Vì sao Luxembourg được gọi là đất nước của những điều diệu kỳ?

Luxembourg tuy là đất nước nhỏ bé, nhưng nó lại là địa điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất Châu Âu. Nơi đây sở hữu thiên nhiên lãng mạn, cuộc sống yên bình những không kém phần sôi động, các công trình kiến trúc vĩ đại và cổ kính. Không chỉ vậy, nơi đây còn được các tỷ phú trên thế giới chọn làm nơi cất giấu tài sản.

Minh Hằng
15:35 16/11/2021 Minh Hằng
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những điều thú vị ở Luxembourg

Luxembourg có tên chính thức là đại công quốc Luxembourg, thuộc nội địa châu Âu, giáp với Bỉ ở phía Tây, với Pháp ở phía Nam và Đức ở phía Đông. Luxembourg có diện tích chỉ với 2.600 km2, là một trong những quốc gia có chủ quyền nhỏ nhất ở Châu Âu, dành độc lập vào năm 1893 với chặng đường lịch sử khá dài.

Tuy là quốc gia nhỏ bé nhưng Luxembourg có nền kinh tế khá phát triển, thuộc top các nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế gới. Luxemburg cũng là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với vị trí đắc địa cũng như văn hóa vô cùng đặc sắc. Đất nước này là trung tâm quyền lực của Liên Minh Châu Âu EU, Toàn Án kiểm toán châu Âu, Ngân Hàng Đầu tư Châu Âu, Cơ chế ổn định Châu Âu và Ban thư kí của Nghị viện Châu Âu.

nhung-dieu-thu-vi-ve-luxembourg-1

Thủ đô của Luxembourg cũng có tên là Luxembourg, là thành phố lớn nhất của quốc gia này, nơi diễn ra hầu hết các hoạt động quan trọng của đất nước. Mặc dù là thành phố thịnh vượng của thế giới nhưng cuộc sống của người dân nơi đây lại vô cùng bình yên. Dù không sôi động như những địa điểm du lịch khác ở châu Âu khác nhưng Luxemburg mang đến cho bạn những trải nghiệm hòa toàn khác biệt với những cảnh đẹp mê hồn, những lâu đài cổ, những cánh rừng bạt ngàn, những con đường quanh co đầy thơ mộng, hệ thống phương tiện giao thông công cộng vô cùng hiện đại, tiện lợi

Luxembourg có bốn ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Luxembourg, do vậy mà ảnh hưởng bởi nhiều phong tục tập quán từ những truyền thống rất khác nhau. Đây cũng là đất nước hội tụ nhiều tôn giáo phổ biến như: Do Thái, Công giáo Roma, Chính thống giáo, Hồi giáo,…

Những điều đặc biệt ở Luxembourg:

  • Mặc dù đây là một trong những quốc gia quốc gia giàu nhất thế giới nhưng chi phí ở đất nước này lại rẻ hơn nhiều so với các nước châu Âu
  • Đất nước này đang có dự định là trong năm 2020 sẽ miễn phí hoàn toàn phương tiện công cộng
  • Phí xăng dầu ở nước này cũng thấp hơn các nước trong khu vực
  • Luxembourg có nền chính trị ổn định và nằm trong top 10 các nước có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới năm 2016 (theo tổ chức Transparency International).
  • Luxembourg là trung tâm đầu tư lớn thứ 2 trên thế giới (sau Hoa Kỳ), trung tâm ngân hàng tư nhân quan trọng nhất ở khu vực Eurozone, và trung tâm hàng đầu ở châu Âu cho các công ty tái bảo hiểm.
  • Là nước đi đầu trong công nghiệp vệ tinh, truyền thông và công nghệ thông tin

Đất nước được giới siêu giàu chọn để "giấu tài sản"

Luxembourg, với khoảng 600.000 dân, đã tiếp nhận nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn cả Mỹ và Trung Quốc.

Báo cáo của IMF ước tính FDI đổ vào Luxembourg đạt 4.000 tỷ USD, đứng thứ 10 thế giới.

Luxembourg đã mang lại nhiều lợi thế thuế bất hợp pháp cho các doanh nghiệp lớn như “gã khổng lồ” công nghệ Amazon từ năm 2006 và nhà sản xuất ôtô Fiat từ năm 2012.

Tuy nhiên, thay vì phạt Luxembourg, EC chỉ yêu cầu thu hồi các khoản thuế chưa nộp đó.

Một số thiên đường thuế khác được liệt trong báo cáo của IMF gồm có Ireland, một quốc gia thành viên của EU, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), Quần đảo Virgin và Quần đảo Bermuda thuộc Anh, Singapore, Quần đảo Cayman, Thụy Sỹ và Mauritius.

nhung-dieu-thu-vi-ve-luxembourg-2

Trước đó, không có quốc gia EU nào bị liệt vào danh sách thiên đường thuế.

Danh sách thiên đường thuế hiện nay chỉ gồm 8 khu vực, chủ yếu là ở khu vực Thái Bình Dương và quần đảo Caribe.

Theo đó, tỷ phú Bernard Arnault Chủ tịch và giám đốc điều hành của tập đoàn LVMH và danh nhân Amancio Ortega của thương hiệu thời trang Zara, đã đặt tài sản trị giá gần 30 tỉ USD từ máy bay, trực thăng đến vườn nho và khách sạn sang trọng vào các công ty cổ phần nhỏ ở Luxembourg.

Vào tháng 8, nhà tài phiệt người Pháp Bernard Arnault, người khi đó giàu thứ 3 thế giới đã bán 5,5% cổ phần trong nhà bán lẻ Carrefour với giá khoảng 850 triệu USD cổ phiếu thông qua Cervinia Europe, một công ty được đăng ký kinh doanh tại Luxembourg.

Arnault thành lập Cervinia Europe vào năm 2013 và sau đó chuyển nhượng một phần cổ phần tại Carrefour cho một công ty khác có trụ sở tại Luxembourg. Ông thành lập công ty này để nắm giữ cổ phần tại Carrefour vào năm 2007, khi lần đầu tiên ông mua lại 9,1% cổ phần.

Tuy nhiên, đây không phải là tài sản duy nhất của Arnault nằm ở Luxembourg. Ngoài cổ phần tại Carrefour, ông còn sở hữu hơn 20 công ty đặt tại nước này.

Theo Forbes, một số lợi ích đáng chú ý của cách tiếp cận này, nếu Arnault thanh lý Cervinia Europe thì ông sẽ không thể kiếm được gì (bao gồm cả tiền từ việc bán cổ phiếu Carrefour) sẽ bị đánh thuế. Vì Luxembourg không cần phải trả thuế cho cổ tức (nếu công ty mẹ nắm giữ cổ phần trị giá ít nhất 1,4 triệu USD hoặc 10% cổ phần của công ty trong một năm), nên kể từ năm 2007, ông có thể đã nhận được gần 900 triệu USD cổ tức từ Carrefour.

Arnault có thể là người giàu nhất đầu tư thông qua các công ty cổ phần của Luxembourg, nhưng ông không phải là người duy nhất. Luxembourg phổ biến với các tỷ phú và nhà đầu tư giàu có vì không có quy định chặt chẽ, chế độ thuế thuận lợi, số lượng lớn luật sư thuế, kế toán và tư vấn.

Vào tháng 3/2019, các nhà chức trách Luxembourg đã khởi động một cơ quan đăng ký mở để theo dõi những người thụ hưởng của tất cả các công ty theo chỉ thị của Liên minh châu Âu (EU) năm 2016, được thông qua sau khi công bố Hồ sơ Panama. Cơ quan đăng ký đã xác định quyền sở hữu của hơn 140.000 công ty được đăng ký tại một quốc gia này với tổng dân số 626.000 người.

Năm 2021, dự án Báo cáo tham nhũng và tội phạm có tổ chức (OCCRP) với tờ Le Monde của Pháp đã thu thập dữ liệu đăng ký và giúp công chúng có thể tìm kiếm theo tên của một cá nhân. Cùng với Le Monde và dự án OCCRP OpenLux, Forbes đã phân tích cơ sở dữ liệu và phát hiện ra rằng hàng chục tỷ phú thế giới, bao gồm 2 trong số 20 người giàu nhất, nắm giữ tài sản trị giá hàng tỉ USD trong các công ty cổ phần ở Luxembourg.

Tài sản của các tỷ phú, trước đây không được báo cáo và nằm trong các công ty, bao gồm các khách sạn sang trọng ở dãy núi Alps của Italy và đảo Saint Barth ở Caribe, các vườn nho ở Pháp, bến du thuyền trên bờ biển Adriatic, cũng như cổ phiếu của các công ty không đại chúng và bất động sản trên các lục địa khác nhau trị giá ít nhất 29 tỉ USD.

Jan Fichtner, một nghiên cứu viên cao cấp tại Đại học Amsterdam, người nghiên cứu về các trung tâm tài chính nước ngoài, cho biết: "Luxembourg có một khu vực xám nơi các cá nhân sử dụng các công ty để lưu trữ một số tài sản của họ. Ở đó có sự ổn định chính trị và các cơ chế pháp lý tốt".

nhung-dieu-thu-vi-ve-Luxembourg-2
Ông trùm hàng hiệu Pháp, tỷ phú Bernard Arnault. (Ảnh: Reuters)

Ngoài ra, Luxembourg có các hiệp ước về thuế với một số quốc gia, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga và tất cả các thành viên EU, khiến quốc gia này trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư đang cố gắng giảm gánh nặng thuế.Bên cạnh đó, Luxembourg là một trong những nơi đầu tiên đặt Eurobonds - nơi thu hút các tập đoàn lớn và các gia đình giàu có, làm tăng mức độ phổ biến của việc nắm giữ và dẫn đến sự phát triển rực rỡ của ngành dịch vụ tài chính nước này.

Forbes đã xác định cách chính mà các tỷ phú đầu tư vào tài sản nước ngoài thông qua Luxembourg. Chẳng hạn như Arnault và nhà tài phiệt Tây Ban Nha Amancio Ortega, nắm giữ cổ phần trong các công ty đại chúng, công ty không đại chúng hoặc bất động sản thông qua các công ty Luxembourg, lợi dụng việc miễn thuế cổ tức của nước này.

Trong khi, những người khác, như doanh nhân Nga Mikhail Prokhorov và tỷ phú người Mỹ gốc Italy John Elkann, sở hữu các tài sản nhỏ hơn như khách sạn hoặc công ty tư nhân thông qua các công ty Luxembourg và đôi khi thanh lý chúng (không phải trả thuế) khi bán cổ phần.

Đối với các tỷ phú có công ty lớn ở Luxembourg, lợi ích chính là tái đầu tư miễn thuế từ cổ tức và lãi vốn vào các tài sản khác. Tái đầu tư cho phép các nhà đầu tư được miễn thuế hoàn toàn đối với cổ tức. Đồng thời, việc thành lập một công ty ở Luxembourg không quá tốn kém.

Theo Tom Townsend, giám đốc điều hành của Open Ownership, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về quản trị doanh nghiệp minh bạch, cần từ 5-10 triệu USD để tạo một pháp nhân và chuyển tiền qua đó.

Thực tế là những người giàu nhất thế giới đã nắm giữ tài sản trong nhiều thập kỷ ở những nơi như Luxembourg hay Nam Dakota (Mỹ) mà khó có thể theo dõi được.

Đọc thêm: Khi giới siêu giàu Hàn Quốc cam kết cho đi phần lớn tài sản

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận