Con nuôi báo ơn – Câu chuyện nhân văn cảm động

“Chịu ơn một giọt, báo ơn một dòng”, 20 năm trước mẹ tôi đêm đứa trẻ mồ côi về nuôi để rồi tuổi già được sống trong viên mãn, hạnh phúc.

Con nuôi báo ơn – Câu chuyện nhân văn cảm động

“Chịu ơn một giọt, báo ơn một dòng”, 20 năm trước mẹ tôi đêm đứa trẻ mồ côi về nuôi để rồi tuổi già được sống trong viên mãn, hạnh phúc.

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó ở nông thôn. Bố mẹ tôi không có con trai nên thường bị người thân, hàng xóm dè bỉu. Ông bà nội không ưa nên 2 chị em tôi từ nhỏ đã phải chịu nhiều thiếu thốn. Đến năm tôi 12 tuổi, bố qua đời vì tai nạn. Sau khi bố mất, gia đình tôi càng trở nên kiệt quệ. Mẹ vất vả làm đủ thức việc chân tay để nuôi hai chị em tôi.

Mẹ là người phụ nữ hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng ông bà nội vẫn không ưa mẹ, thường gây khó dễ cho bà. Dù bích bách, tủi nhục nhưng bà vẫn động viên 2 chị em tôi rằng: “Bố các con đã mất, mẹ cần gì phải quan tâm đến mọi người xung quanh. Mẹ chỉ mong sao cho hai con khỏe mạnh, học hành thành tài là được rồi”.

Vào một tối mùa đông lạnh lẽo, 3 mẹ con tôi nghe thấy tiếng động lạ trong kho chứa củi sau nhà. Mẹ lo lắng có trộm nên đem đèn pin ra sau nhà kiểm tra. Lúc ba mẹ con tôi cùng nhau xuống nhà kho thì phát hiện một đứa trẻ khoảng 8-9 tuổi đang trốn. Thấy chúng tôi, thằng bé bật khóc: “Con không phải kẻ xấu, chỉ là con đang đói bụng quá nên mới làm liều vào nhà kiếm đồ ăn. Xin đừng đánh con”.

Mẹ tôi nghe vậy thì nhẹ nhàng tiến tới, chạm vào trán cậu bé hỏi: “Con ngoan, đừng sợ, có chuyện gì hãy kể với cô”. Lúc đó tôi mới để ý cậu bé mặc một chiếc áo chần bông cũ kỹ, người gầy gò có lẽ do thiếu ăn, trên tay còn rất nhiều vết bầm tím.

Hóa ra cậu bé là người làng bên, cha mẹ mất khi cậu 3 tuổi, sau đó cậu sống với bà ngoại. Nhưng khi lên 8, bà cũng đột ngột qua đời, cậu bé từ đó dọn về sống chung với chú thím nhưng không được yêu thương, thường xuyên bị bạo hành, bỏ ăn. Đói quá nên cậu mới đi trộm đồ ăn.

Mẹ tôi nhìn cậu bé, nói với giọng đầy xót xa: "Không trách con lại gầy như vậy, hoá ra là thường xuyên bị bỏ đói". Cậu bé với đôi mắt đỏ hoe, tay run run, nhỏ giọng nói: "Con xin lỗi vì đã trộm đồ ăn. Xin cô tha thứ cho con". Nói xong, cậu định đứng dậy rời đi nhưng mẹ tôi liền giữ lại. Mẹ nói muốn nhận cậu bé làm con nuôi, sống cùng gia đình tôi để không phải chịu cảnh bị bạo hành, bỏ đói nữa. Cậu bé nghe vậy thì vui mừng lắm, mắt sáng rực nói: "Con cảm ơn cô, con cảm ơn cô nhiều lắm. Khi lớn lên, con nhất định sẽ báo ơn thật tốt cho cô".

Việc nhận nuôi đứa trẻ bị ông bà nội tôi phản đối kịch liệt, bà nội chỉ vào mẹ tôi mắng: “2 con đã chẳng nuôi nổi, giờ lại còn nhận nuôi thêm đứa trẻ không rõ nguồn gốc. Đuổi nó đi ngay, nhà này không dung dưỡng người ngoài".

Vì chuyện này mẹ tôi và bà nội đã có trận cãi vã lớn. Cậu bé thấy vậy nỉ non: "Cô ơi, con sẽ rời đi. Con sẽ không làm phiền cô và gia đình đâu ạ!". Nhưng không hiểu vì sao mẹ tôi cương quyết muốn nhận nuôi đứa trẻ đến như vậy, mẹ đã đưa ra quyết định táo bạo đó là dẫn 3 đứa con bỏ nhà đi.

"Đứa trẻ này thật đáng thương, mẹ đặt tên mới cho em là Viên Viên. Nếu chúng ta không giúp thằng bé, mẹ không tưởng tượng được cuộc sống của nó sau này sẽ khó khăn như thế nào. Người ta nói cứu một mạng người còn hơn xây 7 toà tháp mà,  nên mẹ con mình cùng nhau cố gắng nhé", mẹ tôi ôm 2 chị em tôi nói.

Nhờ lòng tốt và sự rộng lượng của mẹ mà gia đình chúng tôi có thêm một người đàn ông. Và sau này nhờ cậu bé gia đình tôi đã thoát khỏi cảnh bần hàn.

Sau khi thu xếp hành lý xong, mẹ dẫn chúng tôi lên thành phố thuê nhà ở. Mẹ tôi là người chăm chỉ, bà nhìn thấy mảnh đất rộng bị bỏ hoang phía sau nhà nên đã xin chủ nhà dọn dẹp và trồng rau theo mùa ở đó. Thời gian còn lại bà xin vào làm việc trong nhà máy. Để kiếm được nhiều tiền hơn, bà còn nhận thêm việc về nhà để làm. Thấy mẹ con tôi vất vả, chủ nhà thương nên dạy mẹ tôi làm đậu phụ bán. Mẹ khéo tay lại học hỏi nhanh nên chỉ vài ngày là bà đã làm được. Sau đó mẹ tích tiền mở một cửa hàng nhỏ, việc buôn bán ngày càng phát triển, gia đình tôi cũng đỡ vất vả hơn. Cả 3 chị em tôi đều được đến trường học tập. Mẹ vẫn thường nói với chúng tôi rằng: "Tương lai của các con ở phía trước. Việc học là cơ hội tốt nhất đển con thay đổi vận mệnh nên chúng ta không thể từ bỏ bất kỳ cơ hội nào được đến trường".

Viên Viên không phụ lòng mong đợi của mẹ, cậu học hành chăm chỉ, kỳ thi nào cũng đứng đầu lớp. Sau này, em trai tôi tốt nghiệp đại học top đầu, ra trường được nhận ngay vào công ty lớn với mức lương cao, phúc lợi tốt. Còn 2 chị em tôi cũng không phụ lòng mẹ, trở thành giáo viên, công tác gần nhà. Đồng lương của chúng tôi không được bao nhiêu, mọi chi phí sinh hoạt trong nhà phần lớn đều trông cậy vào em trai.

Thấy em làm việc vất vả, tôi thường tâm sự bảo em nghỉ ngơi làm ít thôi thì em cười bảo: "Vì gia đình, em cố gắng bao nhiêu cũng là chưa đủ. Cảm ơn mẹ và 2 chị đã cho em một gia đình ấm áp. Nếu không được mẹ cứu vào năm đó, chắc chắn em không có ngày hôm nay".

Sau này, Viên Viên kết hôn với một cô gái hiền lành, nhân hậu. Cô gái đó cũng rất hiếu thảo với mẹ tôi. Mỗi khi trái gió trở giời, mẹ bị bệnh, em dâu lại sắp xếp công việc để về nhà chăm sóc mẹ phụ 2 chị em tôi.

Một thời gian sau, chị em chúng tôi lần lượt kết hôn, mẹ cũng dọn về sống với vợ chồng Viên Viên. Vào cuối tuần hay những dịp lễ Tết, chúng tôi sẽ về thăm mẹ và các em, cùng quây quần sum vầy bên nhau.

Không ngờ cậu bé năm xưa mẹ cứu sống giờ trở thành trụ cột chính trong gia đình, hiếu thuận với mẹ, thay 2 chị em gái tôi chăm sóc mẹ. Thằng bé đã làm đúng với lời hứa của mình ngày ấy là sẽ báo ơn mẹ khi trưởng thành.

Xem thêm: Gia đình chao đảo khi chồng ra phố - Câu chuyện đáng suy ngẫm