Những sự thật và đồn thổi sai lệch về khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Hơn 1000 năm qua, có rất ít tài liệu nói về cuộc khởi nghĩa của dân Việt Lạc vào đầu thế kỷ thứ nhất dương lịch do Hai Bà Trưng lãnh đạo.
Hầu hết những gì được ghi chép là được trích dẫn từ sách vở Trung Hoa - tức là phía đối nghịch thời đó. Do đó, những tài liệu này luôn thiếu xác thực và nhiều chủ quan, chưa kể thêm chuyện có những lời lẽ xuyên tạc, không đúng sự thật.
Thời gian gần đây, nhờ những phát hiện ở Việt Nam và vùng đất Lạc Việt xưa, đặc biệt qua các đền thờ và thần tích giúp chúng ta hiểu hơn nhiều khía cạnh về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vang danh một thời.
Tại sao gọi là khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Đã từ lâu, danh xưng Hai Bà Trưng là để chỉ 2 chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Quả thực, cả 2 chị em đều đứng lên khởi nghĩa cứu nước cứu dân nhưng theo sử sách, chỉ có bà Trưng Trắc là nhận quyền lãnh đạo toàn cuộc khởi nghĩa.
Còn bà Trưng Nhị dù là bậc kỳ tài nổi tiếng đương thời, đóng góp nhiều công lao xuất chúng nhưng chỉ nhận tước Công chúa Bình Khôi. Do đó, dù là khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhưng chỉ có Trưng Chị là được các anh hùng nghĩa sĩ đương thời tôn lên làm lãnh đạo, đại diện cho toàn dân.
Vì chủ trương đồng hóa và xóa bỏ mọi dấu vết nên sử sách bên Trung đã giấu kín mọi thông tin về cuộc khởi nghĩa, đặc biệt là khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Bởi vậy mà ngày nay chúng ta vẫn không có danh xưng chính thức của Trưng Chị khi lên ngôi. Tuy nhiên, với những phát hiện về vùng đất cai trị và ảnh hưởng của bà thì có thể xác định được bà là người đứng đầu của cả 2 vùng Việt Lạc Đồng Đình và Việt Lạc Lĩnh Nam.
Thái thú Tô Định tàn ác khiến dân lầm than
Do việc xua quân áp đặt quan lại của Hán Quang Vũ, cuộc sống của người dân khắp vùng Việt Lạc, từ Đồng Đình qua Lưỡng Quảng tới sông Hồng bỗng bị xáo trộn. Bên cạnh đó, giặc tham ô tàn ác, luật lệ mới hà khắc, nhiều sắc thuế mới, thái thú Tô Định càng khiến tình hình thêm tồi tệ, dân thêm lầm than.
Bởi vậy, toàn thể dân Việt Lạc đều sẵn sàng vùng dậy. Nhờ ưu thế của vùng sông Hồng cùng với mối liên kết và chủ động của 2 vùng Mê Linh và Châu Diên (quê của vợ chồng Trưng Trắc và Thi Sách), cộng thêm việc thái thú Tô Định giết hại Lạc tướng Thi Sách và truyền thống mẫu hệ mấy ngàn năm của Việt Lạc đã khiến Trưng Trắc lãnh đạo người dân đứng lên và trở thành thủ lĩnh.
Động cơ quật khởi của Hai Bà Trưng là gì?
Theo như sách vở Trung Hoa, Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam là người đất Mê Linh. Bên ngoại của bà thuộc dòng dõi Vua Hùng, bên nội là dòng dõi Lạc Tướng. Khi bà kết hôn với Thi Sách cũng dòng dõi Lạc Tướng và người vùng Châu Diên.
Cũng theo sách vở Trung Hoa, do thái thú Tô Định giết chồng nên Trưng Trắc đã nổi dậy đánh đuổi Tô Định, sau đó đóng đô tại Mê Linh. Sách vở Trung Hoa nhấn mạnh khía cạnh “báo thù chồng” của Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam mà giảm nhẹ tinh thần vì dân vì nước của bà cũng như toàn bộ dân Lạc Việt thời bấy giờ. Không những thế, nhiều nữ tướng khác cũng được gán ghép cho các lý do tương tự như: Công chúa Thánh Thiên được ghi là trả thù cho cậu, bà Cao Thị Liên ghi là rửa thù cho cha còn nhiều nữ tướng khác cũng ghi vì thù chồng.
Ngoài ra, sử sách Trung Hoa cũng ghi nhiều chi tiết nhấn mạnh tính tham tàn bạo ngược của Tô Định. Dù đây là sự thật nhưng cũng là một cớ để đánh lạc hướng động cơ quật khởi thật sự của dân Việt Lạc. Tất cả các quan cai trị thất bại đều được sử sách Trung Hoa lấy lý do là tham lam và tàn độc. Họ đổ tội những kẻ thất bại để “chạy tội” cho toàn thể truyền thống và dã tâm xâm lược của mình.
Tuy nhiên, một số sách của Trung Hoa như Hậu Hán Thư, Việt Kiều Thư, An Nam chí nguyên cũng phải ghi là: “Vì thái thú Giao Chỉ là Tô Định lấy pháp luật mà ràng buộc nên Trưng Trắc oán giận mà làm phản”.
Hậu Hán Thư còn có câu: “Trưng Trắc là con gái Lạc tướng ở Mê Linh, vợ người huyện Châu Diên tên là Thi Sách, rất hùng dũng”.
Xem thêm: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Lần đầu tiên người Việt và người Chăm cùng chung chiến tuyến
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận