Bộ ảnh có "1 - 0 - 2" về kiến trúc cầu ngói “thượng gia, hạ kiều” trên mọi nẻo đường đất Việt xưa

Cầu ngói là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam để nói về một kiểu cầu có mái che lợp ngói, còn gọi là “thượng gia hạ kiều”, là hình thức kiến trúc giao thông truyền thống đặc biệt ở nước ta. Về thể loại, cầu ngói thuộc loại cầu có mái che (covered bridge).

Minh Hằng
17:06 03/11/2021 Minh Hằng
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trước đây, cầu ngói là một dạng công trình khá phổ biến ở những nơi giao thương sông nước, nhưng bởi nhiều lý do mà chúng bị phá hủy, hiện nay chỉ còn lại với số lượng trên đầu ngón tay, trong đó có Chùa Cầu, cầu Thanh Toàn được bảo tồn tốt để phục vụ du lịch, còn một số cầu khác đang bị xuống cấp và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, sự bảo vệ đúng cách. Cầu ngói là di sản kiến trúc giao thông rất đáng quý mà cha ông đã để lại cho chúng ta, cần sự nghiên cứu có hệ thống và nghiêm túc, nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị của chúng.

Dưới đây là bộ ảnh hiếm về những cây cầu ngói khi xưa trải khắp mọi nẻo đất Việt:

bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-1
Cầu Chùa Hội An khi xưa
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-2
Hình ảnh cầu Chùa Hội An được in trên tờ Hai mươi nghìn đồng
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-3
Cầu chùa Hội An 1903
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-4
Cầu chùa Hội An 1903
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-5
Cầu Chùa năm 1918
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-6
Chùa Cầu ở Hội an do người Nhật xây dựng năm 1593

Chùa Cầu ở Hội an do người Nhật xây dựng năm 1593.

Tại Faifo (Hội An), vào thời này, có hẳn hai khu vực cư ngụ và buôn bán riêng biệt; một khu vực của người Hoa và một khu vực của người Nhật, chia cách nhau bởi chiếc cầu Nhật Bản có mái che do người Nhật xây dựng năm 1593, nay vẫn còn nguyên trạng. Cầu lợp ngói để che mưa nắng cho người lưu thông trên đó nên vào thời kỳ đầu, cư dân địa phương gọi một cách đơn giản là Cầu Ngói, về sau, căn cứ vào sự hiện diện của một ngôi chùa nhỏ trên cầu, người ta gọi chung là Chùa Cầu. Riêng người Pháp gọi là Pont japonais (cầu Nhật Bản) hay Pont couvert (cầu có mái che).

bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-7
Rue de Khai Dinh, nay là đường Nguyễn thị Minh Khai. Con đường ở phía tây Chùa Cầu, khu phố của người Hoa
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-8
Cầu Chùa Hội An – do các thương nhân người Nhật góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 nên còn được gọi là Cầu Nhật Bản

Năm 1719, trong dịp vào thăm Hội An, Chúa Nguyễn Phúc Chu đã đặt tên “Lai viễn kiều” cho Chùa Cầu ngụ ý rằng cây cầu như một biểu tượng của chính sách ngoại giao, thương mại cởi mở, luôn cầu khách phương xa đến (một tài liệu của người Pháp đã nhầm khi viết rằng người đến thăm cầu là vua Lê Hiển Tông, do sự trùng hợp giữa miếu hiệu Hiển Tông của vua Lê và miếu hiệu Hiển Tông của chúa Nguyễn Phúc Chu).

Ở một đầu cầu Nhật Bản , người Nhật đắp tượng hai con chó bằng đất trong tư thế ngồi xổm, đầu cầu bên kia là tượng hai con khỉ. Căn cứ vào chi tiết này, một vài tài liệu giải thích rằng cầu được khởi công xây dựng vào năm Thân và hoàn thành vào năm Tuất, tức hai năm sau đó. Lời giải thích trên hoàn toàn sai lạc, vì cầu được xây dựng vào năm 1593 (chi tiết này không bị ai phản bác) là năm Quý Tỵ, không liên quan gì đến các năm Thân, Dậu, Tuất cả.

bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-9
Cầu Nhật Bản, tức Cầu Chùa, xưa và nay
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-10
Cầu Chùa Hội An, khoảng đầu thế kỷ 20

Riêng ngôi chùa nhỏ trên cầu có tên là Bắc Đế Trấn Vũ, thờ một viên tướng Tàu, còn được gọi là Huyền Thiên Đại đế, do các bang hội người Hoa ở Minh Hương xã lo việc thờ cúng. Hàng năm, lễ hội dành cho vị thần này diễn ra vào ngày 20 tháng 7 âm lịch. Căn cứ vào những chữ đại tự trên rầm cầu, được biết vào năm Gia Long thứ 16 (1817), các quan lại, bô lão, bang trưởng và cư dân làng Minh hương đã tiến hành việc trùng tu cầu. Công việc này được tiếp tục vào những năm 1823, 1875 và đến năm 1915, một cuộc trùng tu toàn diện chiếc cầu được tiến hành với những chi tiết trang trí còn tìm thấy ngày nay. Ngôi chùa nhỏ bị hư hại trong một cơn bão trước đó vài năm, đến những tháng đầu năm 1917 mới được tái thiết.

bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-11
Cầu Chùa Hội An, khoảng đầu thế kỷ 20
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-12
Cầu Chùa Hội An, năm 1955
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-13
Cầu Chùa Hội An, khoảng đầu thế kỷ 20
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-14
Cầu Chùa Hội An, khoảng đầu thế kỷ 20. Đầu cầu hướng tây trước là Rue de Khai Dinh nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-15
Cầu ngói chùa Lương, Nam Định thập niên 1920 – Cầu có mái che xây dựng trong thời nhà Lê

Cầu ngói chùa Lương

Thuộc tỉnh Nam Định, cầu ngói chùa Lương thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu. Cầu bắc ngang sông Trung Giang, cách chùa Lương khoảng 100m.

Toàn bộ cầu gồm 9 gian, với 40 cột tròn, tất cả bằng gỗ lim, hai bên hai dãy hành lang dài làm ghế nghỉ chân. Cầu được bắc trên 18 cột đá hình vuông to đẹp; với hệ thống cột xà dầm, bố cục chặt chẽ, gia công tỉ mỷ, đạt trình độ kỹ thuật, mỹ thuật rất cao, khéo léo tạo bộ khung nhà cầu cong cong uốn lượn mềm mại, mái ngói hình mũi hài âm dương trông như con rồng duyên dáng đang vươn mình bay lên.

Cầu tuy chạm, khắc đơn giản song thể hiện hài hoà nét kiến trúc cổ truyền. Hệ thống mái nhà cầu được lợp bằng ngói vảy rồng, có hình mũi hài âm dương, nhìn từ xa sẽ thấy tựa hình con rồng đang vươn mình bay lên. Chính sự mềm mại, uyển chuyển trong lối kiến trúc đã tạo cho cầu ngói chùa Lương sự tinh tế, khác biệt so với những cây cầu ở các nơi khác.

Cầu là nơi đi lại và dừng chân để khách bộ hành nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước, làng quê.

bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-16
Cầu ngói chùa Lương, Hải Hậu, Nam Định
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-17
Cầu ngói chùa Lương, Hải Hậu, Nam Định
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-18
Cầu ngói chùa Lương, Hải Hậu, Nam Định
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-19
Cầu ngói chùa Lương, Hải Hậu, Nam Định Được xây dựng từ thế kỷ 15, trải qua hàng trăm năm tồn tại, cầu vẫn giữ được vẻ ban đầu. Sàn cầu làm bằng gỗ lim, rộng 2m. Ngày nay nó vẫn phục vụ cho các mục đích dân sinh.
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-20
Cầu ngói chùa Lương, Hải Hậu, Nam Định Ban đầu cầu được lợp mái bằng cỏ, sau nhiều lần tu sửa nâng cấp cầu mới được lợp ngói. Cầu được trùng tu lớn vào các năm 1922 và 2011 xong vẫn giữ nguyên phong cách kiến trúc ban đầu.
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-21
Cầu ngói chùa Lương, Hải Hậu, Nam Định Hệ thông cột kèo, thượng lương, hoành rui, xà máng gia công tỷ mỷ đạt trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao, mái lợp ngói nam khéo léo.
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-22
Cầu ngói chùa Lương, Hải Hậu, Nam Định Ban đầu cầu được lợp mái bằng cỏ, sau nhiều lần tu sửa nâng cấp cầu mới được lợp ngói .
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-23
Cầu ngói chùa Lương, Hải Hậu, Nam Định Cầu Ngói chùa Lương được тнιết kế theo lối kiến trúc “Thượng gia hạ kiều” (trên nhà dưới cầu) là một trong những công trình nghệ thuật độc đáo, qua thời gian vẫn giữ được nét cổ xưa.
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-24
Cầu ngói chùa Lương, Hải Hậu, Nam Định Người thợ ngõa, nề, mộc xưa nhờ tính sáng tạo cùng bàn tay tài hoa đã tạo nên cây cầu duyên dáng uyển chuyển tựa con rồng bay lên.
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-25
Cầu ngói chùa Lương, Hải Hậu, Nam Định Mái ngói vảy rồng vừa kín nước nhưng cũng vừa thông thoáng.
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-26
Cầu ngói chùa Lương, Hải Hậu, Nam Định Cầu được xây dựng trên trên 18 cột đá vuông xếp thành 6 hàng gánh 6 vì, đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu.
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-27
Cầu ngói chùa Lương, Hải Hậu, Nam Định Phần mộc của cầu ngói chùa Lương tuy chạm khắc không cầu kì nhưng  тнể hiện rất rõ lối kiến trúc gỗ thuần Việt.
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-28
Cầu ngói chùa Lương, Hải Hậu, Nam Định – Vẻ đẹp cây cầu ngói từ thế kỷ 15
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-29
Cầu Ngói Nam Định – Xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-30
Cầu Ngói Nam Định – Xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-31
Cầu có mái che trước chùa Thầy ở Sơn Tây, vùng lân cận Hà Nội
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-32
Chùa Thầy – Đường lên chùa Cao (HÀ TÂY) – Tranh lụa của Trần Duy, năm 1922

Chùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.

bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-33
Chùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-34
Chùa Thầy năm 1920-1929
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-35
Cầu có mái che trong sân Chùa Thầy, Sơn Tây năm 1920-1929
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-36
Cầu mái che ở Sơn Tây năm 1895
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-37
Cầu mái che ở Huế năm 1904
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-38
Cầu mái che ở làng ‘Trach Moi” ở phía tây sông Đáy, gần thị trấn Phùng của tỉnh Sơn Tây, cách Hanoi khoảng 20km. Tranh khắc theo hình chụp ngày 6-4-1884 bởi BS Hocquard khi ông đi theo đoàn quân Pháp tiến đánh thành Sơn Tây do quân Cờ Đen chiếm đóng.
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-39
Cầu mái che ở làng ‘Trach Moi” ở phía tây sông Đáy, gần thị trấn Phùng của tỉnh Sơn Tây, cách Hanoi khoảng 20km.
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-40
Cầu mái che ở làng ‘Trach Moi” ở phía tây sông Đáy
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-41
Cầu mái che ở Phát Diệm, Ninh Bình
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-42
Cầu mái che ở Phát Diệm, Ninh Bình
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-43
Cầu mái che ở Kim Sơn, Ninh Bình. Nằm trên đường từ Ninh Bình đến Phát Diệm
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-44
Cầu mái che ở Kim Sơn, Ninh Bình. Nằm trên đường từ Ninh Bình đến Phát Diệm
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-45
Cầu mái che ở Kim Sơn, Ninh Bình năm 1967
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-46
Cầu mái ngói xưa ở Phát Diệm năm 1930
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-47
Cầu mái ngói xưa ở Phát Diệm 1898
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-48
Cầu Mái che ở Sơn Tây năm 1895
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-49
Cầu Mái che ở Sơn Tây
bo-anh-co-mot-khong-hai-ve-nhung-cay-cau-thuong-gia-ha-kieu-tren-moi-neo-duong-dat-Viet-xua-50

Đọc thêm: Những "báu vật" thời bao cấp gây thương nhớ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận