Tại sao bọ ngựa cái có thói quen ăn thịt con đực sau khi giao phối?

Một nghiên cứu của Hiệp hội Hoàng gia Anh đã chỉ ra, có tới 25% những con bọ ngựa đực bị bạn tình ăn thịt ngay sau khi "ân ái".

Thùy Nguyễn
12:00 22/10/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi nhìn những con bọ ngựa, người ta ấn tượng ngay tới bàn chân trước hình lưỡi liềm vô cùng “uy lực”, có thể hạ gục con mồi bất cứ lúc nào. Đáng sợ hơn, cặp chân trước này còn được dùng làm vũ khí kiếm ăn của những con bọ ngựa cái trong quá trình giao phối. Đối tượng tấn công không phải là những con mồi bình thường như ruồi, muỗi hay côn trùng khá mà chính là những con bọ ngựa đực - bạn đời của chúng.

Ăn thịt bạn tình (Sexual cannibalism) là một thuật ngữ chuyên môn dùng để mô tả cho hiện tượng này, ám chỉ hành vi tấn công và săn bắt bạn tình trước, trong hoặc sau khi giao phối của các loài sinh vật. Thông thường, con đực sẽ là con mồi để con cái tấn công. 

tai-sao-bo-ngua-cai-co-thoi-quen-an-thit-con-duc-sau-khi-giao-phoi-2

Trong số các loài sinh vật có thói quen này, hành vi ăn thịt bạn tình của bọ ngựa có thể coi là nổi tiếng nhất. Trong số 2.400 loài bọ ngựa thì có 38 loài được ghi nhận với hành vi này; 7 trong số chúng có hành vi ăn thịt bạn tình trước khi quá trình giao phối được diễn ra. Điều này có nghĩa, cuộc “ân ái” vẫn chưa kết thúc, thậm chí còn chưa diễn ra thì đầu của con đực đã nằm gọn trong bụng của con cái rồi. 

Đây là chế độ ăn trong giao phối của nhiều loài bọ ngựa và đã quá nhiều người quen thuộc với điều này. Dù nhận thức rõ, bọ ngựa đực vẫn sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình để được giao phối với con cái. Tuy nhiên, không phải con nào cũng “chịu đựng” như thế. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện một con bọ ngựa đốm vô tình du nhập vào New Zealand từ Nam Phi đã bắt đầu thực hành kỹ năng đặc biệt để có thể sống sót khỏi “móng vuốt” của con cái.

tai-sao-bo-ngua-cai-co-thoi-quen-an-thit-con-duc-sau-khi-giao-phoi-3

Đôi chân trước hình lưỡi liềm của chúng trông có vẻ mạnh mẽ trong việc tìm kiếm thức ăn và hạ sát bạn tình nhưng cũng có lúc nó lại không được hữu dụng cho lắm. Về cơ bản, các kỹ năng phòng thủ của nó chỉ giới hạn ở việc ngụy trang, bảo vệ bản thân nhờ màu sắc cơ thể. Nếu không tác dụng, nó sẽ kích hoạt hàng loạt biện pháp khác như sợ hãi, bỏ chạy và giả vờ chết.

Nếu những điều trên đều không hiệu quả, bọ ngựa vẫn còn một chiêu khác chính là phát triển khả năng nghe sóng siêu âm để tránh bị dơi săn mồi. Dơi là loài có thị lực kém, dựa vào sóng siêu âm để định vị thức ăn. Nhờ khả năng nghe sóng siêu âm, bọ ngựa sẽ canh thời gian rồi rơi theo hình xoắn ốc để tránh bị dơi tấn công. Thông thường, khi dơi càng tới gần thì sóng siêu âm càng cao.

Bọ ngựa vốn là loài săn mồi, con mồi của chúng là những loài chân đốt. Những lúc lười biếng, chúng sẽ nằm mai phục ở đâu đó, đợi con mồi đi qua rồi tấn công. Nhờ thói quen ăn uống đa dạng, con mồi của bọ ngựa cũng phong phú theo, từ ếch, thằn lằn đến chim nhỏ, các loài cá và thậm chí là đồng bọn. Bởi vậy, việc bọ ngựa cái ăn thịt con đực cũng là chuyện bình thường. 

Việc ăn thịt bạn tình giúp con cái bổ sung thêm protein, một lượng lớn sẽ được chuyển sang trứng mà con đực vừa mới thụ tinh. Nói cách khác, bọ ngựa con sẽ được thêm chất dinh dưỡng từ chính người cha xấu số của mình. Một nghiên cứu năm 1994 đã chỉ ra, có tới 13-28% bọ ngựa đực bị ăn thịt trong quá trình giao phối. Tuy nhiên, Nathan Burke, một nhà nghiên cứu khoa học sinh học tại Đại học Auckland ở New Zealand cho biết, tỷ lệ này có thể lên tới 60%. 

tai-sao-bo-ngua-cai-co-thoi-quen-an-thit-con-duc-sau-khi-giao-phoi-4

Nhà nghiên cứu này phát hiện, bọ ngựa đốm đực thường xuyên xuất hiện trước khi giao phối, tức là những con cái chỉ quan tâm đến việc săn mồi mà không đoái hoài gì tới vấn đề giao phối. Bên cạnh đó, trứng của những con bọ ngựa đốm cái cũng có thể sản sinh ra con cái mà không cần thụ tinh. Tức là, chúng có thể sản sinh dị tính, thế nên trong mắt chúng những con đực chỉ đơn thuần là thức ăn mà thôi. 

Do đó, những con đực đã hình thành kỹ năng giao phối mà không bị ăn thịt. Chúng sẽ nhẹ nhàng tiếp cận những con cái từ phía sau, dùng hai càng quặp chặt con cái rồi giao phối. Việc này khiến bọ ngựa cái bị thương nặng ở bụng nhưng vết thương không gây tử vong, nó chỉ khiến con cái yếu đi, từ đó tạo cơ hội cho con đực chạy thoát. 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, hành động này lại vô tình gây hại cho con cháu của chúng. Thông thường, những con bọ ngựa chỉ có tuổi thọ 1 năm, con cái sẽ chết ngay sau khi sinh ra bọc trứng. Nếu con cái bị thiếu protein, bọc trứng đó sẽ không thể nở. Do đó, nếu không ăn thịt con đực trong khi giao phối, rất có thể chúng sẽ không duy trì được nòi giống và cả mẹ con đều phải chết.  

Xem thêm: Phát hiện loài cá mập tiến hóa thêm chân, có thể "đi bộ" ở vùng nước nông để săn mồi

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận