Anh cảnh sát giao thông biến bãi đất trống thành quán cơm 0 đồng 

Quán cơm miễn phí được anh Lê Hùng Dương xây dựng để giúp đỡ người lao động nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gần hai tháng nay, lộ trình quen thuộc của anh Lê Hùng Dương (32 tuổi) là 11h trưa, sau khi hết giờ làm việc, vội vã về nhà vào bếp nổi lửa nấu thức ăn trong khi hai người bạn cùng một số tình nguyện viên lau dọn bàn ghế.

"Họ thường bắt đầu công việc từ rạng sáng, phụ tôi đi chợ, chuẩn bị nguyên liệu. Tôi về là chỉ vào nấu thôi", chàng đại úy đội CSGT TP Buôn Ma Thuột, cho biết.

Sau 30 phút, anh nấu xong các món và bày biện sẵn vào khay đun nóng, chuẩn bị đón khách. Hôm nào cũng vậy, 70 suất cơm mỗi ngày của quán "Cơm 0 đồng yêu thương" luôn hết sạch chỉ sau hơn một giờ.

Quán cơm nhỏ của Dương nằm trên đường 10/3 (phường Tân Lợi) chỉ có vài bộ bàn ghế, bảng hiệu đơn giản, mở cửa từ 11h30 đến 14h từ thứ 5 đến chủ nhật hàng tuần.

Anh kể, cách đây chừng 7 tháng, một hôm đang ngồi ăn mỳ trước nhà có người bán vé số chạy ngang hỏi: Có tiền không? Cho chú xin vài chục ăn bữa cơm". Dương móc trong túi 200.000 đồng tặng ông. Ý định mở quán cơm 0 đồng hỗ trợ các lao động nghèo, người khó khăn, cơ nhỡ của anh xuất phát từ hôm đó.

Mấy hôm sau, anh mất cả ngày đi tìm mới chọn được một bãi đất trống ở ngoại ô thành phố Buôn Ma Thuột, rộng khoảng 60 m2. Ban đầu chủ đất cho thuê giá 5 triệu đồng một tháng. Thấy giá quá cao, anh trình bày mục đích thuê để mở quán cơm 0 đồng, người này lập tức giảm giá còn 2 triệu, thời hạn thuê 5 năm.

anh-canh-sat-giao-thong-bien-bai-dat-trong-thanh-quan-com-0-dong-0
Ngoài phục vụ khách ăn tại chỗ, anh Dương (phải) còn chuẩn bị những suất cơm để mọi người mang về san sẻ với người khác

Có đất, Dương cùng hai người bạn bắt tay vào mở quán cơm. Tiền ít, họ phải tự tay làm mọi việc, từ làm nền, trộn hồ, bắn tôn, cắt sắt, hàn xì... Thi công được ba tháng, Dương phải tạm dừng vì thiếu kinh phí. Anh cùng bạn bè đi làm bốc vác thuê, dọn dẹp nhà để có thêm vốn mở quán.

Ngày 19/8, quán cơm 0 đồng cũng thành hình với số vốn bỏ ra gần 200 triệu đồng. "Mình không dám chắc sẽ duy trì quán cơm được bao lâu. Nhưng khi nào còn sức thì khi đó mình vẫn cố gắng", Lê Hùng Dương nói.

Anh cho biết, để duy trì hoạt động của quán, mỗi tháng anh phải chi khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, thời gian qua anh được bạn bè đến góp sức, hỗ trợ đi chợ, nấu cơm. Ngoài ra, nhiều cô chú trong vùng biết chuyện cũng đem rau, củ, gạo đến ủng hộ giúp anh giảm được nhiều chi phí, có thêm điều kiện phục vụ bà con.

Chị Lê Thị Thúy Hằng, 38 tuổi, sống tại TP Buôn Mê Thuột cho hay, rất bất ngờ khi nhìn thấy hình ảnh anh chiến sĩ cảnh sát giao thông đứng bếp nấu cơm giúp đỡ người khó khăn như thế.

Ngày khai trương chị Hằng đã đem một ít rau củ đến quán góp. Chị nhớ như in nụ cười vui mừng của Dương khi nhận được rau củ sạch. "Mình có ngỏ ý góp tiền nhưng Dương từ chối. Ảnh bảo, đưa tiền cũng không biết làm gì nhận thực phẩm sạch là quý rồi". Chính lời nói đó khiến mình xúc động và cảm nhận được con người này có một tấm lòng thật bao dung", chị Hằng nói.

Cha con ông Nguyễn Hậu, người khiếm thị bán vé số là những khách hàng thường xuyên của quán. "Từ ngày hay tin có quán cơm trưa, hai cha con tui tranh thủ về ăn. Bán vé số lời chẳng là bao, có được suất ăn miễn phí giúp tui tiết kiệm mỗi buổi trưa 20.000-30.000 đồng. Tiền này tui có thể trang trải được những thứ khác", ông Hậu chia sẻ.

Theo Hùng Dương, quán cơm là nơi anh gửi gắm tình yêu thương của mình với phương châm "cho đi là còn mãi". Dù miễn phí, anh luôn rất kỹ trong khâu vệ sinh thực phẩm. Bàn ghế được xếp ngay ngắn, xịt khử khuẩn, món ăn đa dạng và phục vụ chu đáo. "Của cho không bằng cách cho", anh nói.

Những ngày mưa, thấy nhiều người không thể đến quán ăn, Dương cùng các tình nguyện viên lội bùn đưa cơm đến tận nhà cho những cô chú khuyết tật, già yếu ở xa. Anh kể, có lần hỏng xe giữa đường, hai anh em phải dắt bộ mấy cây số đội mưa về nhà.

"Đôi lúc nhìn thấy cô chú tới ăn cơm, nhìn họ khổ mà mình không cầm được lòng. Họ ăn xong khen ngon tự nhiên bao nhiêu mệt mỏi đều tan", Dương cười nói.

Khoảng một tháng trước có một chú công nhân đến ăn cơm. Sau khi ăn xong, ông bước đến tính tiền, Dương đưa tay ra hiệu từ chối. Đến 2h giờ chiều, khi quán đã vắng khách, người đàn ông ấy vẫn ngồi đó. "Chú nói đợi phụ mình dọn dẹp cho đỡ ngại. Về sau, chú ấy trở thành khách quen của quán mình", anh kể.

Anh Lê Văn Sơn, bạn thân của Dương, cho biết khi nghe anh nói về việc mở quán cơm 0 đồng, sợ bạn vất vả nên đã khuyên dừng lại. Tuy nhiên, thấy bạn ngày đêm hì hục đắp nền, cắt sắt, anh cũng lao vào phụ giúp và đồng hành tới tận bây giờ.

"Tôi xin nghỉ việc nửa tháng để hỗ trợ bạn. Điều kiện kinh tế của Dương không dư dả, mình giúp được phần nào thì bạn mình tiết kiệm thêm chi phí để lo cho quán cơm", anh nói. Theo anh Sơn, Dương là người có quyết tâm rất cao, nhiều hôm đuối sức vẫn cố gắng dậy từ 4h sáng lo việc cơ quan và quán cơm.

Gần hai tháng gồng gánh quán cơm, ngoài những giờ làm việc chính Dương còn đi làm thêm đủ việc để có thêm kinh phí. Nhiều người quen ngỏ ý hỗ trợ tiền phụ quán cơm nhưng anh đều từ chối. "Mọi người góp thực phẩm thì mình nhận chứ tôi không kêu gọi kinh phí hỗ trợ quán cơm. Mình là thanh niên, vai dài sức rộng vẫn còn đủ sức để gồng gánh", anh nói.

Dương kể, nhiều lúc anh cũng cảm thấy đuối vì có ngày chỉ được ngủ 2-3 tiếng. Nhưng nghĩ ngoài kia còn nhiều người khó khăn cần bữa cơm 0 đồng của mình, anh lại tiếp tục cố gắng.

"Mình không giàu, chỉ biết là lá rách ít đùm lá rách nhiều", anh bộc bạch.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Việc tốt quanh ta: Chủ quán xứ Thanh mời cậu bé nhặt ve chai ăn tô phở 0 đồng

Đọc thêm

"Tôi mở quán vì trước mình khó khăn cũng được nhận cơm từ thiện" - đó lời bộc bạch của chị Vương Kim Long (36 tuổi), chủ quán cơm từ thiện 2.000 đồng.

Từ hộp cơm từ thiện đến quán cơm chay 2.000 đồng:  'Từ thiện của tôi là sự tử tế'
0 Bình luận

Với tâm niệm, mang sự tử tế để làm đẹp cho đời, anh Lâm Thắng sáng đi làm công nhân, tối về mở lớp học tình thương xóa mù chữ cho trẻ em nghèo.

13 năm 'gieo chữ' ở lớp học 0 đồng của 'thầy giáo công nhân' Lâm Thắng
0 Bình luận

Những bữa tiệc buffet 1.000 đồng dành riêng cho người nghèo được anh Đặng Đức Vinh (28 tuổi) tạo ra sau khi vực dậy được công việc kinh doanh. Anh muốn làm gì đó để "cho đi"...

Nhà hàng buffet giá 1.000 đồng dành cho người khó khăn ở TP.HCM: Cho đi là còn mãi!
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất