vùng ven biển, cửa sông đề phòng nước dâng. Đồng thời lưu giữ các số điện thoại cứu hộ cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp. Tuân thủ chỉ đạo của chính quyền địa phương và hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Thực hiện ngay việc chằng chống nhà cửa để có thể chống chọi được với gió bão mạnh (sử dụng bao cát để thêm lên các mái tôn hoặc gông mái nhà bằng tre, luồng, thép và dây buộc, đinh, cây gỗ kẹp mái nhà); cần tìm và tạo cho gia đình một chỗ trú tránh an toàn dễ dàng di dời đến khi mưa bão, lũ xảy ra. Thực hiện nghiêm khi có yêu cầu sơ tán đến nơi an toàn phòng tránh thiên tai.

Bao-Noru-co-anh-huong-den-Ha-Noi-khong

Bỏ tất cả các vật dụng quan trọng như tiền và các giấy tờ vào túi không thấm nước, buộc chặt túi lại và cất vào nơi cao ráo, an toàn nhất.

Mỗi gia đình cần chuẩn bị sẵn lương thực (gạo, mì tôm,..) và nước uống sạch, thuốc chữa bệnh,… đủ dùng cho gia đình trong thời gian từ 3 ngày đến một tuần để phòng khi phải di dời tránh bão, lũ thì có thể mang theo hoặc khi bị mưa, bão, lũ, sạt lở gây chia cắt, cô lập có thể ứng phó tạm trong khi chờ ứng cứu.

Không ngủ đêm ở các lán, chòi gần khe suối, bờ sông, dưới chân núi cao hay sườn dốc. Không đứng cạnh hoặc đi qua bờ sông, bờ suối, ngầm tràn, khu vực sạt lở khi đang có mưa to, gió lớn.

Nếu thiên tai xảy ra, mọi người cần tuân thủ nghiêm hiệu lệnh của chính quyền địa phương, để thực hiện các biện pháp phòng tránh, ứng phó giảm thiểu thiệt hại do mưa, bão, lũ, sạt lở đất gây ra.

Khi có mưa bão không nên ra khỏi nhà, nhất là người già và trẻ em; không trú ẩn dưới cây to, cột điện,..

Nếu gặp nước lũ ngập vào nhà cần nhanh chóng ngắt cầu giao điện để tránh bị điện giật, chập cháy; nếu nước dâng quá cao, mặc áo phao (nếu có) hoặc bám thật chắc vào một vật nào đó có thể nổi được trên nước và nhanh chóng tìm cách di chuyển lên vị trí cao, an toàn hơn.

Không lội qua sông, suối khi nước đang chảy xiết hoặc khi nước đang màu trong chuyển sang màu đục; không cố ra sông với củi, gỗ khi nước lũ đang lên.

Xem thêm: Những thông tin quan trọng về bão Noru (bão số 4)

Đọc thêm

Bão Noru được dự báo là 1 trong những siêu bão mạnh nhất trong vòng 20 năm qua. Vậy để giảm thiệt hại do bão gây ra, người dân cần làm gì?

Người dân cần làm gì khi siêu bão Noru đổ bộ vào?
0 Bình luận

Dự báo mới nhất về đường đi của bão Ma-on, cơ quan khí tượng cho biết: Bão Ma-on đã mạnh lên cấp 9, giật cấp 11 trong đêm qua. Dự báo bão sẽ tiếp tục mạnh lên và đi vào Biển Đông trở thành bão số 3. 

Bão Ma-on là gì và bão Ma-on có đi vào Biển Đông mạnh thành bão số 3 không?
0 Bình luận

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão Bão số 2 năm 2022 (bão MULAN). Dự báo, cơn bão này sẽ mạnh thêm trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đổ bộ vào nước.

Bão số 2 năm 2022 (bão MULAN) đang ở đâu?
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất