An vị tôn tượng Đức Đệ tam Pháp chủ HT Thích Phổ Tuệ
An vị tôn tượng Đức Đệ tam Pháp chủ. Chư tôn đức HĐTS TƯ GHPGVN, chư tôn đức Thường trực Ban Trị Sự GHPGVN thành phố Hà Nội, cùng đại diện môn đồ pháp quyến đã thực hiện nghi thức an vị tôn tượng Đức Đệ Tam Pháp Chủ GHPGVN tại tổ đình Viên Minh.

Tôn tượng Đức Đệ Tam Pháp Chủ được an vị tôn tượng tại chính giữa, hàng thứ tư trong hậu cung tổ đường chùa Viên Minh. Cố Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là vị tổ sư thứ 3 của sơn môn Đa Bảo, một trong những sơn môn lớn nhất của Phật giáo phía Bắc, nên an vị tôn tượng Đức Pháp chủ được xếp hàng thứ tư, dưới đệ nhất và đệ nhị tổ sư sơn môn Đa Bảo.

Tôn tượng Đức Đệ Tam Pháp Chủ GHPGVN được tạc theo tỷ lệ người thật. Tôn tượng được chế tác công phu, tỉ mỉ, đã khắc họa một cách toàn diện chân dung cuộc đời phạm hạnh của Đức Pháp Chủ, toát lên được: Thần thái của một bậc cao tăng chân tu đắc đạo; sự rắn rỏi, an lạc của một thiền sư nông tăng thanh bần thủ đạo; sự khoát thước trong nhân cách của một trang Thích tử uyên thâm Phật pháp;

Sự chứng ngộ, liễu đạt của một bậc côn bằng – cả cuộc đời nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực xa lìa ngũ dục, lục trần; Sự từ bi của một vị Bồ tát tái lai – yêu thương, tôn trọng Phật tính của muôn loài chúng sinh; Sự tận tâm cống hiến cho Đạo Pháp – Dân tộc của một vị sứ giả Như Lai, cả cuộc đời phạm hạnh tu hành thực hành sứ mệnh hoằng dương Phật pháp lợi lạc quần sinh. Vì thế việc an vị tôn tượng đức đệ tam Pháp chủ có ý nghĩa quan trọng với Phật tử trong nước.

Lời khẩn dụ cuối của đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ - bậc chân tu suốt đời sống thanh bần lạc đạo
Đọc thêm
Trước khi viên tịch, Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ từng khẩu dụ, sau khi theo hầu Phật tổ thì không tổ chức tang lễ linh đình, nghi thức hết sức đơn giản, ngắn ngày theo truyền thống đạo Phật và tổ chức tại chùa Viên Minh.
Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào rạng sáng ngày 21/10 tại tổ đình Viên Minh (chùa Ráng).
Đức Phật hiểu ra rằng, thân xác kiệt quệ thì tâm linh cũng suy yếu. Ngài đã từ bỏ con đường khổ hạnh, và chọn con đường khác để đi đến giác ngộ, đi đến giải thoát.