Phát hiện loài cá mập tiến hóa thêm chân, có thể "đi bộ" ở vùng nước nông để săn mồi

Loài cá mập này có thể sử dụng vây ngực và vây bụng linh hoạt giống như đôi chân của con người để săn mồi ở vùng nước nông.

Thùy Nguyễn
10:00 14/10/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ít người biết rằng, tất cả sự sống trên đất liền ngày nay đều bắt nguồn từ đại dương. Do đó, nhiều người băn khoăn, liệu có loài cá nào đang tiến hóa để chuyển khu vực sinh sống từ đại dương lên bờ hay không?

Để trả lời câu hỏi này, Tổ chức bảo tồn quốc tế cùng Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp, bảo tàng lịch sử tự nhiên Floria và Viện khoa học Indonesia, Bộ thủy hải sản Indonesia đã tiến hành một nghiên cứu kéo dài 12 năm. Họ phát hiện có một loài cá mập ở gần Australia và New Guinea đã dần tiến hóa để thích nghi với môi trường sống trên cạn. 

phat-hien-loai-ca-map-tien-hoa-them-chan-de-di-bo-san-moi-2

Cụ thể, loài cá mập này đang trong giai đoạn tiến hóa nhằm thích nghi với việc thủy triều xuống. Chúng được biết đến với tên gọi “cá mập tre”, không gây nguy hiểm cho con người. Loài cá mập này hay săn bắt những con cá nhỏ và động vật không xương sống ở vùng nước nông.

Thực tế, cá mập vốn là loài nguyên thủy và cổ đại. Theo những mẫu hóa thạch được tìm thấy, trong 400 triệu năm qua đã có hơn 1.200 con cá mập xuất hiện. Hầu hết chúng đều chưa tiến hóa nhiều nên nhiều loài được coi là những hóa thạch sống. Thế nhưng nghiên cứu trên lại mang lại kết quả bất ngờ khi phát hiện có 9 loài cá mập epaulette ở vùng biển ven biển gần phía bắc Australia và New Guinea. 

phat-hien-loai-ca-map-tien-hoa-them-chan-de-di-bo-san-moi-4

Mỗi khi thủy triều rút, chúng sẽ dùng vây ngực và vây bụng “đi bộ” ở vùng nước nông, tìm kiếm con mồi như tôm, cua và cá nhỏ ở trong rạn san hô. Chúng được cho là phân nhánh từ tổ tiên cách đây 9 triệu năm. Khoảng 2 triệu năm trước, loài mới nhất có thể đã tiến hóa để có thể đi bộ dưới đáy biển, cho phép chúng kiếm ăn dưới đá và san hô.

phat-hien-loai-ca-map-tien-hoa-them-chan-de-di-bo-san-moi-3

Những con vật có chiều dài trung bình khoảng 100cm, sống chủ yếu trong các rạn san hô nông. Thoạt nhìn, loài cá mập này giống như tắc kè đi dạo hơn là loài săn mồi dưới đáy đại dương. Đặc biệt, khả năng chịu đựng môi trường oxy thấp và đi trên vây giúp chúng có lợi thế vượt trội hơn những loài giáp xác nhỏ và động vật thân mềm. 

Theo các nhà nghiên cứu, những con cá mập có thể đi lại bằng vây trong môi trường ít oxy là do chúng đã ở khu vực riêng biệt cách đây hàng triệu năm, sau đó phát triển thành loài mới. Bên cạnh đó, có thể đại dương thay đổi cùng với sự lên xuống của dòng nước biển, dòng hải lưu và sự thay đổi nhiệt độ nên cá mập epaulette phải nhanh chóng thích nghi với môi trường. 

phat-hien-loai-ca-map-tien-hoa-them-chan-de-di-bo-san-moi-1

Những con cá mập này tương đối nhỏ nên việc chúng “lên bờ” cũng không đe dọa gì tới con người. Thậm chí, con người có thể đe dọa ngược lại cá mập với mục đích giết thịt và có thể khiến chúng tuyệt chủng trước khi thích nghi hoàn toàn với cuộc sống trên cạn. Hoặc con người có thể đưa chúng đến vườn thú, phòng thí nghiệm... 

Xem thêm: Cá mập cắt bánh quy: Khi ngoại hình không hề đáng yêu như tên gọi

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận