Bi kịch lấy được chồng giàu – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Ngày Thương lấy chồng, cả xóm ai nấy đều suýt xoa khen cô số hưởng, lấy được chồng giàu. Bởi cô sinh ra trong một gia đình nghèo, gia cảnh mấy đời chưa xây được cái nhà lợp ngói, vậy mà lại lấy được chồng giàu ở thành phố hẳn hoi.

Bi kịch lấy được chồng giàu – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Ngày Thương lấy chồng, cả xóm ai nấy đều suýt xoa khen cô số hưởng, lấy được chồng giàu. Bởi cô sinh ra trong một gia đình nghèo, gia cảnh mấy đời chưa xây được cái nhà lợp ngói, vậy mà lại lấy được chồng giàu ở thành phố hẳn hoi.

18 tuổi, Thương theo người quen ra Hà Nội làm giúp việc. Con gái nhà quê, chịu thương chịu khó nên làm giúp việc cho nhà nào cô cũng được chủ nhà yêu mến. Dần dần, Thương trở thành “mối quen”, nhà nào có con nhỏ thuê Thương làm một thời gian, đến khi con đi học thì lại giới thiệu cô đến làm cho nhà người thân, bạn bè.

Cơ duyên Thương quen biết chồng là khi cô được giới thiệu đến làm giúp việc chăm sóc cho bà nội anh bị tai biến nằm liệt một chỗ. Sau 1 năm làm việc, nhờ vẻ ngoài xinh xắn, dịu dàng, tính cách hiền hòa, dễ chịu, lại tận tâm trong công việc nên Thương rất được lòng bố mẹ anh và bản thân anh cũng đem lòng yêu mến. Sau đó, được sự vun vén của bố mẹ, anh đã ngỏ lời yêu đương với Thương.

Mãi đến tận sau này, mỗi khi có dịp nhắc lại người làng vẫn trầm trồ về lễ cuwois của Thương. Lễ ăn hỏi được nhà trai bê đến 7 mâm lễ với đoàn ô tô kéo dài, khiến cả xóm náo nhiệt vô cùng. Lễ cưới lại càng như trong mơ. Thế là mọi người bàn tán xôn xao, bảo nhà chồng Thương giàu lắm, làm đại lý buôn bán gas nhưng đất cát ông bà để lại nhiều, mà ở Hà Nội có đất là tỷ phú rồi. Bằng chứng là sau lễ cưới, vợ chồng Thương đã mang tiền về xây hẳn cho bố mẹ ngôi nhà 5 gian lợp ngói.

Cưới xong, bố mẹ chồng bán đất để lấy tiền mở rộng cửa hàng, tuyển thêm nhân viên. Công việc hàng ngày của thương là dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc mọi người trong nhà và lo cơm nước cho nhân viên. Những việc này đã quá quen thuộc với Thương nên cô cảm thấy tương đối nhẹ nhàng. Vợ chồng cô sống cùng bố mẹ nên mọi chuyện chi tiêu trong nhà đều do một mình mẹ chồng nắm quyền, Thương chỉ việc chăm sóc tốt chồng con, lo nội trợ là được. Cuộc sống bình yên hạnh phúc ấy khiến Thương vui thầm trong lòng, nghĩ cuộc đời mình lấy được chồng giàu đúng là may mắn quá!

Khi 2 con, đứa lên 3 đứa lên 5, bố mẹ chồng mua nhà riêng cho hai vợ chồng Thương dọn ra ngoài. Vì nhà chỉ có 2 đứa con trai nên ông bà bảo sẽ chia đều đất đai cho mỗi đứa. Điều đó cũng có nghĩa vợ chồng Thương sẽ có trong tay tài sản lên đến khoảng hơn chục tỷ đồng.

Sau khi ra riêng, chồng Thương cắt một ít đất bán lấy tiền làm nhà và mở cửa hàng kinh doanh riêng. Công việc của Thương thì vẫn vậy, ở nhà phụ chồng bán hàng, chăm con và lo cơm nước. Cứ nghĩ ra riêng, chồng sẽ để Thương năm kinh tế, lo việc chi tiêu trong gia đình nhưng ai ngờ khi Thương nhắc đến, chồng lạnh lùng nói: “Việc kinh tế tôi sẽ quản. Mỗi thoáng cô cứ xem chi tiêu hết bao nhiêu tối sẽ đưa. Chỉ ở nhà quanh quẩn cơm nước với con cái thì biết cái gì mà kinh với tế”.

Không muốn tranh cãi dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng nên Thương chấp nhận. Ở thành phố sống đủ lâu nên Thương cũng có chút hiểu biết về quyền lợi của người vợ theo pháp luật. Khi chồng bán đất dồn tiền mua thêm mấy mảnh khác để kiếm lời, Thương nhẩm tính sơ sơ, vợ chồng cô hiện có khoảng 4 mảnh đất, đủ để cho con cái sau này làm của ăn của để. Thế là Thương nói đến chuyện đứng tên cùng khi chồng làm giấy tờ đất đai. Đầu tiên là chuyện đứng tên sổ đỏ ngôi nhà mà vợ chồng cô đang ở. Nhưng khi mang giấy tờ về ký, chồng cô gạt phắt tên vợ ra. Thương thắc mắc thì anh bảo đây là đất bố mẹ cho riêng mình con trai nên Thương không có quyền đứng tên trong đó. Thương nghe vậy thì bảo đã là vợ chồng thì phải đứng tên chung, pháp luật quy định thế. Thấy vợ làm căng, chồng gọi bố mẹ sang nói chuyện. Thế là ông bà mắng Thương là tham của, định chiếm của nhà chồng đem về cho bố mẹ đẻ. Đất đai của ông bà thì nghiễm nhiên là để lại cho con trai, con dâu có quyền gì mà đòi sở hữu. Vả lại gia đình chồng đã để cô đói khát ngày nào chưa?.

Thương nghe thế là xót xa vô cùng, nhưng không dám cãi lý với bố mẹ chồng. Thế là cô không được đứng tên bất kỳ mảnh đất nào. Có lần Thương bức xúc quá quyết liệt đòi hỏi thì chồng cô ngang nhiên bảo cô có phần nhưng anh ta cứ không cho cô đứng tên cùng, cô làm gì được. Thân cô thế cô, chẳng lẽ Thương lại làm đơn kiện chồng về tội không cho mình cùng đứng tên cùng sở hữu tài sản? Giả sử có đi kiện đi chăng nữa thì Thương cũng chẳng biết đường biết lối nào mà kiện. Người ta khuyên Thương thôi thì cứ nhịn cho yên cửa yên nhà, tài sản ấy sau này cũng của con, của cháu mình thôi, mất đi đâu mà sợ.

Dù có đấu tranh cũng chẳng thắng được nên Thương đành chấp nhận nghe theo mọi người khuyên, cứ tập trung làm tốt việc nhà, chăm lo chồng con chu đáo thì như các cụ bảo đấy thôi “gái có công chồng không phụ”. Thế nhưng, cái điều mà Thương phập phồng lo sợ bao lâu nay cuối cùng cũng đến, chồng Thương có nhân tình bên ngoài. Dù Thương có ra sức níu kéo thì anh vẫn một lòng một dạ với người thứ ba. Giờ nếu làm căng, vợ chồng ly hôn, cô chẳng được gì mà con cái lại sống trong cảnh gia đình ly tán. Thế là Thương đành nuốt mọi bất hạnh vào lòng, nhẫn nhịn đợi chồng quay về.

Thế nhưng, chồng Thương ngày một lấn tới khi đem hết kinh tế đưa cho “vợ bé”, còn mua cả nhà, xe cho cô ta. Rồi bằng nhiều thủ đoạn, cô ta còn bắt chồng Thương ly hôn vợ để hợp thức hóa danh phận cho mình. Một phụ nữ thân cô thế cô như Thương không biết cách gì để bảo vệ mình, thế là đành bước ra khỏi cuộc hôn nhân với hai bàn tay trắng. Điều đau khổ hơn là khi vợ chồng Thương ly hôn, tòa căn cứ vào điều kiện kinh tế gia đình nên đã giao hai con cho chồng Thương nuôi dưỡng.

Vậy là sau mấy năm lấy chồng giàu, Thương bước ra cuộc hôn nhân khi ngưỡng 40 với hai bàn tay trắng.

Xem thêm: Vỡ mộng chồng giàu – Câu chuyện đáng suy ngẫm